Vị tướng già- Bài thơ khắc họa Vị Đại tướng

doc4 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vị tướng già- Bài thơ khắc họa Vị Đại tướng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vị tướng già*- Bài thơ khắc họa Vị Đại tướng
Nhân những ngày Quân & dân cả nước nhớ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp-Người vừa mới ra đi “về cõi vĩnh hằng”, NST giới thiệu một bài thơ xúc động về Đại tướng
Những đối thủ của ông đã chết từ lâuBạn chiến đấu cũng chẳng còn ai nữaÔng ngồi giữa thời gian vây bủaNghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mìnhBàn chân đi qua hai cuộc chiến tranhGiờ chậm rãi lần theo dấu gậyĐôi bàn tay nhăn nheo run rẩyĐã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thùTrong góc vườn mùa thuCây lá cũng như ông lặng lẽTám mươi tuổi ông lại như đứa trẻNở nụ cười ngơ ngác thơ ngâyÔng ra điVà...Ông đã về đâyĐời là cuộc hành trình khép kínGiữa hai đầu điểm đi và điểm đếnLà một trời nhớ nhớ với quên quênNhững vui buồn chưa kịp gọi thành tênCõi nhân thế mây bay và gió thổiBầy ngựa chiến đã chân chồn, gối mỏiĐi về miền cát bụi phía trời xaRu giấc mơ của vị tướng giàCó tiếng khóc xen tiếng cười nức nởMột chân ông đã đặt vào lịch sửMột chân còn vương vấn với mùa thu. 
 Anh Ngọc (1994)
(*) Theo nhà thơ Anh Ngọc, bài thơ này đã được ông viết vào mùa thu năm 1994 sau một lần được cùng nhà văn Lê Lựu và nhà thơ Trần Đăng Khoa đến diện kiến và lắng nghe những câu chuyện của Đại Tướng tại tư gia của người.
Đi cùng Lê Lựu và Trần Đăng Khoa, khi cả hai đều được giao nhiệm vụ viết bài cho chuyên mục Đối thoại hàng tháng của Tạp chí VNQĐ, trong khi bản thân Anh Ngọc không có nhiệm vụ gì. Nhưng trước một sự kiện như vậy, Anh Ngọc đã đặt bút và viết lên những dòng thơ đó từ sự cảm nhận chân thực của con tim.


Đại Tướng Võ Nguyên Giáp gặp gỡ và trò chuyện với Trần Đăng Khoa, Lê Lựu và Anh Ngọc. (Ảnh nguồn: Anh Ngọc)
Nhân đây cũng cung cấp thêm vài thông tin về nhà thơ Anh Ngọc và 1 tác phẩm để đời của ông
Anh Ngọc tên thật là Nguyễn Đức Ngọc, sinh vào mùa thu năm 1943 tại Nghi Lộc, Nghệ An. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, ông giảng dạy ở Trường Thương nghiệp rồi trở thành lính thông tin liên lạc và từng là phóng viên Báo Quân đội nhân dân, biên tập viên của tạp chí Văn nghệ quân đội.

Anh Ngọc nổi tiếng  từ chùm thơ được giải nhì cuộc thi Báo Văn nghệ 1972-1973 trong đó có bài thơ "Cây xấu hổ" sáng tác vào ngày 31-5-1972 tại mặt trận Quảng Trị. Xin chép lại bài này :
Bờ đường 9 có lùm cây xấu hổ Chiến sĩ đi qua ai cũng mỉm cười Giữa một vùng lửa cháy bom rơi Tất cả lộ nguyên hình trần trụi Cây xấu hổ với màu xanh bối rối Tự giấu mình trong lá khép lim dim Chiến sĩ qua đây ai cũng bước rất êm Khi bất chợt thoảng một bàn chân lạ Cây vội vã nhắm nghìn con mắt lá Nhựa dồn lên cành khẽ ngả như chào Người ra rồi bóng dáng cứ theo sau Anh lính trẻ bỗng quay đầu tủm tỉm Cây đã hé những mắt tròn chúm chím Đang thập thò nghịch ngợm nhìn theo Phút lạ lùng trời đất trong veo Anh nghe có tiếng reo thầm gặp gỡ Nhiều dáng điệu thoáng qua trong trí nhớ Rất thân quen mà chẳng gọi nên lời Giữa một vùng lửa cháy bom rơi Cây hiện lên như một niềm ấp ủ Anh lính trẻ hái một cành xấu hổ Ướp vào trong trang sổ của mình Và chuyện này chỉ cây biết với anh.


PHH sưu tầm và giới thiệu – Nguồn TL: tổng hợp từ Internet



File đính kèm:

  • docBài thơ Vị tướng già.doc
Đề thi liên quan