Ôn tập phần trắc nghiệm môn Vật lý - Chương VI: Khúc xạ ánh sáng

doc3 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập phần trắc nghiệm môn Vật lý - Chương VI: Khúc xạ ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương VI: 
KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
I. Tóm tắt lý thuyết:
Sự khúc xạ ánh sáng: Là hiện tượng lệch phương của các tia sáng truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
Định luật khúc xạ ánh sáng:
Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.
Với mỗi môi trường trong suốt xác định, tỉ số giữa sin góc tới và sin góc khúc xạ luôn không đổi:
= hằng số
Tỉ số sini/sinr gọi là chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường.
Chiết suất tuyệt đối là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với chân không.
Hiện tượng phản xạ toàn phần:
Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ của toàn bộ ánh sáng tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
+ Ánh sáng truyền từ một môi trường chiết quang kém ( có hướng sang môi trường chiết quang hơn).
+ Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần.
II. Câu hỏi và bài tập:
Bài 26
KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
1. Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng
A. ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
B. ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
C. ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
D. ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
2. Khi góc tới tăng 2 lần thì góc khúc xạ
A. tăng 2 lần.	B. tăng 4 lần.	
C. tăng lần.	D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
3. Trong các nhận định sau về hiện tượng khúc xạ, nhận định không đúng là
A. Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.
B. Tia khúc xạ nằm trong mặt phảng chứa tia tới và pháp tuyến.
C. Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0.
D. Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.
4. Nếu chiết suất của môi trường chứa tia tới nhỏ hơn chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ thì góc khúc xạ
A. luôn nhỏ hơn góc tới.	B. luôn lớn hơn góc tới.
C. luôn bằng góc tới.	D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc tới.
5. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với
A. chính nó.	B. không khí.	C. chân không.	D. nước.
6. Khi chiếu ánh sáng đơn sắc từ một không khí vào một khối chất trong suốt với góc tới 600 thì góc khúc xạ là 300. Khi chiếu cùng ánh sáng đơn sắc đó từ khối chất đã cho ra không khí với góc tới 300 thì góc tới
A. nhỏ hơn 300.	B. lớn hơn 600.	C. bằng 600.	D. không xác định được.
7. Chiếu một ánh sáng đơn sắc từ chân không vào một khối chất trong suốt với góc tới 450 thì góc khúc xạ bằng 300. Chiết suất tuyệt đối của môi trường này là
A. .	B. 	C. 2	D. .
8. Khi chiếu một tia sáng từ chân không vào một môi trường trong suốt thì thấy tia phản xạ vuông góc với tia tới góc khúc xạ chỉ có thể nhận giá trị
A. 400.	B. 500.	C. 600.	D. 700.
9. Trong trường hợp sau đây, tia sáng không truyền thẳng khi
A. truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suất có cùng chiết suất.
B. tới vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
C. có hướng đi qua tâm của một quả cầu trong suốt.
D. truyền xiên góc từ không khí vào kim cương.
10. Chiếu một tia sáng từ benzen có chiết suất 1,5 với góc tới 800 ra không khí. Góc khúc xạ là
A. 410 	B. 530.	C. 800.	D. không xác định được.
Bài 27
PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
1. Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng
A. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
B. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn.
C. ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt.
D. cường độ sáng bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
 2. Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra với hai điều kiện là:
A. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần;
B. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần;	
C. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và góc tới nhỏ hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần;	
D. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và góc tới nhỏ hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần.
3. Trong các ứng dụng sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là
A. gương phẳng.	B. gương cầu.
C. cáp dẫn sáng trong nội soi.	C. thấu kính.
4. Cho chiết suất của nước bằng 4/3, của benzen bằng 1,5, của thủy tinh flin là 1,8. Không thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần khi chiếu ánh sáng từ
A. từ benzen vào nước.	B. từ nước vào thủy tinh flin.
C. từ benzen vào thủy tinh flin.	D. từ chân không vào thủy tinh flin.
5. Nước có chiết suất 1,33. Chiếu ánh sáng từ nước ra ngoài không khí, góc có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là
A. 200.	B. 300.	C. 400.	D. 500.
6. Một nguồn sáng điểm được dưới đáy một bể nước sâu 1 m. Biết chiết suất của nước là 1,33. Vùng có ánh sáng phát từ điểm sáng ló ra trên mặt nước là
A. hình vuông cạnh 1,133 m.	B. hình tròn bán kính 1,133 m.
C. hình vuông cạnh 1m.	D. hình tròn bán kính 1 m.

File đính kèm:

  • doctrac_nghiem_chuong_4_(co_dap_an).doc