Ôn tập Vật lý 6 - Chương I đến chương III

doc7 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Vật lý 6 - Chương I đến chương III, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ôn tập vật lý 6
 ChươngI: Đo lườnG
I. lý thuyết
1. Đo một đại lượng 
-Đo 1 đại lưọng là so sánh đại lượng đó với 1 đại lượng cùng loại được chọn làm đơn vị
-Đơn vị chính để đo độ dài là mét (m)
-Đơn vị chính để đo thể tích là mét khối (m3)
-Đơn vị chính để đo khối lượng là ki lô gam (kg)
2. Khối lượng 
Khối lượng của 1 vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó
3. Dụng cụ đo
-Dụng cụ đo độ dài là thước ( thước kẻ ,thước mét,thước cặp, thước cuộn .)
-Dụng cụ đo thể tích là bình chia độ ,bình tràn, hoặc ca ,can chai lọ đã biết trước dung tích
-Dụng cụ đo khối lượng là các loại cân ( cân đòn , cân Rô béc van, cân y tế , cân tạ.)
4.Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo
-Khái niệm 
GHĐ của dụng cụ đo là giá trị lớn nhất mà dụng cụ đo có thể đo được trong một lần đo
ĐCNN của dụng cụ đo là giá trị nhỏ nhất mà dụng cụ có thể đo được trong một lần đo
Chú ý 
+ Đối với cân Rô béc van GHĐ còn là tổng giá trị của tất cả các quả cân kèm theo cân ,ĐCNNlà giá trị của quả cân nhỏ nhất kèm theo cân
+ Đối với thước đo và bình chia độ thì ĐCNN còn là giá trị giữa hai vạnh chia liên tiếp trên dụng cụ đo
+ Đối với các loại ca lọ cốc đã biết trước dung tích thì GHĐ của cũng là ĐCNN
5 Sai số khi đo 
Đ ể giảm bót sai số khi đo ta cần 
+ Chọn đụng cụ đo thích hợp 
+ Tuân thủ theo đúng qui tắc đo
+ Đo ít nhất 3 lần và lấy giá trị trung bình
6.Qui tắc đo 
Gồm 4 qui tắc đo (đã ghi đầyđủ trong SGK đề nghị các em học thuộc)
+ qui tắc đo độ dài 
+ qui tắc đo thể tích chất lỏng
+ qui tắc đo khối lượng bằng cân Rô bec van
+ Qui tác đo thể tích vật rắn không thấm nước 
II. Bài tập.
1.Con số nào dưới dây chỉ lượng chất chứa trong 1vật:
A. 3mét B. 1,5 lít C. 10 gói D. 2 ki lô gam
2. Mặt ngoài của 1 bể nước ghi con số 1000 lít .Con số đó cho biết :
A. Khối lượng nước chứa trong bể C. Trọng lượng nước chứa trong bể 
B. Thể tích nước chứa trong bể D. Độ cao cột nước chứa trong bể 
3. Người ta dùng 1 bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55 cm3 để đo thể tích của một hòn đá . Khi thả chìm hòn đá vào trong bình mực nước dâng lên tới vạch 100cm3.Thể tích hòn đá là
A. 55cm3 B. 100cm3 C. 155cm3 D. 45cm3
4. Cân y tế có GHĐ và ĐCNN tương ứng là:
A.5kg và 50g B.100kg và 0,5kg
C.1kg và10g D.1tạ và 1kg
5. Để đo thể tích của một hòn bi ve nên chọn bình chia độ nào trong các bình sau
A. Bình chia độ100 ml có vạch chia tới 2ml 
B. Bình chia độ100 ml có vạch chia tới 5ml 
C. Bình chia độ500 ml có vạch chia tới 5ml 
D. Bình chia độ1000 ml có vạch chia tới 10ml 
6. Có hai cái thước. Thứoc thứ nhất dài 30cm có độ chia tới mm, thứoc thứ hai dài 1m có độ chia tới cm
a. Xác định ĐCNN và GHĐ của mỗi thước 
b, Nên dùng thước nào để đo chiều dài bàn giáo viên thước nào đo chiều dài SGK vật lý 6
7. Kết quả đo cùng một độ dài trong báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau a. l=15,4cm
 b. l=15,5 cm 
Hãy cho biết ĐCNN của thước dùng trong mỗi lần đo
8.Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích của vật rắn không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bằng cách 
A. Đo thể tích của bình tràn B. Đo thể tích của bình chứa
C.Đo thể tích của nước còn lại trong bình 
D. Đo thể tích nước từ bình tràn ,tràn sang bình chứa
9.Trong các đơn vị sau đơn vị nào không phảilà đơn vị đo thể tích 
A. m3 B.ml C. m D.cc
10. Chọn câu đúng
a.Đơn vị của khối lượng là gam
b.Cân dùng để đo khối lượng của vật 
c. cân luôn có hai đĩa
d. Một tạ bằng 100kg 
e. Một tấn bằng 100tạ 
f. Một tạ bông có khối lượng ít hơn một tạ sắt
11Điền vào dấu.. từ thích hợp
a. ĐCNN của cân Rô béc van là.
b. GHĐ và ĐCNN của ..có cùng một giá trị
c. Dụng cụ đo độ dài thường dùng là.
d.Dụng cụ đo khối lượng thường dùng là.
e. Khi đo độ dài phải đặt thước.chiều dài cần đo
f. Khối lượng của một vật chỉ.
g. Điều chỉnh bình chia độ trước khi đo bằng cách .
h. ĐCNN của dụng cụ đo là giá trị .mà dụng cụ có thể đo
 Chương II. Lực và khối lượng
I .Lý thuyết:
1,Khối lượng (Kí hiệu : m)
+ Khái niệm :Khối lượng của 1 vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó
+Đơn vị chính là ki lô gam (kg)
+Dụng cụ đo là cân
+Kí hiệu : m
2. Khối lượng riêng (kí hiệu là D)
+Khái niệm : Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó
+Đơn vị : kg/m3 hoặc g/cm3
+Công thức tính khối lượng riêng là D =(m: khối lượng; V: thể tích )
3. Lực( kí hiệu là F)
+ Khái niệm : Tác dụng kéo ,đẩy ,hút . của vật này lên vật khác gọi là lực
+Lực tác dụng lên một vật có thể làm cho vật đó biến dạng hoặc biến đổi chuyển động
+ Đơn vị : niu tơn (N)
+ Dụng cụ đo là lực kế
+ Hai lực cân bằng là hai lựccó độ lớn bằng nhau ,cùng phươngnhưng ngược chiều ,cùng tác dụng vào một vật. Một vật khi bị tác dụng của hai lực cân bằng thì đứng yên 
4. Trọng lực (Kí hiệu là P )
+Khái niệm : Trọng lực của một vật là lực hút của TráI đất tác dụng lên vật đó
+Trọng lực có cường độ là trọng lượng
+Đơn vị đo là N
+ Dụng cụ đo là lực kế
+Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng là P=10m
5. Trọng lượng riêng( Kí hiệu là d)
+Khái niệm : Trọng lượng riêngcủa một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích chất đó
+Đơn vị : N/m3 
+Công thức tính trọng lượng riêng là d =(P: trọng lượng ; V: thể tích)
+Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng là d =10D
6. Lực đàn hồi
+Vật có tính chất đàn hồi khi chịu tác dụng của một lực thì sẽ bị biến dạng ,khi lực ngừng tác dụng thì vật sẽ trở về hình dạng ban đầu Ví dụ lò xo ,sợi dây cao su là vật có tính chất đàn hồi
+Vật có tính chất đàn hồi khi bị biến dạng sẽ sinh ra một lực .Lực đó gọi là lực đàn hồi
+Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn 
+ Độ biến dạng của lò xo được tính bằng hiệu giữa chiều dài của lò xo và chiều dài tự nhiên ban đầu l-l0
II.Bài tập :
1.Trong các số liệu sau ,số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hoá:
A.Trên nhãn chai ghi 330ml B.Cửa hàng vàng ghi :vàng 99,99
C. Trên vỏ hộp ghi 100 viên D. Vỏ hộp ghi Khối lượng tịch 1 kg
2.Tính khối lượng của 1 cái sập gỗ có thể tích 600dm3biết D của gỗ là 2800kg/m3
A. 168000kg B. 16800kg C. 1680kg D. 168kg 
3.Biến dạng nào sau đây là biến dạng đàn hồi:
A.Bóp bẹp 1 cục tẩy cao su B. Nhai 1 cái kẹo cao su
C. Gấp 1 tờ giấy D. 1 cành cây bị gẫy
4.Chọn câu đúng
A.Một hộp bánh có trọng lượng 336 g B.Khối lượng riêng của cồn là 7100N/m3
C. 1 túi kẹo có khối lượng 118g D. Trọng lươngcủa gạo là 1200kg/m3
5. Khi đi mua hàng có thể dùng lực kế thay cân vì
A. lực kế dùng để đo khối lượng 
B.Lực kế dùng để đo trọng lượng mà trọng lượng lại bằng khối lượng 
C.Lực kế dùng để đo trọng lượng mà trọng lượng lại tỉ lệ với khối lượng
6. Những cặp lực nào sau đây là hai lực cân bằng
A.Lực mà tay người kéo gầu nước và trọng lượng của gầu nước
B. Lực mà hai em bé tác dụng vào hai đầu cầu bập bênh
C. Lực mà 1 người TTD kéo dây lò xo và lực mà dây lò xo kéo lại tay người
D. lực mà lò xo xe đạp sinh ra khi bị người ngồi nén xuống và trọng lượng của người 
7. Một vật có khối lượng 200g sẽ có trọng lượng là bao nhiêu
A. 200N B. 20N C. 2N D. 0,2 N
8.Trong các đơn vị sau đơn vị nào không phảI đơn vị đo khối lượng
A. g B.kg C. hg D.N
9. Một hộp sữa có khối lượng tịnh là 397,21g , thể tích là 0,314l
Trọng lượng riêng của hộp sữa là :
A. 1.264N/m3 B. 0,791N/m3 C. 12650N/m3 D. 1265N/m3
10 .Khi đang đứng trên một cáicân . Nếu cúi xuống để đọc số chỉ của cân Ngay lúc đó số chỉ của cân sẽ giảm đi Giải thích?
11 Điền vào dấu trong các câu sau
a.Khối lượng riêng của nhôm là 2700..Trọng lượng riêng của nhôm là .
b. một máy bay đang bay ngang . Trọng lượng của máy bay và lực nâng của không khí là ..
c. Biến dạng của một lốp xe non hơi là biến dạng .
d. Thể tích của 1 kg dầu sẽ hơn thể tích của 1 kg nước vì .của dầu nhỏ hơn của nước
e.Khi đưa một vật lên mặt trăng khối lượng riêng của vật đó không thay đổi ,còn trọng lượng riêng của vật đó 
f. Một chiếc ô-tô có khối lượng 2,8 tấn sẽ có là .N
g,TráI đất tác dụng lựclên các vật trên trái đất. Lực này gọi là..
h, chỉ lượng chất chứa trong vật
i, Khi treo một quả nặng vào 1 lò xo thì lò xo sẽ dài ra , khi bỏ quả nặng thì lò xo sẽ lấy lại hình dạng ..Biến dạng này gọi là biến dạng ..
 Chương III : máy cơ đơn giản
I .Lý thuyết 
Chú ý: Khi kéo một vật lên cao theo phương thẳng đứng phải bỏ ra một lực ít nhất bằng trọng lượng của vật
1.Khái niệm :Máy cơ đơn giản là những dụng cụ giúp con người làm việc dễ dàng hơn
2.Các loại máy cơ đơn giản thường dùng là:Mặt phẳng ngiêng, Đòn bẩy,Ròng rọc
3.Mặt phẳng nghiêng:
+Cấu tạo : MPN là mặt phẳng được kê nghiêng so với phương nằm ngang
+Tác dụng :
-Dùng MPN có thể kéo hoặc đẩy vật lên cao với 1 lực nhỏ hơn trọng lượng của vật
- Mặt phẳng nghiêng càng ít thì lực cần để kéo vạt trên MPN đó càng nhỏ
- MPN giúp làm biến đổi cả phương và độ lớn của lực
+ Có hai cách làm giảm độ nghiêng của MPN là:- Tăng chiều dài MPN
 -Giảm chiều cao kê MPN
4. Đòn bẩy:
-Cấu tạo : Mỗi đòn bẩy đều có : + Điểm tựa O 
 + Điểm tác dụng trọng lực F1 của vật làO1 
 + Điẻm tác dụng của lực nâng F2 là O2
-Tác dụng :
+ Khi OO1<OO2 thì F2<F1 (ta được lợi về lực)
+Đòn bẩy giúp ta biến đổi cả phương và độ lớn của lực
5. Ròng rọc :
-Cấu tạo :
+ Ròng rọc cố định : Gồm 1 bánh xe có rãnh quay quanh 1 trục cố định và 1 sợi dây vắt qua rãnh của bánh xe
+Ròng rọc chuyển động : Gồm 1 bánh xe có rãnh quay quanh 1 trục chuyển động và 1 sợi dây vắt qua rãnh của bánh xe
-Tác dụng :
+ Ròng rọc cố định : Giúp ta thay đổi phương của lực tác dụng do đó ta đưa vật lên cao dễ dàng hơn
+ Ròng rọc chuyển động : Giúp ta thay đổi độ lớn của lực tác dụng vào vật
II. Bài tập .
1.Để kéo một xô nướccó khối lượng 15kg từ dưới giếng lên theo phương thẳng đứng , người ta phải dùng lực nào trong số các lực sau
A.F<15N B.F=15N C. 15N<F<150N D.F=150N
2. Khi kéo vật lên cao theo phương thẳng đứng lực sẽ như thế nào so với lực kéo
vật khi dùng mặt phẳng nghiêng
A.Bằng B. ít nhất bằng C. Nhỏ hơn D. Lớn hơn
3.Một người dùng lực 400N để đưa vật nặng 1200N lên xe ô-tô bằng mặt phẳng nghiêng .Nếu dùng MPN ngắn hơn thì người đó sẽ dùng lực nào trong các lực sau
A. F=1200N B. F=400N C. F400N
4. Khi kéo vật lên cao theo phương thẳng đứng lực sẽ như thế nào so với lực kéo
vật khi dùng ròng rọc cố định
A.Bằng B. ít nhất bằng C. Nhỏ hơn D. Lớn hơn
5.Mũi khoan , cầu thang ,đinh vít ,dốc cầu.là ví dụ về máy cơ đơn giản nào
A. MPN B.Đòn bẩy C. Ròng rọc động D. ròng rọc cố định 
6. Dùng đòn bẩy ta được lợi về lực khi nào 
A. OO1=OO2	 B. OO1>OO2
C. OO1< OO2 D. cả 3 trường hợp trên
7. Trong các máy cơ đơn giản sau đây, máy nào chỉ có thể làm thay đổi hướng kéo vật lên so với khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng
A. MPN B.Đòn bẩy C. Ròng rọc động D. ròng rọc cố định 
O
C
B
A
8. Khi dùng đòn bẩy để bẩy vật lên phải đặt lực tác dụng ở đâu để bẩy vật lên dễ nhất
A. ở A B. ở B C.ở C
9.Có thể làm tăng độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng những cách nào sau đây
A. giảm chiều cao kê MPN B.Tăng chiều dài MPN
C.Tăng chiều cao kê MPN D. Cả A và B
10. Điền vào chỗ trống ..
a. Dùng đồng xu và thìa đều có thể mở được nắp hộp vì đồng xu và thìa đều là.Nhưng dùng thìa mở dễ hơn vì.
b. Muốn đẩy 1 chiếc xe bò đI qua cổng có bậc cao thì thường dùng.
c. Độ ngiêng của MPN càng thì lực cần để kéo vật trên MPN đó càng..
d. NHững máy cơ đơn giản vừa có thể làm thay đổi độ lớn vừa có thể làm thay đổi phương của lực kéo là.
e. Người ta dùng xà beng để bẩy 1 vật vật nặng lên .Xà beng là một ví dụ về
g.khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phảidùng 1 lực trọng lượng của vật

File đính kèm:

  • docde cuong on tap vat ly 6 ki I.doc
Đề thi liên quan