Văn nghị luận về nghị lực sống

docx36 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1783 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Văn nghị luận về nghị lực sống, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn nghị luận về nghị lực sống
Trong cuộc đời thăng trầm, mỗi người cần phải tự trang bị cho mình những kĩ năng sống nhất định. Trong cuộc sống không phải lúc nào ta cũng được hạnh phúc, sẽ có những lúc ta cần phải có ý chỉ và nghị lực để vượt qua những khó khăn, thử thách cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải vượt qua. Nhưng ta cũng cần phải hiểu rằng những khó khăn thử thách đó chúng ta vẫn có thể vượt qua được nều chúng ta cố gắng và có đủ nghị lực để vượt qua. Giống như câu nói của Nguyễn Bá Học : “Đường đi khó không khó vì ngăn song cách núi mà khó vì long người ngại núi e sông”.

Câu nói đã mở ra cho ta suy nghĩ về nghị lực sống. Nếu ta xem cuộc đời này là một con đường dài thì những khó khăn thử thách sẽ là những ngọn núi cao, những con sông dài bắt buộc chúng ta phải vượt qua. Nhưng dù cho sông có dài núi có cao thì khi con người có ý chí, nghị lực sống thì chắc chắn sẽ vượt qua được. Ta có thể hiểu nghị lực sống là những cố gắng quyết tâm vượt qua những thử thách trước mắt. Trái lại, khi chúng ta làm một công việc tuy là không khó khăn nhưng với bản chất lo sợ thất bại thì công việc đó sẽ không đi đến thánh công. Cũng như câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh:
 
“Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắc làm nên.”
 
Như vậy, ta có thể thấy được câu nói của Nguyễn Bá Học là hoàn toàn đúng. Nghị lực sống là một trong số những con đường nhanh nhất dẫn đến thành công của mội người.Con đường đời sẽ không làm phụ lòng những người biết vươn lên trong cuộc sống. Người có nghị lực sẽ tìm được con đường đi đến thành công dù là con đường đó là chông gai, khó khăn. Mỗi người sẽ có một con đường đời của riêng mình nhưng điểm chung là tất cả mọi con đường đều có những lúc lên lúc xuống, lúc êm đếm, lúc khó khăn. Chúng ta phải luôn sẵn sang đối mặt với những gian nan ấy. Tất cả những khó khăn sẽ không là vấn đề to lớn nếu ta bình tĩnh suy nghĩ và có đủ quyết tâm để vượt qua nó. Từ cuộc sống thực tế ta có thể thấy những gia đình khó khăn sau một thời gian làm việc vất vả, cố gắng dành dùm , có nghị lực để vượt qua những gian khổ trước mắt thì sau một thời gian, cuộc sống sẽ mang lại cho họ những thành công. Cũng có thể lấy ví dụ từ trong ghế nhà trường, một học sinh có khả năng tiếp thu bài kém nhưng khi người học sinh ấy có nghị lực để quyết tâm chăm chỉ học tập thì kết quả sẽ được cải thiện. Như vậy ta thấy được tầm quan trọng của nghị lực sống đối với nhựng ai mún đi đến được thành công.
 
Nhưng trong thực tế không phải ai cũng có đủ nghị lực đề vượt qua thử thách. Đó là những con người đáng chê trách. Thất bại không phải là mất tất cả, khi chúng ta thất bại thì phải cố gắng đứng dậy. Chính nghị lực sống sẽ giúp chúng ta đứng dậy. Nhưng ngày nay khi gặp phải thử thách, nhiều người đã chọn cách buông xuôi thay vì cố gắng đứng lên. Một loại người khác trong xã hội ngày nay là chưa làm việc đã sợ thất bại vì những khó khăn mà công việc đặt ra. Đường đời sẽ càng chông gai nếu những ai nghĩ rằng khó khăn sẽ không vượt qua được. chúng ta cứ thử một lần bước qua những thủ thách, đối mặt với khó khăn thì chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua được vì nghị lực sẽ làm nên tất cả.
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình những kĩ năng sống cần thiết. Đặc biệt là nghị lực sống, cách tốt nhất để vượt qua khó khăn và là một trong những hướng đi nhanh nhất dẫn đến thành công. Bên cạnh đó, gia đính cũng phải tạo điều kiện để mỗi cá nhân đối mặt với những thử thách và va chạm trong cuộc sống. Đễ mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình hơn, rèn luyện được tính tự lập, và ý chỉ thép để đối mặt với mọi khó khăn. Còn những ai chưa bao giờ đối mặt với khó khăn thì phải tự mình rèn luyện cho mình có một ý thức vươn lên và vượt qua thử thách.
 
Như vậy, trên đường đời đầy gian nan thử thách, mỗi người phải có nghị lức sống để vượt qua tất cả, “nghị lực sống sẽ mở ra cho chúng ta những con đường đi đến thành công!”
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Cảm nghĩ nhật kí trong tù
Không có một bậc vĩ nhân nào lại không có lòng nhân ái. Đọc tập thơ “Nhật kí trong tù” của Bác, tất cả những người có hiểu biết đều nhận đinh thống nhất: Bác là một bậc Đại nhân, là người có lòng thương yêu con người mênh mông.
Lòng thương yêu con người của Bác là tinh thần nhân đạo Cộng sản, đó là tinh thần nhân đạo mới mẻ mà Bác mang lại cho dân tộc và nhân loại. Ông Trường Chinh cũng cho rằng: “Một điểm nổi bật nhất trong đạo đức Hồ Chủ Tịch là lòng thương người”.

Tình thương người của Hồ Chí Minh không phải là lòng thương người siêu giai cấp mà có quan điểm nội dung và giai cấp cụ thể, đó là tình thương người của giai cấp vô sản, nó rất khác với tinh thần bác ái của tôn giáo, yêu thương an ủi con người và khuyên con người hãy thụ động chờ đợi hạnh phúc ở thế giới xa xôi hoặc kiếp sau. Đó cũng không phải là tình thương có ý nghĩa ban phát của giai cấp quý tộc, của những người sống trên tiền của.
 
Giá trị của “Nhật kí trong tù” phong phú về nhiều mặt. Nhà thơ Hoàng Trung Thông thâu tóm ở hai điểm rất chủ yếu: chât thép và tình người.
 
“Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”
 
Tố Hữu nhận xét: “Bấy lâu người ta chỉ hiểu người chiến sĩ cách mạng là thép ở mũi nhọn chiến đâu. Trong tập thơ này ta hiểu rõ thêm người cộng sản là tình. Tình ở đây là tình yêu thương đất nước, cuộc sống và con người. Chủ yếu ở đây chúng ta tìm hiểu, khai thác tình cảm với con người”.
 
Trong tù Bác cũng chịu khổ ải như bất kì tù nhân nào. Mà Bác thì đã già, bị tù trong hoàn cảnh cô độc, nhưng Người đã quên đi nỗi đâu của riên mình mà đem lòng thương yêu những người bạn tù mà Bác gọi là nạn hữu.
 
Có thể nói trong đám tù nhân ở nhà lao Quảng Tây, Bác là người cô độc hơn ai hết, nhưng chỉ nhìn thấy vợ của một người bạn tù đến thăm chồng là Bác đã xúc động, Bác diễn tả nỗi lòng thương yêu của mình đối với vợ chồng người bạn tù trong một bài thơ đặc sắc:
 
“Anh đứng trong cửa sắt
Em đứng ngoài cửa sắt
Gần nhau trong tấc gang
Mà biển trời cách mặt
Miệng nói chẳng nên lời
Nói lên bằng khóe mắt
Chưa nói lên tuôn đầy
Tình cảnh đáng thương thật.”
 
Dù sao thì vợ chồng người bạn tù còn được an ủi, vậy mà con người cô độc này lại đem lòng thương “gần nhau trong tấc gang. Mà biển trời cách mặt” thật ra thì họ đã được gần nhau trong gang tấc. Còn “biển trời cách mặt” là biển của tình yêu thương mênh mông của Bác đối với những con người bất hạnh.
 
Trên con đường giải tù, nhìn thấy người phu làm đường cực khổ dưới nắng mưa, Bác động lòng thương và ghi lại thành thơ:
 
“Dãi gió dầm mưa chẳng nghỉ ngơi
Phu đường vất vả lắm ai ơi
Ngựa xe hành khách thường qua lại
Biết cảm ơn anh được mấy người”.
 
Tại sao Bác lại cảm động với người phu làm đường kia. Có lẽ Bác cũng là một người “phu làm đường” cho nên dễ thông cảm với người phu làm đường kia đang vất vả với cong đường hành khách qua lại.
 
“Tôi khổ sở vì đang kiến trúc con đường cho nhân loại, con đường cách mạng”. Đó là sự đồng cảm của hai người “trúc lộ phu” cho nên tình thương càng sâu sắc, thấm thía.
 
Nhiều bài thơ trong “Nhật kí trong tù” cũng biểu hiện sự cảm thông đối với những người nông dân:
 
“Khắp chốn nông dân cười hớn hở
Đồng quê vang dậy tiếng ca vui”
 
Vào nhà lao Tân Dương nghe tiếng khóc của một đứa trẻ, Bác vô cùng xúc động tưởng chừng như đứa trẻ muốn nói với Bác qua tiếng khóc trẻ thơ:
 
Oa…! Oa…! Oa…!
Cha trốn không đi lính nước nhà
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi,
Phải theo mẹ đến ở nhà pha.
 
Âm thanh non nớt đó kể lể với Bác một điều cay đắng trong ngàn điều cay đắng trên đời. Tiếng khóc non tơ đó đã bật ra từ sự dồn nén của tầng tầng phi lí. Nhà thơ đã tự sự trong cái không thể tự sự được. Dường như đứa trẻ biết đây là ông chủ bút tờ báo “Người cùng khổ” nên mới bật ra tiếng khóc kể lể như vậy. Trong những người bất hạnh Bác gặp trong tù, Bác đặc biệt thương mến nhi đồng và phụ nữ. Trên kia ta thấy được niềm thôn cảm của Bác đối với người phụ nữ có chồng mới bị bắt lính và giờ đây chúng ta lại hiểu thêm được tấm lòng yêu thương của Bác trong tiếng khóc của người góa phụ trong bài thơ “Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng”:
 
“Hỡi ôi! Chàng hỡi, hỡi chàng ơi!
Cơ sự vì sao vội lánh đời?
Để thiếp từ nay đâu thấy được
Con người tâm ý hợp mười mươi”
Ở trong tù, nửa đêm nghe tiếng khóc của một người thiếu nữ mà biết được đó là tiếng khóc “người bạn đời, tâm đầu ý hợp” thì đấy là cái lỗ tai đặc biệt của ông chủ bút “Người cùng khổ”.
 
Trong tù, Bác còn chứng kiến những cảnh ngộ thương tâm. Một người tù cờ bạc nằm bên Bác vì đói rét bị nhà tù hành hạ chết thảm thương:
 
“Thân anh da bọc lấy xương.
Khổ đau, đói rét hết phương sống rồi,
Đêm qua còn ngủ bên tôi
Sáng nay anh đã về nơi suối vàng!”.
 
Đây là một cái chết hai lần oan nên Bác càng thương cảm. (Oan thứ nhất là đánh bạc không đáng vào tù vì trong tù đánh bạc công khai, oan thứ hai là phải chết trong đói rét thê thảm)
 
Có một bài thơ đã kết đọng lại hai dòng tình cảm lớn của Bác là tình thương và lòng yêu nước “Người bạn tù thổi sáo”. Bác thương người bạn tù nhớ quê hương da diết trong âm điệu sầu não. Bác cũng là người cùng hội cùng thuyền, Bác cũng đang có tâm trạng nhớ quê hương đất nước nên tiếng sáo của người bạn tù cũng là tiếng lòng của Bác:
 
“Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu
Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu
Muôn dặm quan hà khuôn xiết nỗi
Lên lầu ai đó ngóng trông nhau”.
 
Qua “Nhật kí trong tù”, ta thây rõ tấm lòng của Bác: nhân hậu, giàu yêu thương và luôn có cách xử thế ân tình. Người luôn tìm cách giúp đỡ mọi người trong khả năng của mình và tỏ lòng biết ơn ai đó giúp mình. Trong hoàn cảnh lẫn lộn, bề bộn Người vẫn luôn phân biệt sáng tỏ người tốt kẻ xấu, người đáng thương người đáng trọng. Giá trị nhân đạo của “Nhật kí trong tù” góp phần quan trọng tạo nên bền vững của tác phẩm.
 
Xin dẫn ra đây hai nhận xét của các nhà học giả về tinh thần nhân đạo của Hồ Chí Minh trong “Nhật kí trong tù” :
 
“ “Nhật kí trong tù” là tiếng nói vút lên từ chỗ tối tăm mù mịt ấy mà lại là tiếng nói chứa chan tình nhân đạo nên tự nhiên cũng là tiếng nói kết tội những bóng tối dày đặc đang đè nặng lên kiếp sống của người ta. Giữa bao nhiêu tối tăm dày đặc, ánh sáng vẫn ngời lên, ánh sáng của lòng thương người và yêu đời vô hạn” (Hoài Thanh)
 
“Tôi cũng nhận thấy với tấm lòng khâm phục tràn đầy rằng ngay trong nhà tù Người cũng có thể thương xót những người khác và luôn nghĩ đến những nguyên tắc của chủ nghĩa nhân đạo”.

Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trình tìm hiểu,nhận thức,tích lũy và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức thì phải học hỏi: học trong sách vở,học từ thực tế cuộc sống.
Ông cha ta xưa kia đã nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn,tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ,động viên con cháu : “Đi một ngày đàng,học một sàng khôn”.
 

Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ,lạc hậu.Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong lũy tre xanh,ranh giới của cộng đồng làng xã.Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng.Số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi.Vì vậy mà trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp và khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.
 
Tuy vậy,trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ,lạc hậu,vẫn lóe lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết.”Đi một ngày đàng,học một sàng khôn”.Chỉ cần “đi một ngày đàng” (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được “một sàng khôn”.Đây là hình ảnh cụ thể,gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người.Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời,bởi trên khắp các nẻo đường đất nước,nơi nào cũng có vô vàn những điều hay,điều lạ.
 
Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu,ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên : “Làm trai cho đáng nên trai-Phú Xuân cũng trải,Đồng Nai cũng từng”;”Làm trai đi đó đi đây-Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”.Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng,cần thiết và đáng khuyến khích.
 
Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn,đạt hiệu quả cao hơn,giúp ích cho gia đình,xã hội được nhiều hơn.Hiểu biết càng nhiều,con người càng có cách xử thế đúng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.
 
Trong giai đoạn đổi mới hiện nay,việc học tập để mở mang nhận thức và hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách.Muốn xóa bỏ tình trạng lạc hậu,muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới,chúng ta chỉ có một con đường là học : “Học,học nữa,học mãi” như lời Lenin đã dạy.Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay,lẽ phải,những điều thiết thực,bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước.Không nên học theo điều dở,điều xấu,có hại đến bản thân,gia đình và xã hội.
 
Hiện nay,việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa.Ai cũng có quyền tự do đi lạ,học hành,kể cả ra nước ngoài.Học hỏi bằng con đường tham quan,du lịch;học hỏi bằng con đường du học…Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm,những kiến thức khoa học mới mẻ,tiên tiến của nhân loại,nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.
 
Học hỏi không phải là chuyện ngày một,ngày hai mà là chuyện của cả đời người.”Học ở trường,học trong sách vở,học lẫn nhau và học ở cuộc sống”.Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người.Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao.Có tri thức,chúng ta mới làm chủ được bản thân,mới đóng góp hữu ích cho gia đình,xã hội.”Học vấn làm đẹp con người”-đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta.Câu tục ngữ : “Đi một ngày đàng,học một sàng khôn” là lời khuyên quý báu của người xưa;đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp

nghị luận xã hội Lí tưởng là ngọn đèn soi sang

Cuộc sống ngày càng vận động và phát triển theo chiều hướng mới. Để tồn tại và có một cuộc sống bền vững thì mỗi người chúng ta cần phải có một phương hướng sống nhất định, một lí tưởng mà ta sẽ hướng tới để thực hiện trong suốt cuộc đời. Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi đã nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Vậy cuộc sống sẽ ra sao nếu mỗi người không có lí tưởng xác định?Cuộc đời sẽ ra sao nếu mỗi người chỉ sống vì những mục đích không rõ ràng và chỉ cho bản thân mình? 

Thoạt đọc qua, ta sẽ cảm thấy câu nói trên hơi khó hiểu. “Lí tưởng” là gì? Đó chính là cái đích của cuộc sống mà mỗi con người khát khao đạt được. Còn “ngọn đèn”, đó là một vật dùng để thắp sáng vào ban đêm, nhờ có nó mà ta thấy được rõ đường đi và những vật xung quanh. “Phương hướng kiên định” chính là mục tiêu, là đường lối xác định sẽ thực hiện một cách quyết tâm và không thay đổi. "Cuộc sống" là cuộc đời thực tiễn của mỗi người, nhưng đó sẽ là cuộc đời có ý nghĩa, cuộc đời tươi đẹp khi mà con người sống chứ không phải tồn tại. Cuộc sống đó là thành quả rực rỡ của một cuộc sống có lí tưởng. Qua đó, ta thấy câu nói của Lép Tôn-xtôi mang một ‎nghĩa rất rõ ràng: sống trên đời, mỗi con người cần phải có riêng cho mình một lí tưởng sống, đó chính là ngọn đèn chỉ phương rõ ràng nhất. “Lí tưởng” rất quan trọng với chúng ta. Vì nếu sống mà không có lí tưởng thì chúng ta sẽ khó mà xác định những việc nên làm, còn nếu có xác định được thì cũng không có quyết tâm để thực hiện cho tới nơi chốn. Như trong học tập, nếu không chắc chắn mục tiêu học để làm gì thì khi gặp khó khăn, ta dễ buông xuôi và không chịu cố gắng. Bên cạnh đó, khả năng thực hiện sai hướng hay cảm thấy khó khăn hơn khi không xác định được lí tưởng là rất lớn. Chẳng hạn ta muốn trở thành bác sĩ nhưng không xác định được là sẽ trở thành bác sĩ gì, thì khi dấn thân vào con đường học vấn ta sẽ cảm thấy lạc lõng với chính mục tiêu mình đề ra. Và cuộc sống sẽ tẻ nhạt biết bao khi con người ta sống thiếu “lí tưởng”. Thiếu lí tưởng, ta dễ nản chí, ta dễ cảm thấy buồn chán với chính cuộc đời của mình. Vậy một người có lí tưởng là người như thế nào? Đó chính là người luôn xác định rõ mục tiêu sống và tận tuỵ với những việc mà mình cần hoàn thành, thể hiện rõ thái độ quyết tâm vươn tới sự hoàn thiên bản thân, mong muốn cống hiến cho sự nghiệp chung. Hơn thế nữa đó là một người sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng của mình, chấp nhận sự thất bại và khó khăn để đạt đến cái đích cuối cùng của cuộc đời. Đôi khi lí tưởng của một người chỉ là kiếm được việc làm ổn định và có một gia đình đầm ấm nhưng để thực hiện được thì người đó cũng phải trải qua nhiều khó khăn. Và dù cho đó chỉ là một lí tưởng tưởng chừng như rất đơn giản nhưng vẫn xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ những người xung quanh. Vì người đó đã có được lí tưởng riêng để thực hiên chứ không như nhiều người sống hơn nửa cuộc đời vẫn chưa biết đâu là lí tưởng của đời mình và vẫn còn đang quẩn quanh…Ngày 5-6-1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi với một lí tưởng suốt đời “tìm ra con đường giải phóng đất nước, quyết tâm vì Tổ quốc độc lập, vì dân tộc Việt Nam tự do và bền vững”. Đó cũng chính là lí tưởng của tất cả thanh niên trong thời chiến. Nhưng ngày nay khi đất nước ta đã hoàn toàn độc lập và đang trên đà phát triển nhanh thì lí tưởng của thanh niên đã khác đi rất nhiều. Tất nhiên mỗi thanh niên sẽ có cho mình một lí tưởng riêng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh sống, địa vị và cách sống của mỗi người nhưng nếu lí tưởng đó chỉ phục vụ cho lợi ích của bản thân thì đó không hoàn toàn là lí tưởng mà đó chính là lối suy nghĩ ích kỉ và cá nhân. Vì thế thanh niên ngày nay cần có một lí tưởng chung là: không ngừng phấn đấu vì một đất nước Việt Nam “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Mà muốn có được những lí tưởng có ‎ nghĩa cho bản thân và cho xã hội như vậy thì mỗi người nhất là thanh niên học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã xác định được cho mình mục đích của việc học tập, phân biệt được mục đích đó là đúng hay sai và xác định xem khả năng của mình có thực hiện được hay không. Bên cạnh đó cần biết lắng nghe lời khuyên của những người xung quanh như cha mẹ, thầy cô để có một “phương hướng kiên định” cho chính mình. Một xã hội sẽ phát triển vững bền khi có những con người có chung một lí tưởng cao đẹp là sống vì Tổ quốc, vì mọi người. 
 
Câu nói của Lép Tôn-xtôi đã để lại nhiều ‎nghĩa thật sâu sắc và đầy tính nhân văn khi ông đã nhấn mạnh sự quan trọng của lí tưởng đối với mỗi người qua việc ví lí tưởng với phương hướng kiên định và cuộc sống. Cuộc sống ngày càng khác đi, mỗi người chúng ta cần có một lí tưởng để thực hiện trong cuộc đời, em cũng vậy, em sẽ luôn phấn đấu để hoàn thành lí tưởng của mình: trở thành một công dân có ích cho xã hội, đóng góp sức mình vì sự nghiệp chung của dân tộc. Để mỗi ngày trôi qua, sẽ có thêm một ngày mới được chiếu sáng bởi lí tưởng cuộc đời..
nghị luận xã hội về tầm quan trọng của việc học

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng : “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu : “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc : “Bất học bất tri lí” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).
Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.
 
Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.
 
Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.
 
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp.
Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.
 
Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia ?. Như vậy là có biết bao kién thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.
 
Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.
 
Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
 
Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc.
 
Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ… Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.
 
Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là : “Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.
 
Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích… dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.
 
Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.
 
Tri thức loài người mênh mông như biển cả (“Bể học vô bờ”). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy : “Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lenin cũng từng khuyên thanh niên : “Học ! Học nữa ! Học mãi !”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới. 
nghị luận xã hội về tiền bạc và hạnh phúc

Có bao giờ bạn tự hỏi:Tiền bạc là gì mà bao kẻ mù quáng theo đuổi, hạnh phúc là gì mà bao người khát khao, hi vọng. Hai điều dó tuêongt chừng không gắn bó gì với nhau nhưng lại tạo nên một mối quân hệ chặt chẽ, mật thiết trong cuộc sống.

Hạnh phúc là cảm giác sung sướng , mãn nguyện vì cảm thấy hoàn toàn đạt được những gì mong muốn, còn tiền bạc là những đồng tiền dùng để chi tieu và sử dụng. Giữa tiền bạc và hạnh phúc có một mối quan hệ khăng khít với nhau.
Tiền bạc có tầm ảnh h

File đính kèm:

  • docxboi duong van 8 hay 2014.docx
Đề thi liên quan