Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học Địa lý bậc trung học cơ sở

doc11 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học Địa lý bậc trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục - đào tạo huyện vĩnh bảo
trường trung học cơ sở tân liên
= = = = = *@* = = = = =
Sáng kiến kinh nghiệm
“Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực
của học sinh trong giờ học Địa lý bậc trung học cơ sở”
 Người thực hiện: Phạm Thị Nghĩa
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Tân Liên
 Trình độ đào tạo: Đại học
Vĩnh Bảo, tháng 02 năm 2008
I. Đặt vấn đề
Năm học 2007 – 2008 là năm học thứ 2 tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Để có thể nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục thì phải làm rất nhiều việc. Nói thì dễ nhưng làm mới khó. Vì vậy, mỗi nhà giáo phải là tấm gương sáng về đạo đức tự học và sáng tạo. Để đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi của xã hội, việc nâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu quả học tập của học sinh chính là thước đo chất lượng giảng dạy của giáo viên. Vậy dạy như thế nào để đạt kết quả cao là vấn đề mà mỗi giáo viên luôn quan tâm. Vì lẽ đó, tôi mạnh dạn trình bày một số ý kiến của mình về cách sử dụng các phương pháp dạy học trong môn Địa lý ở bậc Trung học cơ sở.
II. Nội dung
1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm:
 Xuất phát từ yêu cầu hướng dẫn giảng dạy môn Địa lý THCS năm học 2007 – 2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo, giáo viên cần phải dạy học hướng vào học sinh thông qua các hình thức tổ chức hoạt động tích cực. Bài soạn phải thể hiện được kế hoạch hoạt động của thầy và trò trong một giờ học trong đó không nên quan niệm giáo án là một hệ thống câu hỏi mà giáo án theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đã chuyển thành thiết kế dạy học. Thiết kế dạy học phải thể hiện mọi hoạt động của giáo viên và học sinh trên lớp, tuyệt đối tránh giáo án chỉ là một bản sao chép sách giáo khoa. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học như thế nào để đạt kết quả tốt là vấn đề đang được quan tâm của toàn ngành giáo dục. Xuất phát từ vấn đề trên tôi xin đưa ra một số phương pháp, biện pháp mà mình đã sử dụng trong quá trình giảng dạy.
2. Thực trạng của vấn đề:
Có thể nói trong nhiều năm trở lại đây điểm số của các thí sinh bậc THPT thi vào ban C rất thấp. Đặc biệt môn Lịch sử và Địa lý, nhiều thí sinh còn nhầm lẫn. Đối với học sinh THCS tình trạng cũng tương tự. Vì tình trạng thực tế trong 
nhà trường hiện nay đại đa số học sinh còn lười học các môn phụ nói chung và môn Địa lý nói riêng, do quan điểm của học sinh và một số phụ huynh cho rằng chỉ cần đầu tư tập trung học các môn thi vào cấp III đó là Toán – Văn – Anh. Quan điểm trên hết sức lệch lạc bởi vì mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người phát triển toàn diện, không phiến diện, lệch lạc. Từ thực trạng vấn đề trên, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức và có quan điểm đúng đắn trong công tác dạy học hiện nay. Giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học để thu hút, tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hịêu quả học tập. Vì vậy, giáo viên không thể áp đặt chi phối toàn bộ các quan hệ giáo dục. Như vậy sẽ làm học sinh thụ động, nhàm chán và hiệu quả dạy học sẽ thấp. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh sẽ tạo ra được hứng thú say mê học tập của các em.
3. Phương pháp – biện pháp:
Để giúp học sinh học tập tốt môn Địa lý, theo tôi chìa khoá mở cửa phải bắt đầu từ sự chuẩn bị trước giờ lên lớp của giáo viên. Khâu chuẩn bị là khâu khởi nguồn, là việc đặt nền móng vững chắc đầu tiên cho bài giảng thành công. Vì vậy, trước hết giáo viên phải soạn giáo án theo một quy trình với các bước lên lớp hợp lý nhằm định ra các hoạt động cụ thể. Khâu đầu tiên giáo viên phải xác định rõ mục tiêu bài học, mục tiêu cần đạt của từng phần kiến thức trọng tâm trong bài. Hệ thống câu hỏi linh họat để tạo tình huống, việc đặt câu hỏi phải tăng dần tính phức tạp từ thấp lên cao để kích thích lôi cuốn học sinh học tập. Đặc biệt, trong quá trình dạy học hiện nay phương tiện dạy học rất đa dạng, chúng ta có thể sử dụng phương tiện dạy học hiện đại như làm giáo án điện tử với nhiều hình ảnh đẹp, sinh động, nhiều thông tin bổ ích và lý thú. Dù dạy học 
bằng các phương tiện khác nhau nhưng theo tôi để vào bài mới một cách hấp
dẫn, cuốn hút học sinh ngay từ đầu thì giáo viên phải tạo tình huống có vấn đề để giới thiệu bài. 
Ví dụ: Trong bài “Vị trí giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam”. Để vào bài một cách tự nhiên thu hút học sinh tìm hiểu bài mới giáo viên đưa ra ba bức 
ảnh đẹp về thiên nhiên Việt Nam ( ba miền Bắc – Trung – Nam ), sau đó nêu vấn đề: Tại sao tự nhiên Việt Nam lại phong phú và đa dạng như vậy? Đó là do yếu tố tự nhiên nào? Để trả lời câu hỏi này, hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài: “Vị trí giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam”.
Cách vào bài như vậy sẽ kích thích học sinh chăm chú nghe giảng, say sưa làm việc tìm hiểu bài, lý giải sự việc, tìm ra kiến thức.
Trong quá trình dạy học, giáo viên phải tìm hiểu kiến thức sâu rộng kết hợp các phương pháp hợp lý và nhuần nhuyễn có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong một giờ học. Đặc biệt, giáo viên cần chú ý đến việc hướng dẫn học sinh phân tích, giải thích các mối liên hệ địa lý, nhất là các mối quan hệ nhân quả, dành thời gian cho học sinh thu thập, xử lý thông tin dựa vào lược đồ, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh,  để phát hiện và khai thác kiến thức.
Chúng ta cũng biết rằng các hình thức tổ chức dạy học rất đa dạng, mỗi hình thức, phương pháp có những đặc điểm riêng. Việc lựa chọn hình thức dạy học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, phụ thuộc vào cơ sở vật chất cảu nhà trường, vào trình độ sư phạm của giáo viên. Vì vậy, việc lựa chọn đúng hình thức dạy học và các phương pháp phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Trong quá trình giảng dạy, đặc biệt môn Địa lý việc sử dụng các phương tiện trực quan có một ý nghĩa rất quan trọng giúp cho học sinh trong giờ học định hướng và chú ý tốt hơn, thông tin trở lên dễ tiếp thu hơn, hình ảnh trực quan làm rõ ràng, cụ thể những điều cơ bản, mở rộng và bổ sung những điều đã nói, hỗ trợ phát huy mọi giác quan của người học, tăng độ tin cậy và khắc sâu kiến thức. Chính vì vậy, việc dạy học ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng không nên trình chiếu quá nhanh các kiến thức mà giáo
 viên phải thiết kế lựa chọn các kiến thức trọng tâm cho phù hợp với kiểu bài và nội dung bài dạy.
Dù giảng dạy bằng phương tiện dạy học nào thì giáo viên cũng phải linh hoạt và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong một giờ học. Mấu chốt của dạy học giải quyết vấn đề tạo tình huống là tạo ra tình huống có vấn đề phù hợp với nhận thức của học sinh khi giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống, học sinh phát hiện phát biểu vấn đề nảy sinh cần giải quyết, học sinh sẽ tự lực đề xuất các giả thiết và lựa chọn các phương pháp, khẳng định hay bác bỏ các giả thiết đã nêu. Như vậy, học sinh sẽ tích cực suy nghĩ, vận dụng các kiến thức đã học, đã tích luỹ để giải thích, chứng minh.
Trong bài dạy giáo viên phải làm rõ các mối quan hệ nhân quả địa lý, các quy luật của tự nhiên đặc biệt quy luật địa đới và phi địa đới trong giảng dạy phần địa lý tự nhiên.
Ví dụ: Trong bài “Môi trường đới ôn hoà” khi dạy phần khí hậu phải cho học sinh xác định được vị trí (vĩ độ – giới hạn của đới ôn hoà) để lý giải phần khí hậu và tự phân hoá môi trường.
Giáo viên có thể cho học sinh quan sát bản đồ tự nhiên Châu Âu, để kết hợp với các thông tin để giải thích và lựa chọn câu hỏi trắc nghiệm mà giáo viên yêu cầu.
Nối ý ở cột A cho phù hợp với ý ở cột B
Các khu vực
Khí hậu
1. Tây Âu
Khí hậu ôn đới lục địa
2. Bắc Âu
Khí hậu ôn đới hải dương
3. Đông Âu
Giáo viên gọi học sinh lên bảng nối ý – lựa chọn (từ 5 -> 7 học sinh). Sau khi học sinh lựa chọn giáo viên yêu cầu học sinh giải thích. Vì sao trong cùng một vĩ độ như nhau nhưng khí hậu giữa Tây Âu và Đông Âu lại khác nhau.
 Như vậy, việc lý giải sẽ không phải đòi hỏi học sinh phải tư duy tích cực, để giải quyết vấn đề giáo viên sẽ gợi ý cho học sinh dùng phương pháp loại trừ một cách lôgíc. Như vậy có rất nhiều yếu tố cuả thời tiết và khí hậu nhưng yếu tố
 quan trọng nhất là vĩ độ, địa hình, mặt đệm, tác động của dòng biển,  Như vậy để giải thích được câu hỏi trên đòi hỏi học sinh phải suy luận và có kiến thức vững chắc, cách sử dụng như vậy sẽ làm cho giờ học sôi nổi hơn.
Khi nắm được sự phân hoá khí hậu của môi trường theo vĩ độ, địa hình, tác động của dòng biển, học sinh sẽ hiểu và suy luận được đặc điểm thực động vật trong từng môi trường và từng khu vực.
Ví dụ: Môi trường ôn đới Hải dương do mưa nhiều, khí hậu điều hoà ấm áp, tạo điều kiện cho thực vật phát triển vì vậy sẽ phát triển rừng lá rộng. Tương tự học sinh sẽ suy luận các trường hợp còn lại. Hơn nữa, khi học về một miền, một vùng, một khu vực hay châu lục về điều kiện tự nhiên chỉ cần nắm và xác định được vị trí (vĩ độ), đặc điểm địa hình, vị trí gần biển hay xa biển, mặt biển  học sinh có thể suy luận và phán đoán được đặc điểm khí hậu và đặc điểm động thực vật. Với cách giảng dạy như trên buộc học sinh phải tập trung suy nghĩ và tìm ra các mối quan hệ nhân quả của các hiện tượng địa lý và lý giải chúng hiểu quy luật tự nhiên một cách sâu sắc hơn.
Để giảng dạy đạt kết quả cao đòi hỏi giáo viên phải kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học trong một giờ học. Trong đó phương pháp thảo luận nhóm đã thực sự giúp học sinh phát huy được tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh cùng tham gia hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Đó chính là sự hợp tác để cùng nhau phát triển, tuy nhiên hình thức tổ chức thảo luận phải phù hợp với nội dung bài dạy, với đối tượng và cấu trúc vị trí ngồi của học sinh trong lớp. Có những câu hỏi thảo luận không nhất thiết phải tổ chức theo nhóm mà có thể tổ chức thảo luận theo nhóm nhỏ: theo 
bàn hoặc hai bàn quay lại với nhau cho thuận tiện, tránh hình thức thảo luận không triệt để, chỉ là hình thức, giáo viên không quan sát hết được các nhóm làm việc, trong nhóm lớn còn nhiều học sinh ngồi chờ đợi các bạn hợp tác trình bày mà mình không chịu suy nghĩ bộc lộ quan điểm theo kiểu chờ “ăn sẵn”. Như vậy hình thức thảo luận đó không có hiệu quả thực sự, không đồng đều chỉ giúp cho một số học sinh tích cực thảo luận mà thôi. Chúng ta có thể giao nhiệm vụ cho học sinh theo nhiều cách: Có thể giao các nhóm cùng thảo luận một nội dung,
 một vấn đề hoặc nhóm chuyên sâu, tức là mỗi nhóm đảm nhận một nội dung nhỏ khác nhau trong một nội dung lớn.
Ví dụ: Trong tiết 27, bài Ôn tập chương (từ chương II đến chương V) trước hết giáo viên phải có hệ thống câu hỏi định hướng trước cho học sinh về nhà học. Để hệ thống hoá các kiến thức trọng tâm của các chương, giáo viên kẻ bảng thành 4 cột với các nội dung như sau ( Nội dung này giáo viên sẽ viết thành phiếu học tập cho học sinh để phát cho các nhóm).
Môi trường
đới ôn hoà
Môi trường đới hoang  mạc
Môi trường
đới lạnh
Môi trường
vùng núi
Đặc điểm môi trường
Hoạt động kinh tế
Dân cư
Vấn đề môi trường
Chia nhóm làm việc trong thời gian 7 phút.
Như vậy, phương pháp thảo luận nhóm tạo điều kiện cho học sinh được tranh luận, được nêu ra các ý kiến, quan điểm của mình. Trong nhóm mỗi cá nhân đều phải nỗ lực tìm tòi, hợp tác nghiên cứu, cùng giải quyết. Qua đó mà mỗi ý kiến của cá nhân được khẳng định hay bác bỏ. Giáo viên chú ý điều khiển nhóm sao cho hoạt động nhóm diễn ra sôi nổi, chất lượng và hiệu quả.
Khi dạy bài tập phần II giáo viên phải dành nhiều thời gian cho phần luyện tập. Cho học sinh chỉ bản đồ, so sánh vị trí của các môi trường. Qua trực quan, 
tích hợp các kiến thức đã học học sinh sẽ ghi nhớ và hiểu bài hơn. Giáo viên phải cho học sinh nhận dạng môi trường qua 3 bài tập dưới các dạng: trắc nghiệm điền từ, sơ đồ, điền đúng sai.
Vì vậy, việc xây dựng hệ thống câu hỏi phải lôgíc khoa học để từng bước dẫn dắt học sinh lĩnh hội kiến thức, phát hiện ra bản chất quy luật của các sự vật và hiện tượng địa lý, rút ra mối quan hệ nhân quả, tính quy luật, mối liên hệ giữa các sự vật.
4. Kết quả phần thực hiện:
Qua quá trình thực nghiệm theo phương pháp mới so sánh với lối dạy thông thường những năm học trước kết quả tôi thu được như sau:
Kết quả điểm kiểm tra 45’:
Lớp
Sĩ số
Điểm < 5
Điểm > 5
SL
%
SL
%
7A
40
1
2.5
39
97.5
7B
38
4
10.53
34
89.47
Lớp 7A dạy theo phương pháp mới lấy học sinh làm trung tâm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học, còn lớp 7B dạy theo lối dạy thông thường chủ yếu là đàm thoại và thuyết trình.
Như vậy phương pháp mới mang tính ưu việt hơn nhiều. Kết quả lớp 7A qua bài kiểm tra 45’ đã phản ánh và thể hiện rõ tính ưu việt của phương pháp mới.
III. Kết luận và khuyến nghị
Để phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học địa lý đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị bài một cách chu đáo, lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài dạy. Giáo viên phải đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của học sinh. Qua quá trình thực nghiệm và các việc đã làm tôi đã rút ra những kết luận sau:
1. Dạy áp dụng theo đổi mới phương pháp đã thu hút sự chú ý của học sinh cao hơn làm cho giờ học trở nên sôi nổi hơn, học sinh tích cực - chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức.
2. Đa số học sinh nắm bài ngay trên lớp, học sinh dễ hiểu và dễ nhớ hơn. Kết quả bài kiểm tra khảo sát 45 phút đạt từ 98 % .
Như vậy, so với cách dạy thông thường trước kia kết quả đã được nâng lên rõ rệt.
Trong những năm học vừa qua, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm và chỉ đạo rất sâu sát của bộ phận chuyên môn. Trong năm học tới tôi rất mong nhận được sự quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất, đồ dùng giảng dạy môn Địa lý sinh động hơn nữa để chúng tôi giảng dạy được tốt hơn.
Trên đây là những ý kiến nhỏ của riêng tôi trong quá trình dạy học, chắc hẳn còn nhiều thiếu sót. Tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp của các cấp quản lý giáo dục, các đồng chí chỉ đạo chuyên môn, các bạn đồng nghiệp giúp tôi khắc phục, sửa chữa những sai sót để tôi công tác tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Ngày 12 tháng 02 năm 2008
 Người viết
 Phạm Thị Nghĩa
IV. tài liệu tham khảo
1. Hướng dẫn giảng dạy môn địa lý cấp THCS năm học 2007 – 2008.
2. Tài liệu bồi dưỡng môn địa lý cho giáo viên bậc trung học cơ sở chu kỳ III 
( 2004 – 2007 ).
3. Tạp chí Giáo dục và Thời đại số 01 ra ngày 06 tháng 01 năm 2008.
4. Tạp chí tài hoa trẻ số 477 / 2007.
	 mục lục
phần I:	đặT VấN Đề ( tRANG 2 )
phần Ii:	NộI DUNG ( tRANG 2 => TRANG 7 )
phần Iii:	kếT LUậN và khuyến nghị ( tRANG 8 => 9 )
phần Iv:	tàI LệU THAM KHảO ( tRANG 10 )

File đính kèm:

  • docSKKN - CHI NGHIA.doc