Phạm Tuyên – Nhạc sĩ

doc3 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phạm Tuyên – Nhạc sĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phạm Tuyên – Nhạc sĩ
Ông sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930, quê ở thôn Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, Hải Hưng (nay là Hải Dương). Ông là con thứ 9 của nhà báo Phạm Quỳnh (1892-1945). 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhạc sĩ Phạm Tuyên.

Năm 1949, ông công tác tại Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, khóa V. Năm 1950, là Đại đội trưởng tại Trường Thiếu sinh quân Việt Nam. Trong thời gian này, ông đã có những chùm ca khúc về Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, về Thiếu sinh quân Việt Nam. 
Năm 1954, ông được cử làm cán bộ phụ trách Văn-Thể-Mỹ tại Khu học xá Trung ương (Nam Ninh, Trung Quốc). Từ năm 1958, ông về nước, công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, đảm nhiệm nhiều chức vụ chỉ đạo về biên tập âm nhạc. Từ đó cho đến năm 1975, ông đã sáng tác nhiều bài hát được nhiều người biết như Bài ca người thợ rừng, Bài ca người thợ mỏ, hợp xướng Miền Nam anh dũng và bất khuất, Bám biển quê hương, Yêu biết mấy những con đường, Chiếc gậy Trường Sơn, Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Từ làng Sen, Đêm Cha Lo, Từ một ngã tư đường phố.
Bài Như có Bác trong ngày đại thắng được ông sáng tác đêm ngày 28 tháng 4 năm 1975, tập và thu âm ngay trong chiều ngày 30 tháng 4 để phát sóng trong bản tin thời sự đặc biệt 17 giờ cùng ngày của Đài tiếng nói Việt Nam chính thức công bố tin giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam. [2]
Sau 1975, ông có những ca khúc phổ biến như: Gửi nắng cho em, Con kênh ta đào, Màu cờ tôi yêu (thơ Diệp Minh Tuyền), Thành phố mười mùa hoa (1985, thơ Lệ Bình,...).
Ca khúc Chiến đấu vì độc lập tự do được ông sáng tác ngay trong đêm của ngày nổ ra cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979. Ca khúc này đã mở đầu cho trào lưu cho dòng nhạc "biên giới phía Bắc" nhưng không còn được lưu hành kể từ khi quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc được cải thiện. [3]
Ông có sáng tác nhiều cho lớp trẻ. Nhiều bài hát thiếu nhi đã trở thành bài truyền thống qua nhiều thế hệ như: Tiến lên đoàn viên, Chiếc đèn ông sao, Hành khúc Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hát dưới cờ Hà Nội, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội, Đêm pháo hoa, Cô và mẹ,...
Ông còn viết nhiều bài cho tạp chí, Đài phát thanh và truyền hình giới thiệu về thẩm mỹ âm nhạc, về tác giả và tác phẩm, là người đề xướng và chỉ đạo nhiều cuộc thi mang tính chất toàn quốc như Tiếng hát hoa phượng đỏ, Liên hoan Văn nghệ truyền hình toàn quốc, nhiều năm là Chủ tịch Hội đồng giám khảo của nhiều Hội diễn toàn quốc về văn hoá - văn nghệ của Bộ Văn hóa Thông tin và nhiều ngành khác trong nước.
Ông là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội nhạc sĩ Việt Nam từ năm 1963 đến năm 1983.
Ông hiện đã nghỉ hưu và sống tại Hà Nội.
Năm 2011, Hội Âm nhạc Hà Nội đề nghị Hội đồng giải thưởng về việc đặc cách tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho ông. Sự việc này cũng góp một phần dấy lên dư luận về những bất cập trong quy trình xét và trao giải thưởng danh giá này.
Các ấn bản
Nhạc Lý cơ bản (Khu học xá TW-1956)
Tập ca khúc Chiếc gậy Trường Sơn (Nhà xuất bản Âm nhạc 1973); Tập ca khúc Phạm Tuyên (Nhà xuất bản Văn hoá, 1982); Gửi nắng cho em (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1991); Ca khúc Phạm Tuyên (50 bài, Nhà xuất Âm nhạc, 1994);
Băng Audio-cassette Gửi nắng cho em (Saigon Audio, 1992); Lời ru của đêm (Công ty đầu tư phát triển, Bộ Văn hóa Thông tin - 1993);
Sách âm nhạc: Các bạn trẻ hãy đến với âm nhạc (Nhà xuất bản Thanh niên, 1982), Âm nhạc ở quanh ta (Nhà xuất bản Kim Đồng, 1987).Chú voi con ở bản Đôn(Nhà xuất bản Âm Nhạc, 1990).Cánh én tuổi thơ (Nhà xuất bản Kim Đồng, 1997)
Các tác phẩm tiêu biểu
Đảng đã cho ta mùa xuân
Chiếc gậy Trường Sơn
Con kênh ta đào
Gởi nắng cho em
Lời ru của đêm
Màu cờ tôi yêu
Như có Bác trong ngày đại thắng
Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng
Từ một ngã tư đường phố

File đính kèm:

  • docPhạm Tuyên.doc
Đề thi liên quan