Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh 9 về lai 2 cặp tính trạng

doc14 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh 9 về lai 2 cặp tính trạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II. LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
A. DI TRUYỀN PHÂN LI ĐỘC LẬP
1. Thí nghiệm
Cho hai thứ đậu hà lan thuần chủng về 2 cặp tính trạng tương phản: hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn được F1 đều có hạt vàng, trơn. Cho F1 tự thụ phấn thu được 556 hạt thuộc 4 loại KH:
315 vàng, trơn ≈ 9/16
 108 xanh, trơn ≈ 3/16
 101 vàng, nhăn ≈ 3/16
 32 xanh, nhăn ≈ 1/16
- Xét riêng cho từng cặp tính trạng: 
+ Vàng/ xanh = 416/140 ≈ 3/1 
	+ Trơn/ nhăn = 423/133 ≈ 3/1
Như vậy, mỗi cặp tính trạng đều tuân theo định luật phân li và không phụ thuộc vào nhau, Tỉ lệ mỗi loại kiểu hình bằng tích số của các tỉ lệ những tính trạng hợp thành nó trong thí nghiệm lai một tính:
 	 + vàng, trơn = ¾ vàng x ¾ trơn = 9/16
 	+ xanh, trơn = ¼ xanh x ¾ trơn = 3/16
 	+ vàng, nhăn = ¾ vàng x ¼ nhăn = 3/16
 	+ xanh, nhăn = ¼ xanh x ¼ nhăn = 1/16
 Kết quả thí nghiệm: “Lai hai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản, di truyền độc lập với nhau cho F2 có tỉ lệ mỗi loại KH bằng tích các tỉ lệ hợp thành nó”.
2. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
Vì F2 có tỉ lệ từng cặp tính trạng như sau: 
+ Vàng/ xanh ≈ 3/1, chứng tỏ màu hạt do một gen chi phối và hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Quy ước: gen A quy định hạt vàng, gen a quy định hạt xanh. 
	+ Trơn/ nhăn ≈ 3/1, chứng tỏ dạng hạt do một gen chi phối và hạt trơn trội hoàn toàn so với hạt nhăn. Quy ước: gen B quy định hạt trơn, gen b quy định hạt nhăn.
	F2 có tổng tỉ lệ KH là 9 hạt vàng, trơn + 3 hạt vàng, nhăn + 3 hạt xanh, trơn + 1 hạt xanh, nhăn = 16. Tổng tỉ lệ KH này là tương ứng với 16 tổ hợp giao tử.
	16 tổ hợp giao tử ở F2 là kết quả thụ tinh của 4 loại giao tử đực với 4 loại giao tử cái của F1. Các loại giao tử này có tỉ lệ ngang nhau đều bằng ¼. 
	Để cho 4 loại giao tử thì F1 phải dị hợp 2 cặp gen, chúng phân li độc lập và tổ hợp tự do với nhau trong quá trình phát sinh giao tử (các gen tương ứng như A và a, B và b phân li độc lập nhau, còn các gen không tương ứng tổ hợp tự do với nhau. Kết quả là tạo ra 4 loại giao tử AB, Ab, aB, ab). 
Từ những lập luận trên ta có: 
+ KG của P là: Hạt vàng trơn thuần chủng: AABB
	 Hạt xanh, nhăn thuần chủng: aabb
+ KG của F1, dị hợp 2 cặp gen : AaBb
Ta có SĐL: P: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn
	AABB aabb
	 GP: AB	 ab
	 KGF1: 	AaBb
	 KHF1: Toàn hạt vàng, trơn
	F1: AaBb 	x	AaBb
	 GF1: ¼ AB,¼ Ab,¼ aB,¼ ab 	¼ AB,¼ Ab,¼ aB,¼ ab
	KGF2: 1 AABB: 2AABb: 2AaBB: 4 AaBb:1 AAbb:2 Aabb:1 aaBB:2 aaBb:1 aabb
	KHF2:
♀ ♂
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB (Vàng,trơn)
AABb(Vàng,trơn)
AaBB(Vàng,trơn)
AaBb(Vàng,trơn)
Ab
AABb(Vàng,trơn)
AAbb(Vàng,nhăn)
AaBb(Vàng,trơn)
Aabb(Vàng,nhăn)
aB
AaBB(Vàng,trơn)
AaBb(Vàng,trơn)
aaBB(xanh,trơn)
aaBb(xanh,trơn)
ab
AaBb(Vàng,trơn)
Aabb(Vàng,nhăn)
aaBb(xanh,trơn)
aabb(xanh,nhăn)
Khi nhóm các KG ở F2 theo thứ tự trong KG có:
+ Có mặt cả 2 loại gen trội: 9/16 A-B-: 	9 hạt vàng, trơn
+ Có mặt 1 loại gen trội A và 1 loại gen lặn b: 3/16 A-bb: 3 Vàng, nhăn
+ Có mặt 1 loại gen lặn a và 1 loại gen trội B: 3/16 aaBb: 3 xanh, trơn
+ Có mặt cả 2 loại gen lặn: ¼ aabb: 	1 xanh, nhăn
 Nội dung của định luật phân li độc lập: “Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập nhau trong quá trình phát sinh giao tử”.
 Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập: 
- Định luật giúp ta giải thích một trong những nguyên nhân làm xuất hiện các BDTH vô cùng phong phú ở các loài sinh sản hữu tính bằng gia phối và làm gia tăng tính đa dạng của sinh giới.
- BDTH là nguồ nguyên liệu vô cùng quan trọng trong chọn giống và là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự tiến hóa của sinh giới.
 Một số công thức tổ hợp: Gọi n là số cặp gen dị hợp (phân li độc lập) thì:
+ Số loại giao tử là 2n
+ Số hợp tử là 4n
+ Số loại KG là 3n
+ Số loại kiểu hình là 2n (trường hợp trội hoàn toàn)
+ Tỉ lệ phân li KG là (1+2+1)n
+ tỉ lệ phân li KH là (3+1)n (trường hợp trội hoàn toàn)
 Giới thiệu một vài cách xác định tỉ lệ KG ở F2 
Cách 1: Lập khung Pennet
Cách 2: nhân trực tiếp các loại giao tử đực và cái
VD: Lai 2 cơ thể đều dị hợp 2 cặp gen AaBb cho 4 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau: ¼ AB,¼ Ab,¼ aB,¼ ab
=> Tỉ lệ KG ở F2 là: (¼ AB,¼ Ab,¼ aB,¼ ab) (¼ AB,¼ Ab,¼ aB,¼ ab)
= 1/16 AABB + 2/16AABb + 1/16Aabb + 2/16AaBB + 4/16AaBb + 2/16Aabb + 1/16aaBb + 1/16aabb
Cách 3: Nhân tỉ lệ KG của từng cặp tính trạng ở F2 với nhau: 
Tỉ lệ KG ở F2: (¼ AA + 2/4 Aa + ¼ aa) (¼ BB + 2/4 Bb + ¼ bb)
= = 1/16 AABB + 2/16AABb + 1/16Aabb + 2/16AaBB + 4/16AaBb + 2/16Aabb + 1/16aaBb + 1/16aabb.
4. Biến dị tổ hợp
a Khái niệm: Biến dị tổ hợp là biến dị làm xuất hiện KH khác cá thể đem lai do sự tổ hợp lại một cách ngẫu nhiên các tính trạng phân li độc lập.
b. Cơ chế hình thành BDTH:
- BDTH hình thành trong giảm phân: Gen tồn tại trong cơ thể thành từng cặp. Khi giảm phân tạo giao tử có hiện tương phân li của 2 gen trong mỗi cặp gen, mỗi gen đi về một tế bào giao tử khác nhau. Khi xét cùng luccs nhiều cặp gen độc lập với nhau, số tổ hộ giao tử là rất lớn. Hay nói cách khác quá trình giảm phân đã tạo nên sự đa dạng của các giao tử.
VD: Cặp gen Aa cho 2 loại giao tử, hai cặp gen AaBb cho 4 loại giao tử = 22, 3 cặp gen AaBbCc cho 8 loại giao tử = 23Tương tự với n cặp gen độc lập, sự phân li độc lập đã cho 2n loại giao tử.
- BDTH hình thành trong thụ tinh: Khi các giao tử phối hợp ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh thì số tổ hợp KG hình thành qua thụ tinh lại càng lớn hơn nữa.
Giả sử, cho lai cá thể cái cho 2n giao tử với giao tử đực cho 2m giao tử thì sự thụ tinh ngẫu nhiên đã cho 2n+m loại KG. Từ các loại KG này khi biểu hiện thành KH sẽ xuất hiện nhiều KH khác P tạo thành BDTH.
Từ các công thức tổ hợp cho thấy, sự di truyền độc lập là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự đa dạng về KG và phong phú về KH, làm xuất hiện nhiều BDTH ở những loài sinh sản hữu tính. 
c. Ý nghĩa của BDTH.
- Làm tăng tính đa dạng của sinh vật
- Là nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình chọn giống và tiến hóa
5. Tại sao ở các loài sinh sản giao phối (hữu tính), BDTH thường phong phú hơn những loài sinh sản vô tính? 
Vì: + Ở loài giao phối (nêu cơ chế hình thành BDTH ở trên)
 + Ở loài sinh sản vô tính, cơ chế hình thành cơ thể mới đều bắt đầu từ một cơ thể mẹ ban đầu (tức là không có hiện tượng giảm phân phân tạo giao tử và thụ tinh tạo thành hợp tử mới) nên chỉ tạo ra những cơ thể có cùng KG, KH -> Do đó không xuất hiện BDTH. 
PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
BÀI TOÁN THUẬN: Biết tính trội, lặn, kiểu hình của bố mẹ à tìm con lai.
Cách giải: gồm 4 bước như lai một tính trạng
B1: Xác định tính trội lặn và quy ước gen (nếu đề bài chưa cho quy ước)
B2: Xác đinh quy luật di truyền dựa vào tỉ lệ KH đời con: Nếu tích tỉ lệ từng cặp tính trạng đem lai bằng tỉ lệ KH mà bài toán cho thì các tính trạng đó di truyền độc lập.
B3: Xác định KG của bố mẹ
B4: Lập SĐL
Dựa vào tỉ lệ KH ở đới con để biện luận KG
1. Bố mẹ thuần chủng, tương phản về 2 cặp tính trạng thì F1 đồng tính trội về cả tính trạng
2. Xác định tỉ lệ KG, KH ở đời con thì ta dùng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó (tức là lần lượt lấy tỉ lệ riêng của từng cặp đem nhân với nhau)
- P dị hợp 2 cặp gen cả bố và mẹ thì: AaBb x AaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb)
+ Tỉ lệ KG F1: (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb) 
+ Tỉ lệ KH F1: (3 vàng: 1 xanh)(3 trơn: 1 nhăn)
- P dị hợp 2 cặp gen 1 bên, 1 bên đồng hợp lặn: AaBb x aabb
+ Tỉ lệ KG F1: (1Aa:1aa)(1Bb:1bb) 
+ Tỉ lệ KH F1: (1vàng:1xanh)(1trơn:1nhăn)
- Cả bố và mẹ dị hợp một cặp gen, cặp gen còn lại đồng hợp lặn
Tỉ lệ KG F1: (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2bb:1bb) 
+ Tỉ lệ KH F1: (3 vàng: 1 xanh)(3 trơn: 1 nhăn)
BÀI TOÁN NGƯỢC: Biết kết quả kiểu hình ở con lai. Xác định KG của bố mẹ và lập SĐL.
Cách giải: gồm 5 bước 
B1: Xác định tính trội lặn và quy ước gen (nếu đề bài chưa cho quy ước)
B3: Xét riêng từng cặp tính trạng để xác định KG P 
B4: Tổ hợp KG của hai cặp tính trạng để xác định quy luật di truyền và suy ra KG ở 2 cặp tính trạng của bố mẹ.
B5: Lập SĐL
CÁCH XÁC ĐỊNH KG
Cách 1: Dựa vào tích tỉ lệ riêng từng cặp tính trạng để suy ra KG của bố mẹ (kết hợp biện luận lai một cặp tính trạng) rồi tổ hợp KG của các tính trạng hợp thành để tìm ra các KG tương ứng.
Cách 2: Dựa vào số tổ hợp tạo thành ở đời con để suy ra KG:
+ Nếu đời con có 16 tổ hợp = 4 giao tử đực x 4 giao tử cáià P dị hợp 2 cặp gen cả bố và mẹ
+ Nếu đời con có 8 tổ hợp = 4 giao tử đực x 2 giao tử cái (hoặc ngược lại) 
à Một bên P dị hợp 2 cặp gen, bên còn lại dị hợp một cặp gen. Lúc này để biện luận ra KG của cơ thể còn lại ta dựa vào một KH có một tính trạng trội và một tính trạng lặn của con lai.
+ Nếu đời con có 4 tổ hợp = 4 giao tử đực x 1 giao tử cái (hoặc ngược lại)à Đây là kết quả của phép lai phân tích của một cơ thể dị hợp 2 cặp gen với cơ thể mang tính trạng lặn cả 2 cặp gen.
	= 2 giao tử đực x 2 giao tử cái (hoặc ngược lại) à bố mẹ mỗi bên dị hợp một cặp gen cặp gen còn lại là đồng hợp. 
+ Nếu đời con có 2 tổ hợp = 2 giao tử đực x 1 giao tử cái (hoặc ngược lại)àMột bên dị hợp một cặp gen, cặp gen còn lại là đồng hợp và bên còn lại có KG đồng hợp.
+ Nếu đời con không cho rõ tỉ lệ KH mà chỉ cho một KH trong tổng số KH đời con với % tương ứng thì ta đổi % thành phân số để xác định số tổ hợp tạo ra ở đời con từ đó biện luận theo các trường hợp trên và đồng thời kết hợp với KH đã cho 
VD: 	9:3:3:1= 56,25%:18,75%:18,75%:6,25%= 9/16: 3/163/16:1/16
	3:3:1:1 = 37,7%:37,5%:12,5%:12,5%	= 3/8:3/8:1/8:1/8
	6: 3:3:2:1:1=37,7%:18,75%:18,75%:12,5%:6,25%:6,25%=6/16:3/16:3/16:2:16:1/16:1/16
Cách 3: Trường hợp không rõ tỉ lệ KH ở đời con vào KH ở đời con để suy ra kiểu giao tử có thể tạo thành và từ đó suy ra KG có thể có của bố mẹ:
+ Con có KH hình lặn cả 2 tính trạng à KG aabb = 1giao tử đực ab x 1 giao tử cái ab à cả bố và mẹ đều sinh giao tử ab
+ Con có KH một tính trạng trội, một tính trạng lặn à KG A-bb (hoặc aaB-) chác chắn một bên sinh giao tử Ab (hoặc aB)
+ Con đồng tính dị hợp 2 cặp gen = 1AB x 1ab = 1Ab x 1aB à P thuần chủng 
+ Trường hợp bài toán chỉ cho 1 loại KH cùng với tỉ lệ của nó ta dựa vào tỉ lệ để suy ra số tổ hợp từ đó suy ngược KG của P
VD: Đời con xuất hiện KH thân thấp, quả dài chiếm tỉ lệ 6.25%
Thân thấp, hạt dài chiếm 6.25% = 1/16 à đời con có 16 tổ hợp KH. = 4gt đực x 4gt cái --> P dị hợp 2 cặp gen
Số loại và tỉ lệ phân li về KG, KH:
1. Số loại giao tử: 2n (n cặp gen dị hợp)
	+ KG của cá thể gồm 1 cặp gen dị hợp sinh ra 21 loại giao tử
	+ KG của cá thể gồm 1 cặp gen dị hợp sinh ra 22 loại giao tử
	+ KG của cá thể gồm 1 cặp gen dị hợp sinh ra 23 loại giao tử
2. Số kiểu tổ hợp = số loại giao tử đực x số loại giao tử cái
3. Tỉ lệ KG chung của nhiều cặp gen = tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp gen nhân với nhau
VD: AaBbdd x aaBbdd = (Aa x aa)(Bb xBb)(dd x Dd) = (1Aa : 1aa)(1BB:2Bb:1bb) x dd
4. Số KG tính chung = số KG riêng của mỗi cặp gen nhân với nhau
VD: AaBbdd x aaBbDd = 2x3x1
Số KH tính chung = số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau
VD: AaBbdd x aaBbdd = 2 x 2 x 1
 6. Tỉ lệ KH tính chung = tích tỉ lệ KH riêng của mỗi cặp gen nhân với nhau
	VD: AaBbdd x aaBbdd = (1 trội : 1 lặn)(3 trội : 1 lặn) x 1lặn
GIẢI BÀI TẬP MẪU:
Bài 1: Ở lúa, Thân thấp trội hoàn toàn so với thân cao; hạt chín sớm trội hoàn toàn so với hạt chín muộn.
a. Xác định KG có thể có của cây cao, hạt chín sớm; cây cao, chín muộn; cây thấp, chín sớm.
b. Cho cây lúa thuần chủng thân thấp, hạt chín muộn giao phấn với cây thuần chủng có thân cao, hạt chín sớm thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau. Lập SĐL để xác định kết quả về KG, KH của con F1 và F2. Biết các tính trạng di truyền độc lập với nhau.
c. Cho lúa F1 lai phân tích thì kết quả lai ntn?
Giải: - Quy ước gen: Gen A quy định thân cao; gen a quy định thân thấp
- Gen B quy định hạt chín sớm; gen b quy định hạt chín muộn.
Cây cao hạt chín sớm có thể có các KG: AABB; AaBB; AABb; AaBb
cây cao, chín muộn có thể có các KG: AAbb; Aabb
cây thấp, chín sớm có thể có các KG: aaBB; aaBb
Vì các tính trạng di truyền độc lập với nhau, P thuần chủng nên KG của P là:
	+ thân thấp, hạt chín muộn thuần chủng: aabb
	+ thân cao, hạt chín sớm thuần chủng: AABB
Ta có SĐL từ Pà F2
P: thân thấp, hạt chín muộn x thân cao, hạt chín sớm
	AABB 	 aabb
	 GP: AB	 	 ab
	 KGF1: 	AaBb
KHF1: Toàn thân cao, hạt chín sớm
	F1: AaBb 	x	AaBb
	 GF1: ¼ AB,¼ Ab,¼ aB,¼ ab 	¼ AB,¼ Ab,¼ aB,¼ ab
♂
AB
Ab
aB
ab
♀
AB
AABB 
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
Aabb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
 Tỉ lệ KG ở F2: 1 AABB: 2AaBB: 2AABb: 4AaBb
	1AAbb: 2Aabb
	1aaBB: 2aaBb
	1aabb
Tỉ lệ KH ở F2: 9A-B-: 9 thân cao, hạt chín sớm
	 3A-bb: 3 thân cao, hạt chín muộn
	 3aaB-: 3 thân thấp, hạt chín sớm
	 1aabb: 1 thân thấp, hạt chín muộn
Lúa F1 có KG là AaBb.
Cho lúa F1 lai phân tích tức là cho lai với lúa thân thấp, hạt chín muộn có KG aabb
Ta có SĐL: F1: AaBb x aabb
	 GF1: ¼ AB,¼ Ab,¼ aB,¼ ab	ab
	 KGF1: ¼ AaBb,¼ Aabb,¼ aaBb,¼ aabb
	 KHF1: ¼ Thân cao,hạt chín sớm,¼ thân cao,hạt chín muộn,
 ¼ thân thấp, hạt chín sớm,¼ thân thấp, hạt chín muộn
Bài 2: Ở người gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng; gen B quy định mắt đen, gen b quy định mắt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau.
Bố có tóc thẳng, mắt xanh. Hãy chọn người mẹ có KG phù hợp để con sinh ra đều có mắt đen, tóc xoăn. Biện luận và viết SĐL
Giải: Vì các gen quy định tính trạng màu mắt và dạng tóc di truyền độc lập với nhau, nên
- Bố tóc thẳng mắt, xanh có KG là: aabb chỉ sinh một loại giao tử ab
- Để con sinh ra đều có mắt đen, tóc xoăn thì mẹ phải sinh ra một loại giao tử duy nhất là AB
à KG của mẹ là AABB (mắt đen, tóc xoăn) 
- Ta có SĐL:
 	P: ♀mắt đen, tóc xoăn x ♂ tóc thẳng, mắt xanh
	AABB 	 aabb
	 GP: AB	 	 ab
	 KGF1: 	AaBb
KHF1: Toàn mắt đen, tóc xoăn
Bài 3: Khi cho 2 giống cà chua quả đỏ, dạng bầu dục lai với cà chua quả vàng, dạng tròn thu được F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 có 901 quả đỏ, dạng tròn, 299 quả đỏ, dạng bầu dục, 301 quả vàng, dạng tròn, 103 quả vàng, bầu dục. Hẫy biện luận và viết SĐL từ PàF2.
Giải: - Xét riêng từng cặp tính trạng ở F2:
Quả đỏ/quả vàng = (901+299)/(301+103) ≈ 3/1 
Suy ra: + Quả đỏ là tính trạng trội so với quả vàng; Quy ước: Gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng.
 + F1: Aa x Aa
Dạng tròn/dạng bầu dục = (901+301)/(299+103) ≈ 3/1
Suy ra: + Dạng tròn là trội so với dạng bầu dục; Quy ước: Gen B quy định quả tròn, gen b quy định quả bầu dục.
 + F1: Bb x Bb
- Xét chung cho cả 2 cặp tính trạng, ta có: 
- Theo bài ra ta có tỉ lệ KH chung ở F2 là: 9quả đỏ,tròn: 3quả đỏ, bầu dục: 3quả vàng, tròn: 1quảvàng, bầu dục = (3đỏ : 1vàng)(3tròn : 1bầu dục) 
=> Tính trạng màu quả và dạng quả di truyền độc lập với nhau
- Xác định KG P:
Vì P: quả đỏ, dạng bầu dục lai với cà chua quả vàng, dạng tròn thu được F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn => P thuần chủng, KG của P là:
	+ quả đỏ, dạng bầu dục: AAbb
	+ quả vàng, dạng tròn: aaBB
Ta có SĐL: P: quả đỏ, dạng bầu dục x quả vàng, dạng tròn
	AAbb 	 aaBB
	 GP: 	Ab	 	 aB
	 KGF1: 	AaBb
KHF1: Toàn quả đỏ, dạng tròn
Cho F1 Giao phấn với nhau:	
F1: AaBb 	x	AaBb
	 GF1: ¼ AB,¼ Ab,¼ aB,¼ ab 	¼ AB,¼ Ab,¼ aB,¼ ab
Tỉ lệ KG ở F2: 1 AABB: 2AaBB: 2AABb: 4AaBb
	1AAbb: 2Aabb
	1aaBB: 2aaBb
	1aabb
Tỉ lệ KH ở F2: 9A-B-: 9 quả đỏ, dạng tròn
	 3A-bb: 3 quả đỏ, dạng bầu dục
	 3aaB-: 3 quả vàng, dạng tròn
	 1aabb: 1 quả vàng, dạng bầu dục
Bài 4: Cho biết 2 tính trạng lá xanh và chẻ là trội hoàn toàn so với tính trạng lá vàng và nguyên. Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau. Xác định KG của bố mẹ và lập SĐ lai cho mỗi trường hợp sau đây:
a. P: Bố lá xanh, nguyên và mẹ có lá vàng, nguyên
b. P: Bố lá xanh, chẻ thuần chủng và mẹ có là vàng, chẻ
Giải: Theo bài ra, ta quy ước gen: 
+ Gen A quy định lá xanh, gen a quy định lá vàng
+ Gen B quy định chẻ, gen b quy định lá nguyên
a. + Bố lá xanh, nguyên có thể có KG là: Aabb hoặc AAbb
 + là vàng, nguyên có KG là: aabb
Ta có 2 TH xảy ra: P: AAbb x aabb và P: Aabb x aabb
Viết SĐL: 
TH1: P: AAbb x aabb
GP: Ab ab
KGF1: Aabb
KHF1: toàn lá xanh, nguyên
TH2: P: Aabb x aabb
GP: 1Ab:1ab ab
KGF1: 1Aabb: 1 aabb
KHF1: 1lá xanh, nguyên: 1 lá vàng, nguyên
b. + Bố lá xanh, chẻ thuần chủng có KG là: AABB
 + Mẹ lá vàng, chẻ có thể có KG là: aaBB hoặc aaBb
Ta có 2 TH xảy ra: P: AABB x aaBB và P: AABB x aaBb
- Viết SĐL:
TH1: P: AABB x aaBB
GP: AB aB
KGF1: AaBb
KHF1: toàn lá xanh, chẻ
TH2: P: AABB x aaBb
GP: AB 1aB: 1ab
KGF1: 1AaBB: 1 AaBb
KHF1: toàn lá xanh, chẻ 
Bài 5: Từ một phép lai giữa 2 cây người ta thu được:
120 cây thân cao, hạt dài; 119 cây thân cao, hạt tròn; 121 cây thân thấp, hạt dài; 120 cây thân thân thấp, hạt tròn.
Biết hai tính trạng chiều cao thân và hình dạng hạt di truyền độc lập nhau, thân cao và hạt dài là tính trạng trội.
Giải thích kết quả để xác định KG, KH của bố mẹ và lập SĐL.
Giải: Quy ước: Gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp
	 Gen B quy định hạt dài, gen b quy định hạt tròn.
- Xét riêng từng cặp tính trạng ở đời con
+ Thân cao/thân thấp = (120+119)/(121+120) ≈1/1 => P: Aa x aa
+ hạt dài/ hạt tròn = (120+121)/(119+120) ≈1/1 => P: Bb x bb
Xét chung cho cả hai cặp tính trạng:
Theo bài ra, tính trạng chiều cao thân và tính trạng dạng hạt di truyền độc lập với nhau nên tổ hợp hai cặp tính trạng suy ra KG, KH của P có thể là: 
P: AaBb (cao,dài) x aabb (thấp, tròn)
Hoặc: P: Aabb (cao, tròn) x aaBb (thấp, dài)
- Viết SĐL:
TH1: P: AaBb x aabb
GP:1AB:1Ab:1aB:1ab ab
KGF1:1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb 
KHF1: 1 cao,dài:1 cao, tròn:
 1 thấp, dài:1 thấp, tròn
TH2: P: Aabb x aaBb
GP: 1Ab:1aB 1aB: 1ab
KGF1: 1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb 
KHF1: 1 cao,dài:1 cao, tròn:
 1 thấp, dài:1 thấp, tròn
LUYỆN TẬP:
Bài 1: Ở đậu hà lan, A: thân cao; a: thân thấp; B: hạt vàng; b: hạt xanh. Cho dòng đậu thuần chủng thân cao, hạt xanh giao phấn với dòng thuần chủng thân thấp, hạt vàng thu được F1 . Tiếp tục cho F1 thụ phấn với nhau.
a. Lập SĐL từ P à F2
b.Nếu cho F1 lai phân tích thì tỉ lệ KH thu được ntn?
Bài 2: Ở bí, quả tròn là trội so với quả dài; hoa vàng trội so với hoa trắng. Hai tính trạng này di truyền độc lập với nhau. Xác định KG của bố mẹ và viết SĐL cho các phép lai sau:
Bố quả tròn, hoa trắng, mẹ quả dài, hoa vàng
 Bố thuần chủng quả tròn, hoa vàng, mẹ thuần chủng quả dài , hoa trắng. Sau đó cho F1 của phép lai này tự thụ phấn với nhau. Không cần lập SĐL có thể xác định tỉ lệ KG, KH ở F2 không. 
Bài 3: Khi cho lai hai giống chuột thuần chủng lông đen, dài và lông trắn ngắn với nhau đều được F1 toàn chuột lông đen, ngắn.. Cho chuột F1 giao phối với nhau được F2 gồm 27 con lông đen ngắn; 10 con lông đen, dài; 8 con lông trắng, ngắn; 4 con lông tắng, dài.
a. Biện luận và viết SĐL từ P à F2
b. Để sinh ra chuột F3 có tỉ lệ 1 con lông đen, ngắn: 1 con lông đen, dài: 1 con lông trắng, ngắn: 1 con lông trắng, dài thì cặp lai F2 phải có KG ntn?
Bài 4: Cho 2 thứ cà chua thụ phấn với nhau có được F1 có cùng KG. Biết mỗi tính trạng do một gen quy định. 
- Cho F1 thụ phấn với cây cà chua thứ nhất thu được F2-1 phân li theo tỉ lệ: 3/8 quả đỏ,tròn: 3/8 quả đỏ, dẹt: 1/8 quả vàng,dẹt: 1/8 quả vàng, tròn. 
- Cho F1 thụ phấn với cây thứ 2 thu được F2-2 phân li theo tỉ lệ 3/8 quả đỏ,tròn: 3/8 quả vàng, trònt: 1/8 quả đỏ, dẹt: 1/8 quả vàng,dẹt.
a. Xác định tính trạng trội và lặn trong phép lai trên
b. Xác định Kg và KH của F1, cây thứ nhất và cây thứ 2. Viết SĐL từ P à F2
Bài 5: Ở đậu cà chua, A: quả đỏ; a: quả vàng; B: quả tròn; b: quả bầu dục. Hai cặp gen nói trên nằm trên 2 NST khác nhau và không xuất hiện tính trạng trung gian.
a. Xác định tỉ lệ KH ở F2 khi lai 2 cây P đều thuần chủng có quả đỏ , tròn và cây quả vàng, bầu dục giao phấn với nhau
b. Khi lai 2 cây P đều thuần chủng có quả đỏ, bầu dục và cây quả vàng, tròn giao phấn với nhau thì kết quả F1 và F2 có gì khác với trường hợp trên.
Bài 6: Biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường và di truyền độc lập với nhau. Hai tính trạng cánh dài và mắt dẹt là trội hoàn toàn so với cánh ngắn và mắt tròn. Thực hiện phép lai giữa 2 cá thể đều có KH cánh dài, mắt dẹt thu được F1 có kết quả sau:
180 cá thể cánh dài, mắt dẹt; 59 cá thể cánh dài, mắt tròn; 61 cá thể cánh ngắn, mắt dẹt;20 cá thể cánh ngắn, mắt tròn.
Giải thích kết quả và lập SĐL.
Bài 7: Ở một loài côn trùng, gen B : thân xám; gen b: thân đen; gen D: mắt dẹt; gen d: mắt tròn.
Hai cặp gen quy định tính trạng màu thân và hình dạng mắt nằm trên hai cặp NST thường khác nhau.
Cho bố thân xám, mắt dẹt giao phối với mẹ thân đen, mắt dẹt thu được con lai F1 có 75% thân xám, mắt dẹt và 25% thân xám, mắt tròn. Hãy biện luận và viết SĐL.
Bài 8: Cho thứ bí thuần chủng quả tròn, hoa trắng giao phấn với thứ bí thuần chủng quả dài, hoa vàng. Thu được F1 đều có quả tròn, hoa vàng. 
a. Cho F1 lai với cây khác ở F2 thu được 50% cây có quả tròn, hoa vàng và 50% cây quả tròn, hoa trắng. Xác định KG, KH của cây lai với F1 và lập SĐL. Biết các tính trạng di truyền độc lập với nhau.
b. Cho cây bố có KH quả dài, hoa trắng lai với cây mẹ chưa biết KG thu được các cây con đều có KH quả dài, hoa vàng.. Xác định KG bố mẹ và lập SĐL.
Bài 9: Ở ngô, ,kiểu gen AA quy định màu xanh, Aa: màu tím, aa: màu vàng. Gen B quy định hạt trơn át chế hoàn toàn gen b quy định hạt nhăn. Các gen duy định màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau.
a. Cho hai dòng ngô thuần chủng hạt xanh trơn và hạt vàng nhăn giao phấn với nhau được F1. Sau đó cho F1 tự thụ phấn được F2 có kết quả ntn về KG và KH.
b. Cho F1 nói trên lai phân tích thì FB sẽ NTN?
Bài 10: Ở người, A: tóc xoăn, a: tóc thẳng; B : mắt đen, b: mắt nâu. Hai cặp gen này di truyền độc lập với nhau.
a. Bố tóc thẳng, mắt nâu thì mẹ phải có KG, KH ntn để sinh ra con chắc chắn có tóc xoăn, mắt đen
 b. Trong một gia đình, bố và mẹ đều tóc xoăn, mắt đen sinh con đầu lòng tóc thẳng, mắt nâu. Hỏi những người con kế tiếp có thể có KG, KH ntn?
c. Khi cho lai hai cơ thể có KG AaBb x AaBb thì ở đời con, só cá thể mang 2 cặp gen đồng hợp là bao nhiêu? 
Bài 11: Ở một loài thực vật lưỡng tính, tính trạng hoa đỏ (do gen A quy định) trội không hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng (do gen a quy định); tính trạng thân cao (do gen B quy định) trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp (do gen b quy định); tính trạng có tua cuốn (do gen D quy định) trội hoàn toàn so với tính trạng không có tua cuốn (do gen b quy định).
Khi lấy hạt phấn của một cây thụ phấn cho một cây khác, đời con có tỉ lệ phân li KH: 1:2:1:1:2:1:1:2:1:1:2:1.
Hãy biện luận để xác định KG của cây bố mẹ.
Bài 12: Cho các thỏ có cùng KG giao phối với nhau, thu được ở F1 như sau:
57 thỏ đen, lông thẳng; 20 thỏ đen, lông xù; 18 thỏ trắng, lông thẳng; 6 thỏ trắng, lông xù.
Biết mỗi gen quy định một tính trạng.
a. Xác định tính trội lặn và giải thích kết quả lai trên
b. Cho thỏ màu trắng, lông thẳng giao phối với thỏ màu tráng lông xù. Kết quả lai thế nào.
c. Làm thế nào để xác định được KG của thỏ đen, lông trắng
Bài 13: Ở lúa, gen A quy định tính trạng thân cao , gen a quy định tính trạng thân thấp; gen B quy định hạt trong, gen b quy định hạt dài. 2 gen nằm trên 2 NST khác nhau.
a. Xác định KG, KH ở F1 và F2 khi lai 2 thứ lúa thuần chủng thân cao, hạt dài với thân thấp, hạt tròn.
b. Làm thế nào để phân biệt được cây lúa thân cao, hạt tròn đồng hợp với cây lúa thân cao,hạt tròn dị hợp.
Bài 14: Ở bí, Quả tròn, hoa vàng là tính trạng trội so với tính trạng quả dài, hoa trắng. Mỗi tính trạng do một gen quy định và các gen nằm trên các NST khác nhau.
Trong một phép lai phân tích của cây F1 người ta thu được 4 KH có tỉ lệ ngang nhau là 1 quả tròn, vàng; 1 quả tròn, hoa trắng; 1 quả dài, hoa vàng; 1 quả dài, hoa trắng.
Xác định KG, KH của F1
B. Cây F1 nói trên có thể đã được tạo ra từ phép lai P như thế nào?
Nếu cho F1 tự thụ phấn, không cần lập SĐL hãy xác định tỉ lệ phân li KH ở F2 
Bài 15: Cho hai thứ cà chua thụ phấn với nhau thu được F1 có cùng KG. Biết tính trạng do một gen quy định. Cho F1 thụ phấn với cây cà chua khác thu được F2 như sau: 315 quả to, hoa vàng; 299 quả to, hoa trắng; 99 quả nhỏ, hoa vàng; 112 quả nhỏ, hoa trắng.
Giải thích kết quả lai trên.
Cho cà chua thân cao, quả vàng lai với cà chua thân thấp, quả đỏ. F1 thu được toàn cà chua quả đỏ, thân cao. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn với nhau được F2: 721 thân cao, quả đỏ; 239 thân cao, quả vàng; 241thân thấp, quả đỏ; 80 thân thấp, quả vàng.
a. Biện luận và viết SĐL từ P đến F2
b. Xác định KG, KH của bố mẹ để ngay ở F1 đã có sự phân tính cả 2 tính trạng trên theo tỉ lệ 3:3:1:1
Bài 16: Khi lai hai dòng ngô thuần chủng xanh, trơn với hạt vàng , nhăn thu được F1 đồng loạt hạt tím, trơn. Giả sử màu sắc và hình dạng vỏ hạt do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định.
a. Cho giao phối các cá thể thuộc thế hệ F1 với nhau, không cần lập SĐL hãy xác định tỉ lệ KG, KH ở F2.
b. Những hạt F2 thuộc dòng thuần chủng về một hoặc 2 tính trạng được biểu hiện bằng những KH nào?
c. Cho giao phối các cây hạt tím, nhăn với nhau thì sự phân li sẽ thế nào?
d. Đem lai các cây hạt xanh, trơn với cây hạt vàng, nhăn, đời con F1 có 100% hạt trơn còn tỉ lệ màu hạt sẽ như thế nào
Bài 17: Ở lúa, các gen quy địnht tính trạng hạt t

File đính kèm:

  • docTai lieu BDHSG mon Sinh 9 ve lai 2 cap tinh trang.doc
Đề thi liên quan