Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

doc30 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (Ngữ văn 9)
I- Truyện “Làng” – Kim Lân:
1- Truyện ngắn “Làng” đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?
Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân sở dĩ hấp dẫn người đọc từ đầu đến cuối, nhân vật ông Hai sở dĩ trở nên thân quý với người đọc, chính là vì tác giả đã sáng tạo ra được một tình huống truyện đặc sắc , Tình huống truyện đã làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước ở người nông dân. Đó là tình huống ông Hai tình cờ nghe được tin dân làng Chợ Dầu yêu quý của ông đã trở thành Việt gian theo Pháp, phản lại kháng chiến, phản lại Cụ Hồ.
	Tình huống này xét về mặt hiện thực rất hợp lý; về mặt nghệ thuật nó tạo nên một cái nút thắt của câu chuyện. Tình huống bất ngờ ấy đã khiến ông Hai đau xót, tủi hổ, day dứt trong sự xung đột giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, mà tình cảm nào cũng tha thiết, mạnh mẽ. Đặt nhân vật vào tình huống ấy, tác giả đã làm bộc lộ sâu sắc cả hai tình cảm nói trên ở nhân vật và cho thấy lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến đã chi phối và thống nhất mọi tình cảm khác trong con người Việt Nam thời kỳ kháng chiến.
2-Nhận xét những nét nghệ thuật chính của truyện ngắn “Làng” (nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, ngôn ngữ nhân vật) ?
-Miêu tả tâm lý nhân vật: Tâm trạng của nhân vật chính (ông Hai) là tâm trạng của người nông dân Bắc Bộ được miêu tả rất cụ thể, tỉ mỉ, có diễn biến có quá trình, được biểu hiện qua từng suy nghĩ, thái độ, cử chỉ, lời nói và hành động. Như thể là tác giả đã nhập thẳng vào nhân vật ông Hai mà miêu tả, mà kể, mà phân tích , mà lý giải từng diễn biến nhỏ của nỗi lòng.
+ Đặt nhân vật trong một tình huống bất ngờ mà hợp lý không chỉ tạo thành nút truyện , tạo sự căng thẳng và hấp dẫn của truyện mà còn là dịp tốt để đẩy câu chuyện đến cao trào, để có dịp trình bày những day dứt, những đau khổ và giải tỏa của nhân vật và là dịp tốt để khẳng định chủ đề, ca ngợi tình yêu làng yêu quê, yêu nước gắn bó như thế nào, mang màu sắc riêng độc đáo như thế nào trong tâm hồn người nông dân Việt Nam. 
+ Nhân vật ông Hai vừa chân thật,vừa giản dị , vừa sống động lại có chiều sâu. Đó là hình ảnh tiêu biểu và phổ biến của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp với quyết tâm sẵn sàng:
Nhà tan cửa nát, cũng ừ!
Đánh thắng giặc Pháp, cực chừ, sướng sau!
- Ngôn ngữ và lời kể: Lời văn tự nhiên, hồn hậu , đậm ý vị quần chúng nông dân với cách dùng từ, đặt câu hết sức dễ hiểu, mộc mạc : dám đơn sai, Cụ Hồ trên đầu trên cổ,nó thì rút ruột ra,u rú xó nhà, ăn hết nhiều chứ ở hét bao nhiêu, chơi sậm sụi với nhau.
3- Chủ đề của truyện “Làng”?
	Tình yêu làng thống nhất bền chặt với lòng yêu nước. Đó là một tình cảm mới xuất hiện trong tâm hồn và tình cảm người nông dân Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám, trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
4- Tập làm văn
4.1 : Suy nghĩ vè nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
4.2 :Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp?
 (Cần nêu được tình yêu làng quyện với lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai, một nét mới trong đời sống tinh thần của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp)
Dàn ý
Gợi ý bài viết
I- Mở bài:
-Giới thiệu truyện ngắn “Làng” và nhân vật ông Hai – nhân vật chính của tác phẩm, một trong những nhân vật thành công nhất của văn học thời kì kháng chiến chống Pháp.
-Nêu vấn đề sẽ phân tích : tình yêu làng và lòng yêu nước vẻ đẹp nổi bật ở nhân vật ông Hai.














II- Thân bài:(Triển khai các nhận định về tình yêu làng, lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai và nghệ thuật đặc sắc của nhà văn.)
a/ Tình yêu làng yêu nước của nhân vật ông Hai là tình cảm nổi bật, xuyên suốt toàn truyện:
-Chi tiết đi tản cư nhớ làng
-Theo dõi tin tức kháng chiến


-Tâm trạng khi nghe tin đồn làng chợ Dầu theo Tây.

































































- Niềm vui khi tin đồn được cải chính.























b/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Chọn tình huống để thể hiện tâm lý nhân vật.



- Các chi tiết miêu tả nhân vật





- Các hình thức trần thuật.


III- Kết bài:
- Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật.
-T hành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai
I-
1/(Đi từ khái quát đến cụ thể - từ nhà văn đến tác phẩm đến nhân vật);
 Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Kim Lân là một giương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt , tâm lý của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với những vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà . “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân. Tác phẩm này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, thể hiện một cách sinh động vẻ đẹp tình yêu làng, lòng yêu nước ở người nông dân. Ai đến với ông “Làng”, chắc khó quên được ông Hai - một nhân vật nông dân mang những nét đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc họa tài tình của Kim Lân (nếu đề Hai : .......khó quên được ông Hai - một nhân vật nông dân mang những nét đẹp thật đáng yêu . Ở ông có những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp)
2/(Nêu trực tiếp những suy nghĩ của người viết):
Tình yêu làng, sự gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn vốn là một tình cảm sâu nặng ở con người Việt Nam nói chung, đặc biệt ở người nông dân nói riêng. Lịch sử văn học dân tộc từng xây dựng thành công nhiều nhân vật mang tình cảm đáng quý ấy . Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một trong những trường hợp tiêu biểu như thế . Ông Hai không những yêu làng màtình yêu làng ở ông thống nhất bền chặt với lòng yêu nước. Đó là một tình cảm mới xuất hiện trong tâm hồn và tình cảm người nông dân Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám, trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
II-
a/ Tình yêu làng yêu nước của nhân vật ông Hai là tình cảm nổi bật, xuyên suốt toàn truyện:
 - Khi tản cư, ông Hai nghĩ đến những ngày hoạt động kháng chiến giữ làng cùng anh em, đòng đội. Tình cảm yêu làng của ông đã gắn bó với tình cảm kháng chiến. Ông không chỉ là một dân làng mà còn là một phụ lão , một chiến sĩ đã từng tham gia đánh giặc giữ làng mà nay phải xa làng đi tản cư.
 - Ở nơi tản cư, ông luôn theo dõi tin tức kháng chiến , tin tức của làng Dầu. Sáng hôm ấy ,ông Hai đang ở trong phòng thông tin, tâm trạng rất phấn chấn:Ruột gan ông lão như múa lên. Vui quá! Vui vì kháng chiến bao nhiêu, ông càng cụt hứng và đau khổ bấy nhiêu.
 -Trong lúc ông Hai đang hồ hởi với những chiến tích kháng chiến, những gương dũng cảm anh hùng của quân và dân ta thì ông như bị sét đánh về cái tin cả làng Dầu “Việt gian theo Tây” .
 + Ông sững sờ, “cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, lặng đi, tưởng như không thở được.....”- một cái tin động trời mà trước đó ông không thể tin, không thể ngờ lại có thể xảy ra như thế . Ông Hai còn cố gắng hỏi lại để hy vọng đó chỉ là tin đồn thất thiệt. Nhưng rồi, bằng những chứng cứ cụ thể, ông Hai đành phải tin cái sự thật khủng khiếp ấy. Cử chỉ đầu tiên của ông là lảng chuyện, cười cái nhạt thếch của sự bẽ bàng, rời quán về nhà (nơi tản cư). Những câu nói mỉa móc, căm ghét của những người tản cư nói về cái làng Việt gian ấy đuổi theo ông làm ông xấu hổ, ê chề như là họ đang mắng chửi chính ông-vì ông là người chợ Dầu, cái làng đốn mạt ấy. Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi : đi trong sự trốn tránh vì xấu hổ và nhục nhã.
 + Về đến nhà , ông nằm vật ra giường như bị cảm.Trong đau khổ và xấu hổ, nhục nhã nhìn đàn con chơi đùa, ông Hai nghĩ đến sự hắt hủi,khinh bỉ của nọi người dành cho ngững đứa trẻ của cái làng Việt gian. Thương con, ông thoắt vô cùng căm giận dân làng - những kẻ mà ông đã gọi là chúng bay một cách căm ghét và khinh bỉ . Ông nguyền rủa họ đã làm một việc điếm nhục bậc nhất hại đến danh dự của làng, và tội còn to hơn thế: đó là tội phản bội, đầu hàng, bán nước.
 + Nhưng rồi ông lại khó tin là chuyện tày đình ấy có thể xảy ra. Nhưng những chứng cứ hiển nhiên trở lại làm ông đành một lần nữa cay đắng chấp nhận sự thật và sự nhục nhã, sự giày vò tâm trí lại sôi réo trong lòng ông. Ông nghĩ tới sự tẩy chay của mọi người, tới tương lai chưa biết làm ăn sinh sống như thế nào? Cụ thể nhất là ông sắp phải đón đợi thái độ ghẻ lạnh , móc máy của mụ chủ nhà khó tính, lắm điều.
 + Trò chuyệnvới vợ trong gian nhà ở nhờ , thái độ của ông vừa bực bội , vừa đau đớn, cố kìm nén, ông gắt gỏng vô cớ,trằn trọc thở dài, rồi lo lắng đến mức chân tay nhũn ra, nín thở, lắng nghe, không nhúch nhích, nằm im chịu trận.
 + Trong mấy ngày sau đó , ông không dám ra khỏi nhà, không dám đi đâu, chỉ ru rú trong nhà nghe ngóng tình hình bên ngoài, lo lăng sợ hãi thường xuyên: lúc nào cũng nghĩ đến chuyện ấy, cũng tưởng mọi người chỉ nói đến chuyện ấy.
 + Khi mụ chủ nhà khó tính đẩy vợ chồng ông Hai đến tình thế khó xử là không biết sẽ sống nhờ ở đâu, tâm trạng ông Hai lại càng trở nên u ám bế tắc và tuyệt vọng . Chính trong phút giây tuyệt vọng ấy, ông lão đã chớm có ý định quay về làng cũ. Nhưng trong ông lập tức lại diễn ra cuộc tự đấu tranh quyết liệt: Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, về làng là chịu đầu hàng thằng Tây.....Đến đây, tình cảm tự do, tình cảm cách mạng, lòng yêu làng yêu nước đã thực sự hòa quyện trong tâm hồn người lão nông tản cư. Và ông quyết định dứt khoát, trong cực kì đau khổ, uất hận: Muốn sao thì sao, không thể bỏ về làng, phải thù cái làng theo giặc ấy dù trước đây, dù cả đời ông đã gắn bó máu thịt với nó, vô cùng yêu thương, tự hào về nó. Thế là mâu thuẫn nội tâm trong ông Hai đã tạm thời tự ông tìm được hướng giải quyết trong tình thé thúc bách, Nhưng trong lòng ông đau đớn biết bao. Ông chỉ còn biêt san vợi phần nào nỗi đau ấy trong câu chuyện với đứa con út còn thơ dại.
 + Đoạn đối thoại đã biểu hiện tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của ông Hai với quê hương, đất nước, với kháng chiến, với Cụ Hồ. Những lời tâm tình thủ thỉ của ông với đứa con nhỏ đó chính là tiếng lòng sâu thẳm của ông, nó nói lên thành tiếng quyết tâm và ý chí của ông, tâm sự của ông trong một hoàn cảnh cụ thể của ông với quê hương, với kháng chiến , với vị lãnh tụ kính yêu của toàn dân. Đó là tự nhủ giải bày lòng mình, như là tự minh oan cho chính mình . Đó là tình yêu sâu nặng với cái làng quê đang tạm thời phải xa, phải thù. Đó là tấm lòng chung thủy với cách mạng và kháng chiến, tấm lòng biết ơn chân thành, bền vững và thiêng liêng cho đến chết:
Anh em đồng chí biết cho bố con ông
Cụ Hồ trên đầu trên cổ soi xét cho bố con ông
Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.
quả là những suy nghĩ và lời lẽ chân thành rất mực, mộc mạc rất mực của người nông dân nghèo Bắc Bộ.
 + Nhưng rồi cái tin làng theo giặc được cải chính. Đến lúc này, mọi nỗi đau của ông Hai biến mất. Mới đến ngõ, chưa vào nhà, ông đã “bô, bô”, rồi “lật đật” sang nhà bác Thứ, “lật đật” bỏ lên nhà trên,“lật đật” đi nơi khác để khoe. Vừ khoe vừ múa tay lên. Ông vui vì làng ông vẫn kiên gan đi theo kháng chiến , vui đến mức chuyện nhà ông bị Tây đốt nhẵn tở thành nhỏ bé, không đáng lưu tâm. Chi tiết này khiến người đọc cảm thấy cảm động hơn, trân trọng hơn tình yêu làng,tình yêu Tổ quốc, yêu kháng chiến của ông Hai. Giờ đây tình yêu lớn lao sâu sắc ấy đã khiến ông quên mọi ưu phiền, ông đi khắp nơi để khoe . Mà lần này, ông khoe rành rọt , tỉ mỉ như chính ông vừa dự xong trận đánh ấy.
Đây lại là những lúc ông Hai lấy làm vinh dự về làng, tự hào về làng quê mình, anh dũng phá càn, thắng giặc.
 * Từ bao đời nay, tình yêu làng yêu quê đã trở thành tình yêu tự nhiên, sâu nặng , nó đã thấm sâu vào tâm thức tâm linh của người dân quê. Thậm chí nhiều khi tình cảm ấy đã bị đẩy tới sự thiên vị và trở thành tâm lý bản vị hẹp hòi . Truyện “Làng” , qua nhân vật ông Hai đã thể hiện sinh động và cả động tình yêu làng quê của người nông dân thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến. Tình yêu Làng của người nông dân , sau Cách mạng tháng Tám có những biến đổi . Tình yêu làng của người nong dân đã gắn bó với lòng yêu nước và ý thức giai cấp, tinh thần kháng chiến . Tình yêu làng được đặt trong tình yêu nước rộng lớn.
b/
 + Đặt nhân vật trong một tình huống bất ngờ mà hợp lý không chỉ tạo thành nút truyện , tạo sự căng thẳng và hấp dẫn của truyện mà còn là dịp tốt để đẩy câu chuyện đến cao trào, để có dịp trình bày những day dứt, những đau khổ và giải tỏa của nhân vật và là dịp tốt để khẳng định chủ đề, ca ngợi tình yêu làng yêu quê, yêu nước gắn bó như thế nào, mang màu sắc riêng độc đáo như thế nào trong tâm hồn người nông dân Việt Nam. 
 + Tác giả nắm bắt, thể hiện rất sinh động và tài tình nét tâm lý nổi bật của người nông dân là tình yêu làng và tâm lý cộng đồng. Tình yêu làng của ông Hai tiêu biểu và độc đáo. Không chỉ diễn tả chính xác, tinh tế các trạng thái tâm lý mà còn miêu tả thành công những quá trình vận động chuyển biến của tâm trạng nhân vật. Tác giả đã dùng nhiều biện pháp miêu tả tâm lý nhân vật :đối thoại, độc thoại và qua những trạng thái cảm xúc trực tiếp
+Ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật rất sinh động, gần gũi với lời ăn tiếng nói, cách nghĩ của người nông dân. 
*Có thể nói Kim Lân đã thấu hiểu và diễn tả thực sinh động và cảm động tâm lý của người nông dân mà hiếm thấy cây bút nào đạt được như vậy.
III-
Ông Hai trong “Làng” là một nhân vật tạo ấn tượng sâu sắc với người đọc . Qua truyện ngắn này, bằng những tình huống, chi tiết chân thực , thú vị, bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý sinh động, Kim Lân đã đem đến cho chúng ta một hình tượng hấp dẫn về người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp . Tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với làng quê, đất nước của nhân vật ông Hai luôn luôn có ý nghĩa giáo dục thấm thía đối với các thế hệ bạn đọc.
(Một kết luận khác: Ông Hai là một người nông dân chất phác có tình yêu làng, gắn liền với tình yêu nước . Tinh yêu làng được thể hiện độc đáo và cảm động. Tình yêu đó gắn liền với tình yêu kháng chiến, căm ghét bọn Việt gian bán nước và giặc Pháp xâm lược . Đặc sắc của truyện “Làng” là mieu tả tâm lý với diễn biến phức tạp; giáo dục tình yêu quê hương đất nước, gắn với cội nguồn, với truyền thống gia đình, quê hương.)





II- LẶNG LẼ SA PA - Nguyễn Thành Long
1-Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Tình huống đó là gì? Phân tích ý nghĩa của tình huống ấy đối với việc thể hiện nhân vật và chủ đề của truyện .
	- Một trong những điểm mấu chốt của truyện ngắn là xây dựng tình huống truyện.
	- Tình huống cơ bản của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” chính là cuộc gặp gỡ của người thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xe và hai hành khách trên chuyến xe ấy - ông họa sĩ già và cô kĩ sư lên thăm trong chốc lát nơi ở và nơi làm việc của anh thanh niên.
	- Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính (anh thanh niên) một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thới qua “bức chân dung” (cả cuộc sống và những suy nghĩ ) của người thanh niên , qua sự cảm nhận của các nhân vật khác (chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm : Trong cái lặng lẽ ,vắng vẻ trên trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước.
2- Tên truyện “Lặng lẽ Sa Pa” gợi cho em điều mà tác giả muốn gửi gắm trong truyện là gì? (Nhan đề)
(Chú ý xem xét quan hệ giữa tên truyện và chủ đề của truyện)
- Lặng lẽ là cái không khí bề ngoài của cảnh vật.
- Điều mà tác giả khám phá ra và muốn truyền đến cho người đọc chính là cái không khí lặng lẽ bên trong, ở sự làm việc, ở suy nghĩ của những con người tại nơi đây: Trong Sa Pa lặng lẽ có biết bao người âm thầm, bình dị cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Từ đó, tác giả còn muốn gợi ra những suy nghĩ triết lí về ý nghĩa của công việc, của sự cống hiến bằng sức lao động miệt mài, tự giác của mỗi người cho sự nghiệp chung.
3- Những nét nghệ thuật đắc sắc của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”?
- Trước hết, tác giả đã tạo dựng được một chất thơ trong sáng làm nên không khí và sắc điệu riêng toát lên từ sự hài hòa giữa phong cảnh thiên nhiên đẹp lộng lẫy và mơ màng của Sa Pa với vẻ đẹp trong suy nghĩ, cảm xúc và công việc của các nhân vật cùng mối quan hệ của họ.
- Cốt truyện thật đơn giản, xoay quanh tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư mới ra trường với anh thanh niên một mình sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn trong trạm khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng đã đủ để các nhân vật xuất hiện, gây được ấn tượng và gợi được những suy nghĩ, cảm xúc với nhiều âmvang.
- Lựa chọn được điểm nhìn trần thuật hợp lý, từ cái nhìn và tâm trạng của người họa sĩ già - một nghệ sĩ nhiều từng trải và chiêm nghiệm về cuộc đời và nghệ thuật – là người thể hiện những suy nghĩ , tình cảm của tác giả , nhân vật ông họa sĩ có vai trò quan trọng đặc biệt trong truyện sau nhân vật chủ chốt anh thanh niên.
-Nhân vật chính xuất hiện sau , qua lời kể của nhân vật phụ có tác dụng làm cho người đọc có ấn tượng mạnh với nhân vật chính và tò mò thích thú khi được trực tiếp tiếp xúc với nhân vật.
- Tất cả các nhân vật không được đặt tên (cả nhân vật chính): tác giả muốn vô danh họ, bình thường hóa họ, muốn nói rằng đó là những con người lao động bình thường, phổ biến, thường gặp trong quần chúng nhân dân ta trên khắp nẻo đường đất nước.
4-TLV: Nhân vật anh thanh niên làm công tác quan trắc khí tượng trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
 (Tham khảo bài viết trong sách ngữ văn 9 tập II trang 62)
Bài viêt sau đây phân tích dựa theo trình tự mà nhà văn vận dụng để khắc họa nhân vật : từ việc giới thiệu ban đầu của người lái xe, đến cuộc gặp gỡ,khung cảnh sống, những lời kể của nhân vật về công việc, lời của nhân vật tự đánh giá mình, thái độ các nhân vật khác.
Dàn ý
Bài viết tham khảo
I- Mở bài:
-Giới thiệu truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa
-Giới thiệu nhân vật chính: anh thanh niên làm công tác quan trắc khí tượng – nhân vật chính của tác phẩm – đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ. 


II-Thân bài:
a/Anh thanh niên là một con người bình thường:
- Một con người nhỏ bé, tác giả không đặt tên.
- Anh ta tự thấy mình công việc của mình không có gì đặc biệt
- Trong cuộc sống “cô độc nhất thế gian”anh cũng rất thèm được gặp gỡ con người (nghĩ ra mẹo để cho xe dừng)
 b/Anh là con người tốt, con người của cuộc sống mới: 





















-Biết quan tâm đến người khác (tìm thuốc tặng vợ bác lái xe, tặng hoa cho cô kĩ sư trẻ)










-Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc (không bỏ qua một giờ quan trắc nào vì hiểu được ý nghĩa quan trọng của công việc)











 


- Có ý thức giữ cuộc sống đẹp trong hoàn cảnh đặc biệt.
















-Rất khiêm tốn.














-Bao trùm lên tất cả là niềm khao khát được sống có ích, hạnh phúc là làm việc có ích cho đất nước.










III-Kết luận:
Nguyễn Thành Long đã khắc họa một nhân vật đẹp ( từ đặc nghệ thuật, từ cảm nhận của các nhân vật khác về anh thanh niên để khẳng định vẻ đẹp của nhân vật) 
I- Viết về một mảng hiện thực trên đất Sa Pa trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long như muốn nói với ta rằng : Bên trong vẻ đẹp lặng lẽ của núi rừng, cuộc sống ở đây chứa bao vẻ đẹp đáng yêu, đang có không ít sự hi sinh thầm lặng. Dù được miêu tả nhiều hay ít , trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào của truyện cũng hiện lên với nét cao quí đáng khâm phục . Trong đó, anh thanh niên làm công tác quan trắc khí tượng – nhân vật chính của tác phẩm – đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.
II-
a/ Anh không phải là con người đặc biệt, chỉ là một con người tầm vóc nhỏ bé, thậm chí tên anh, tác giả cũng không giới thiệu. Hình như tác giả muốn nói : tên anh không phải là điều quan trọng đáng nhớ, bỡi mỗi người trên đời này đều có thể giống như anh ta. Cũng như mọi người, anh anh không muốn sống cô độc, anh sợ buồn . Cái việc anh đẩy một khúc cây ra giữa đường, buộc xe đi qua phải dừng lại , vừa ngộ nghĩnh buồn cười vừa thật đáng yêu.

b/ +Với cuộc gặp gỡ chưa đầy nửa giờ , anh đã hoàn toàn chinh phục một họa sĩ già và một cô kĩ sư trẻ . Bị chinh phục không phải bỡi lời lẽ, mà bằng tất cả những gì toát ra từ con người của anh, xung quanh anh , công việc của anh, họ đã nhận ra ở anh những vẻ đẹp của một con người cao quí.
 Như nhận xét có tính chất vui đùa của bác lái xe, anh là “một con người sống cô độc nhất thế gian” . Bởi anh làm việc một mình trên đinh núi cao, quanh năm chỉ có bầu trời với những đám mây , sương mù bao phủ và lạnh buốt lúc nửa đêm . Nhưng trong sự cô độc ấy, anh, tâm hồn anh gần gũi con người biết chừng nào,ấm áp tình người biết chừng nào!
 Khao khát được gặp con người, được trò chuyện với con người, anh đã nghĩ ra cái mẹo vừa thông minh, vừa tinh nghịch để mỗi chuyến xe qua đều dừng lại với anh, dẫu chỉ trong chốc lát. Không ai trách hành động ấy, vì nó nói lên một tình cảm đáng quí ở anh. Trái lại người ta còn cảm động vì hình ảnh ấy . Bác lái xe đã xử sự rất đúng khi đặt ra thành lệ việc ngừng xe lại nửa giờ nơi đỉnh núi cao, để thỏa mãn nguyện vọng của anh, nhưng cũng là để được gặp gỡ và tỏ lòng yêu mến một tâm hồn trong sáng như anh.
 +Thái độ quan tâm đến con người ở anh không chỉ vì một niềm vui của chính mình mà vì anh thực lòng yêu mến và quí trọng con người. Anh chu đáo đi tìm củ tam thất và ân cần trao cho bác lái xe để bác ngâm rượu cho vợ bác uống. Thái độ quan tâm ấy còn bộc lộ ở cử chỉ hiếu khách đặc biệt, khi ông họa sĩ và cô nữ kĩ sư lên thăm nơi ở và làm việc của anh . Anh cắt tặng cô gái một bó hoa to với lời lẽ chân thành “ cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý...”.Ai mà không hởi lòng hởi dạ trức những cử chỉ trân trọng và chân thành như thế.Củ tam thất gửi vợ bác lái xe,làn tứng ,bó hoa tiễn người họa sĩ già, cô gái trẻ tiếp tục cuộc hành trình, đó là những kỉ niệm của một tấm lòng sốt sắng, tận tình đáng quí.
 + Chính thái độ với con người đã cắt nghĩa thái độ của anh đối với công việc . Làm việc một mình, không ai kiểm tra, anh thật đã có một ý thức trách nhiệm đầy đủ với công việc. Chỉ nói về mình có năm phút, một cách rất khiêm tốn, anh đã làm cho ta hiểu hết cái gian khổ của công việc anh làm, cũng thấy hết sự tận tụy của anh. Những quan trắc khí tượng theo giờ, và cả giữa ban đêm gió lạnh, có cả mưa tuyết, cái im lặng đáng sợ của núi cao vào lúc nửa đêm . Thế nhưng anh không bỏ qua một giờ quan trắc nào, bỡi anh hiểu được rằng mỗi công việc làm của anh là một mắt xích trong cái chuỗi công việc chung của nhiều người. Cái sai, cái đúng của anh, dẫu bé nhỏ,góp phần quyết định vào cái sai cái đúng, cái thất bại hay thành công của những điều lớn lao . Việc dự báo chính xác một đám mây bất ngờ có thể góp phần tạo nên thắng lợi của một trận đánh quan trọng, là có sự tham gia của anh. Sống ở vị trí của một người “cô đọc nhất thế gian” mà anh không buồn, không chán nản, chính vì anh đã tìm được ý nghĩa lớn lao trong công việc của mình như thế.
 +Có trách nhiệm đối với mọi người và công việc, anh cũng sống có trách nhiệm đối với chính mình. Thông thường, trong hoàn cảnh sống như anh, người ta rất dễ sống cẩu thả. Chính ông họa sĩ cũng đã có ý nghĩ như vậy : “Khách tới bất ngờ chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Không , nơi anh ở chẳng những không hề bừa bộn mà còn sạch sẽ, tinh tươm và đẹp nữa. Ngay trước sân nhà anh ta bắt gặp vườn hoa với bao nhiêu loài hoa, màu hoa,...cũng đủ để ta yêu mến và quí trọng anh . Căn phòng anh ở ngăn nắp gọn gàng . Nếp sống hàng ngày của anh được tổ chức có nền nếp, anh làm việc, ăn uống , nghỉ ngơi, đọc sách , đọc báo... như một người đang sống và làm việc giữa một xã hội, với mọi người, chứ không phải chỉ có một mình anh. Đó là một thái độ tự trọng, đó chính là nếp sống đẹp, sống có văn hóa. Sống như thế không phải dễ, nhưng đó mới là thực chất sống đẹp. Cái đẹp ấy không bắt nguồn từ bản chất tâm hồn đẹp.
 + Hãy xem anh khiêm tốn biết bao! Nói về mình rất ít (chỉ năm phút/ba mươi phút) ,anh chỉ giới thiệu công việc của mình với những người khách cần biết.Không những nói ít mà cách nói cũng hết sức nhẹ nhàng.Anh như cho rằng những điều anh làm, cái khắc nghiệt của cuộc sống cô đơn mà anh sống, thật không có nghĩa lí gì so với mọi người. Không khoa trương , cường điệu mình trước một cô gái trẻ. Và khi chợt nhận ra ông họa sĩ đang vừa trò chuyện vừa ghi vào sổ tay những nét kí họa về anh. Anh thực tình bối rối, cảm thấy mình không có gì đáng để một họa sĩ ghi lại .Anh chân thành giới thiệu bao nhiêu người đáng vẽ hơn anh

File đính kèm:

  • docOn thi len lop 10 phan truyen Ngu van 9.doc
Đề thi liên quan