Ôn tập Hóa học 10

doc30 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 2179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn tập Hóa học 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP ĐẦU NĂM
Bài 1. Viết công thức các chất sau :
Nhôm nitrat
Magiê photphat
Bari sunfat
Khí cacbonic
Canxi hydro cacbonat
Khí sunfurơ
Sắt (II) sunfua
Anhyđrit photphoric
Natri cacbonat
Sắt từ oxit
Amoni clorua
Bari đihydro photphat
Bạc nitrat
Amoni nitrat
Chì sunfat
Nhôm hydroxit
Kali sunfit
Sắt (III) sunfat
Kẽm hydroxit
Đồng (II) clorua
Bài 2. Viết các phương trình phản ứng sau (nếu có) :
Magiê hydroxit + axit nitric.
Nhôm oxit + axit clohydric.
Canxi cacbonat + axit sunfuric.
Amoni sunfat + Kali hydroxit.
Kẽm clorua + bạc nitrat
Sắt (III) sunfat + Bari clorua
Chì nitrat + nhôm sunfat.
Magiê clorua + kẽm nitrat.
Bài 3. Tìm số mol trong các trường hợp sau đây:
36g sắt (III) sunfat.
350ml dung dịch magie clorua 0,2M.
400g dung dịch acid sunfuaric 19,6%.
134,4ml khí oxy (đkc).
500ml dung dịch đồng (II) nitrat 18,8% (D = 1,2g/ml).
168cm³ khí cacbonic (273°C, 8 atm).
300g dung dịch natri cacbonat 0,3M (D= 1,5g/cm³).
896ml nitơ (152 cmHg, 546°C)
Bài 4. Hòa tan 200ml dd kẽm sunfat 0,2M vào 200ml dd bari clorua vừa đủ.
Tính khối lượng kết tủa thu được.
Tính CM dung dịch Bari clorua bđ.
Tính CM dung dịch tạo thành.
Bài 5. Trộn 500ml dd natri cacbonat 0,4M vào dd HCl 0,8M vừa đủ thu dd A và khí B.
Tính thể tích dd HCl cần dùng.
Tính CM dd A tạo thành.
Tính thể tích khí B (đkc).
Bài 6. Cho dung dịch HCl vào bari sunfit với lượng vừa đủ, thu 8,96l khí (273°C, 2 atm) và dd A
 Tính m dd HCl 3,65% cần dùng
Tính C% dung dịch tạo thành 
Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Tính khối lượng kết tủa thu được
Bài 7. Trộn 200g dd NaOH 15% vào 200g dd FeCl3 vừa đủ.
Tính khối lượng kết tủa thu được.
Tính C% dd FeCl3 ban đầu.
Tính C% dd tạo thành.
Bài 8.	 Trộn 50ml dung dịch Ba(OH)2 17,1% (D= 1,2g/ml) vào 200ml dung dịch HCl 0,5M. Tính CM dung dịch tạo thành.
Bài 9. Trộn 300ml dung dịch canxi nitrat 0,1M vào 500ml dung dịch kali cacbonat 0,08M, thu kết tủa A và dung dịch B
Tính khối lượng kết tủa A.
Tính CM dung dịch B.
Bài 10. Trộn 200g dung dịch NaOH 10% vào 300g dung dịch H2SO4 9,8%. Tính C% dung dịch tạo thành. 
Bài 11. 200ml dung dịch kali clorua 0,5M. Hỏi phải thêm vào bao nhiêu ml H2O để được dung dịch mới có nồng độ 0,4M.
Bài 12. Cần lấy bao nhiêu ml dung dịch HCl 7,3% (D=1,2g/ml) pha thành 0,5 lít dung dịch HCl 1,92M.
Bài 13. Hoà tan 112,5g CuSO4.5H2O vào nước để được 500ml dd có D = 1,2g/ml. Tính CM và C% dd tạo thành.
Bài 14. Hoà tan 5,72g Na2CO3.5H2O vào 44,28ml H2O. Tính CM và C% dd tạo thành.
Bài 15. Hoà tan 69g Na vào 224g H2O. Tính C% dd tạo thành. 
Bài 16. 54,8g Bari tan hoàn toàn trong 95,6g H2O thu dd A.
Tính C% dd A tạo thành.
Cho 500g dd A tác dụng với 300ml dd H2SO4 1M thu dd B. Tính CM dd B và khối lượng kết tủa thu được.
Bài 17. Hòa tan 2g kim loại hóa trị II vào dung dịch HCl dư thu 5,55g muối. Xác định tên kim loại đã dùng.
Bài 18. Cho 5,4 g kim loại tác dụng vừa đủ với dd HCl tạo 6,72 lit khí (đkc). Xác định tên kim loại.
Bài 19. Hoà tan 10g muối cacbonat kim loại hoá trị II vào dd HCl dư thu 22,4l khí đkc. Xác định tên muối cacbonat.
Bài 20. Cho 15g hỗn hợp X gồm kim loại M hoá trị II và Al2O3 tác dụng vừa đủ với 500ml dd HCl 2M thu được 4,48 lit khí đkc.
Xác định khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
 Xác định tên kim loại đã dùng.
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - HỆ THỐNG TUẦN HOÀN
BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1. Viết cấu hình electron của:
	a. Các nguyên tử có electron ở mức năng lượng cao nhất tương ứng sau: 3s2, 4p3,5p6.
	b. Các ion sau: 13X3+ , 34Y2- , 19Z+, 35T-.
	c. Các nguyên tử ứng với các ion sau:
	- ion A2+có 18e
	- ion X2- có 36e
	- ion B có 18e
	- ion Y3+ có 10e
	Có nhận xét gì về số e lớp ngoài cùng của các ion ở câu 1b.
Bài 2. Tổng số hạt trong nguyên tử Y là 36. Số hạt không mang điện bằng một nữa hiệu số giữa tổng số hạt với số hạt mang điện âm.
	a. Xác định số hạt mang điện dương và số hạt không mang điện của nguyên tử Y.
	b. Gọi tên và viết ký hiệu nguyên tử Y.
Bài 3. Tổng số hạt trong nguyên tử R là 115. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt
	a. Xác định số khối và điện tích hạt nhân R.
	b. Viết cấu hình electron của R. Từ cấu hình suy ra vị trí R trong HTTH (giải thích).
	c. Viết sự phân bố electron vào obitan lớp ngoài cùng, cho biết số electron độc thân.
Bài 4. Tổng số các loại hạt trong nguyên tử của một nguyên tố là 13. Viết ký hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. Gọi tên.
Bài 5. Nguyên tử lượng trung bình của Brom là 79,91(đvC). Brom có hai đồng vị. Biết 79Br chiếm 54,5%. Xác định khối lượng nguyên tử của đồng vị thứ hai.
Bài 6. Nguyên tử Clo có 2 dạng đồng vị mà % đồng vị thứ nhất là 75%. Hạt nhân đồng vị thứ nhất có 17 proton và 18 nơtron. Đồng vị thứ hai nhiều hơn đồng vị thứ nhất là 2 nơtron. Tìm khối lượng nguyên tử trung bình của Clo.
Bài 7. Nguyên tử X trong tự nhiên có 2 dạng đồng vị. Tổng số số khối hai đồng vị bằng 452. Số nơtron trong A2 nhiều hơn trong A1 là 4 đơn vị.
	a. Tính % các đồng vị biết nguyên tử lượng trung bình của nguyên tử X bằng 226 (đvc)
	b. Trong đồng vị A1X số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 40. Xác định số điện tích hạt nhân và ký hiệu nguyên tử các dạng đồng vị. 
Bài 8.Tổng số hạt trong nguyên tử X là 28. Biết X thuộc nhómVIIA.
	a. Tìm khối lượng nguyên tử và gọi tên X. 
	b. Viết cấu hình của X và X-. Cho biết sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo nguyên tử giữa X và X-.
Bài 9. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X có dạng 3p4.
	a. Viết cấu hình electron của nguyên tử X.
	b. Viết sự phân bố electron vào obitan lớp ngoài cùng. Cho biết X là kim loại hay phi kim hay khí hiếm.
	c. Từ cấu hình suy ra vị trí nguyên tố X trong HTTH(giải thích).
	d. Trong nguyên tử X số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Xác định khối lượng nguyên tử X và tính % của X trong hợp chất khí với hydro (theo khối lượng).
Bài 10.
	a. Tổng số số khối 2 đồng vị của R là 131, hiệu hai số khối bằng 3. 
% = 66,67. Tìm nguyên tử lượng trung bình của R (biết A2 > A1).
	b. Nguyên tử lượng của Bo là 10,812(đvc). Khi có 94 nguyên tử 105B thì có bao nhiêu nguyên tử 115B.
	c. Nguyên tử lượng của Zn là 65 đvc, biết 64Zn chiếm 2/3 số nguyên tử, còn lại là đồng vị thứ hai . Tìm số khối đồng vị thứ hai.
Bài 11. Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức R2O5. Hợp chất của nó với hydro có 82,35% R theo khối lượng . Gọi tên R và tính % của R trong oxit cao nhất theo khối lượng.
Bài 12. Hợp chất khí với hydrô của một nguyên tố ứng với công thức RH4. Trong oxit cao nhất oxy chiếm 72,72% theo khối lượng. Gọi tên R và tính % của R trong hợp chất khí với hydrô theo khối lượng.
Bài 13. Nguyên tố R ở chu kỳ 4 nhóm VA.
	a.Viết cấu hình electron của nguyên tử R và xác định điện tích hạt nhân R.
	b. Tổng số hạt trong nguyên tử R bằng 108. Xác định số khối R.
	c. Tính % R trong oxit cao nhất và trong hợp chất khí với hydrô theo khối lượng .
 Bài 14.
	 a. Xếp theo thứ tự giảm dần tính kim loại.
	11A	, 13B	,17C	,19D.
	b. Xếp theo thứ tự tăng dần tính phi kim.
	12X	, 20Y	,32Z	, 15T.
	c. Xếp theo thứ tự tăng dần tính kim loại
	8A	, 7B	, 9C	, 11D	, 19E	, 16F.
Bài 15. Ion X2- có 36e.
	a. Viết cấu hình electron của ion X2-.
	b. Viết cấu hình electron của nguyên tử X. Từ cấu hình suy ra vị trí X trong HTTH có giải thích.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
Bài 1. Tổng số hạt trong nguyên tử R bằng 34. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Số khối của nguyên tử R là:
 a. 23 b. 11 c. 12 d. 24
Bài 2. Số electron độc thân của nguyên tử R ở Bài 1 là:
 a. 3 b. 2 c. 1 d. 4
Bài 3. Trong tự nhiên nguyên tử X có hai đồng vị : 69X chiếm 60,10% còn lại là đồng vị thứ hai có số hạt không mang điện nhiều hơn đồng vị 69X là 2 hạt. Khối lượng nguyên tử trung bình của nguyên tử X (đ v C ) là: 
 a. 70,20 b. 68,20 c. 71,20 d. 69,80
Bài 4. Cho các cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố:
 X: 1s2 2s22p63s2 
 Y: 1s22s22p63s23p3
 Z: 1s22s22p63s23p64s1
 T: 1s2
 Các nguyên tố kim loại là:
 a. X, Y, Z. b. X, Z, T. c. X, Z. d. Z, T.
Bài 5. Đồng có hai dạng đồng vị 63Cu và 65Cu. MCu = 63,54 (đvC). Thành phần phần trăm của 63Cu là : 
 a. 73% b. 27% c. 68% d. 32%
Bài 6. Chọn phát biểu đúng:
 1. Số hiệu nguyên tử bằng số hạt mang điện âm trong nguyên tử.
2. Đồng vị là những dạng nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có cùng số hiệu nguyên tử và khác số hạt không mang điện.
3. Số thứ tự nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng (trừ He ).
4. Số thứ tự chu kỳ bằng số lớp electron trong nguyên tử.
a. 1,2,3,4 đúng. b. 1,2 đúng 3,4 sai.
c. 1,2,4 đúng 3sai. d. 1,2,3 đúng 4sai.
Bài 7. Nguyên tử Y có cấu hình năng lượng như sau:1s22s22p63s23p64s23d104p3.Vị trí Y trong hệ thống tuần hoàn là:
	a. Nhóm IIIA , chu kỳ 4.	b. Nhóm IVA, chu kỳ 3.
	c. Nhóm VA, chu kỳ 4.	d. Nhóm VA , chu kỳ 3.
Bài 8. Nguyên tử X có Z =15 ,ở trạng thái cơ bản số electron độc thân là:
	a. 3 b. 5 c. 1 d. 2
Bài 9. Nguyên tử của nguyên tố R có lớp ngoài cùng là lớp M và chứa 2 electron. Cấu hình electron và tính chất của R là:
	a. 1s22s22p63s23p64s2 , R là phi kim. 
	b. 1s22s22p43s2 , R là kim loại.
	c. 1s22s22p63s23p64s2 , R là kim loại.
	d. 1s22s22p63s2 , R là kim loại.
Bài 10. Cho các nguyên tố X, Y, Z, T, R có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 4,12,14,17,20. Nguyên tử của nguyên tố có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau:
	a. X,Y,Z. b. X,Y,T. c. Y,Z, T. d. X, Y, R.
Bài 11. Với hai đồng vị , và ba đồng vị , , có thể tạo ra bao nhiêu loại phân tử CO2 khác nhau?
	a. 6 b. 12 	 c. 10 	d. 18
 Bài 12. Điện tích của electron bằng:
 a. -1,6.10-10 C b. -1,6.10-19 C 
 c. + 1,6.10-16 C d. + 1,6.10-19 C
Bài 13. Các nguyên tố thuộc nhóm A trong HTTH có tính chất hóa học giống nhau vì:
a. Thuộc cùng một nhóm.
b. Có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.
c. Có cùng dạng công thức oxit cao nhất.
d. Có hóa trị như nhau.
Bài 14. Nguyên tử của nguyên tố R có electron ở mức năng lượng cao nhất thuộc phân lớp 3p3. Công thức hợp chất khí với hyđrô và công thức oxit cao nhất của R có dạng:
 a. RH2 , RO3 b. RH4 , RO2 
 c. RH3 , R2O5 d. RH5 , R2O3 
Bài 15. Tổng số hạt các loại trong nguyên tử của một nguyên tố bằng 21. tên nguyên tố và tổng số obitan nguyên tử của nguyên tố đó là:
 a. Nitơ , 3. b. Cacbon , 5 . c. Nitơ, 5. d. Cacbon, 4.
Bài 16. Mệnh đề nào sau đây không đúng:
 a. Tất cả các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
 b. Số điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.
 c. Tất cả các nguyên tố hóa học đều có đồng vị.
 d. Tổng số hạt các loại trong nguyên tử bằng số hiệu nguyên tử và số khốinguyên tử.
Bài 17. Vị trí kim loại và phi kim được xếp như thế nào trong hệ thống tuần hoàn (dạng bảng ngắn )
a. Kim loại phân bố phía trên, phi kim phía dưới.
b. Kim loại phân bố phía dưới, phi kim phía trên.
c. Kim loại phân bố ở bên trái và phía dưới, phi kim ở phía trên và bên phải. 
d. Kim loại phân bố bên trái, phi kim bên phải. 
Bài 18. Hợp chất khí với Hyđro có dạng RH2, trong oxit cao nhất chứa 60% Oxy theo khối lượng . Tên nguyên tố R là:
 a. Lưu huỳnh b. Clo c. Selen d. Phot pho
Bài 19. Cấu hình electron:1s22s22p63s2 ứng với cấu tạo nguyên tử của nguyên tố:
 a. Canxi b. Kẽm c. Magie d. Natri
Bài 20. Một nguyên tố gồm hai đồng vị có số nguyên tử tỉ lệ với nhau là 27:23. Hạt nhân đồng vị một chứa 35 proton và 44 nơtron. Hạt nhân đồng vị hai hơn 2nơtron. Vậy khối lượng nguyên tử trung bình và tên nguyên tố là:
 a. 80 ,08 đvC Brom b. 79,92 đvC Brom
 c. 78,08 đvC Selen d. 39, 96 đvC Canxi
Bài 21. Nguyên tử X có phân lớp ngoài cùng là 3p5. Chỉ ra điều sai khi nói về Nguyên tử X 
a. Lớp ngoài cùng nguyên tử X có 7 electron.
b. Trong bảng HTTH, X có số thứ tự 17 và thuộc chu kỳ 3.
c. X là một nguyên tố phi kim.
d. Trạng thái đơn chất X tồn tại dạng nguyên tử.
Bài 22. Chọn mệnh đề nào sau đây không đúng:
a. Điện tích hạt nhân đặc trưng cho một nguyên tố hóa học.
b. Chỉ có hạt nhân nguyên tử Oxy mới có 8 proton.
c. Chỉ có hạt nhân nguyên tử Oxy mới có 8 notron.
d. Chỉ có nguyên tử Oxy mới có 8 electron.
Bài 23. Tổng số hạt các loại của nguyên tử R là 48. Tên nguyên tố và số electron độc thân trong nguyên tử của nguyên tố R là:
 a. Lưu huỳnh và 2. b. Phot pho, 5 c. Cacbon, 4 d. Flo, 6.
Bài 24. Nguyên tử Y có electron ở phân lớp ngoài cùng là 4s1.Số hiệu nguyên tử của Y:
 a. Z =19 b. Z =24 c. Z =29 d. a,b,c đều đúng.
Bài 25. Có 2 kim loại X ( hoá trị II ) và Y( hoá trị III ). Biết tổng số proton , notron, electron của nguyên tử Y là 40 , của nguyên tử X là 36. Tên nguyên tố X và Y:
 a. Magie , Nhôm. b. Canxi, Sắt .
 c. Magie, Crom. d. Kẽm, Nhôm.
Bài 26. Tổng số số khối 2 đồng vị của X là 80, số notron trong A2 nhiều hơn trong A1 là 2 đơn vị, nguyên tử lượng trung bình của X bằng 39,4 (đvC ). Nếu có 32 nguyên tử thì có bao nhiêu nguyên tử:
 a. 12 b. 10 c. 8 d. 6
Bài 27. Oxit cao nhất của một nguyên tố có dạng R2O5 . Hợp chất khí với Hydro của nguyên tố này chứa 8,82% Hydro về khối lượng. Tên nguyên tố Rvà %R trong Oxit cao nhất :
 a. Phot pho và 43,66% b. Phot pho và 40%
 c. Nitơ và 25,93% d. Một kết quả khác
Bài 28. Chọn phát biểu đúng:
a. Nguyên tử các nguyên tố trong cùng nhóm bao giờ cũng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.
b. Trong một chu kỳ khi đi từ trái sang phải tính kim loại tăng dần và tính phi kim giảm dần.
c. Tính chất hóa học các nguyên tố trong cùng phân nhómthì giống nhau.
d. Số khối bằng tổng số hạt trong nguyên tử. 
Bài 29. Nguyên tố Y ở chu kỳ 4 nhóm IVA. Số thứ tự nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn là:
 	a. 19	 	b. 20	c. 22	d. 32
Bài 30. Nguyên tử R có tổng số hạt là 42, trong hạt nhân số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Vị trí R trong hệ thống tuần hoàn:
	a. STT 14, CK 3, Nhóm IVA.	b. STT 14, CK 4, Nhóm IVA. 
	c. STT 21, CK 4, Nhóm VA.	d. STT 15, CK 4, Nhóm IVA. 
Bài 31. Xếp theo thứ tự tăng dần tính phi kim của các nguyên tố có ký hiệu nguyên tử:
 15A	 7B 	13C	 9D	 20E	 17G
	a. D, G, B, A, C, E.	b. E, C, A, B, G, D.
	c. E, C, A, B, D, G.	d. C, E, A, B, G, D.
Bài 32. Hợp chất Hydro với Halogen có chứa 97,26% Halogen về khối lượng. Tên của Halogen là:
	a. Flo	b. Clo	c. Brom	d. Iot
Bài 33. Hòa tan hoàn toàn 1,38g kim loại kiềm vào 98,68g nước thu dung dịch A và 672ml khí(đkc). Tên kim loại kiềm là:
	a. Liti	b. Natri	c. Kali	d. Canxi.
Bài 34. Nồng độ % của chất tan trong dung dịch A ở Bài 33 là:
	a. 2,4%	b. 3,15%	c. 2,432%	d. 4,32%
Bài 35. Cho 5,55g một kim loại kiềm tác dụng hết với nước, dẫn toàn bộ khí thu được qua ống đựng CuO (dư) đun nóng tạo 25,6g Cu. Tên kim loại kiềm là:
 a. Liti	b. Natri	c. Kali	d. Canxi.
Bài 36. Hòa tan hoàn toàn 3g hỗn hợp gồm kim loại kiềm A và natri vào nước thu dung dịch X. Để trung hòa hoàn toàn dung dịch X cần dùng 50g dung dịch HCl 14,6%. Tên A:
	a. Kali	b. Liti	c. Bari	d. Natri
Bài 37. Cho 8,8g một hỗn hợp gồm hai kim loại thuộc hai chu kỳ liên tiếp của nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl dư thu 6,72l khí(đkc). Xác định tên hai kim loại và tính % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
a. Beri (37,24%) và Magie (62,76%)
b. Magie (54,55%) và Canxi (45,45%)
c. Canxi (54,55%) và Magie (45,45%)
d. Magie (37,24%) và Beri (62,76%)
Bài 38. Cho 0,48g kim loại M tác dụng với dung dịch HCl dư tạo 448ml khí (đkc). Định tên kim loại M.
	a. kẽm	b. nhôm 	c. Sắt	d. Magie
Bài 39. Cho 5,4g kim loại tác dụng với Oxy không khí lấy dư thu được 10,2g Oxit cao nhất. Định tên kim loại.
 a. kẽm	b. nhôm 	c. Sắt	d. Magie
Bài 40. Hai nguyên tố A, B ở 2 phân nhóm chính liên tiếp trong hệ thống tuần hoàn. B thuộc nhóm V. Ở trạng thái đơn chất A và B không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử A, B là 23. Tên A, B là 
	a. Cacbon, Photpho	b. Oxy, photpho
	c. Nitơ, lưu huỳnh	d. Nitơ, Oxy
Bài 41. Định luật tuần hoàn Menđeleep theo quan niệm hiện nay được phát biểu:
a. Tính chất của các nguyên tố cũng như thành phần và tính chất của các đơn chất và hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử.
b. Tính chất của các nguyên tố cũng như thành phần và tính chất của các đơn chất và hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng của số khối.
c. Tính chất của các nguyên tố cũng như thành phần và tính chất của các đơn chất và hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
d. a, b, c đúng.
Bài 42. Phát biểu nào sai trong số các phát biểu sau về quy luật biến thiên tuần hoàn trong một chu kỳ khi đi từ trái sang phải:
	a. Hóa trị trong oxit cao nhất đối với oxi tăng dần từ 1 đến 7.
	b. Độ âm điện giảm dần.
	c. Tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần.
	d. Oxit và hyđroxit có tính bazơ giảm dần và tính axit tăng dần. 
Bài 43. Một nguyên tố X có số oxi hóa dương cao nhất bằng 3 lần hóa trị của X đối với Hyđro. Trong hợp chất giữa X với hyđro chứa 5,88% hyđro theo khối lượng. Tên nguyên tố X là:
	a. Lưu huỳnh	b. Nitơ	c. Phot pho	d. a,b,c đều sai
Bài 44. Cấu hình electron của các nguyên tử có electron chót như sau:
	 A. 3d104p5 	B. 2s22p6	C. 5p66s1
	Nguyên tố nào thuộc kim loại, phi kim, khí hiếm.
	a. A phi kim , B khí hiếm , C kim loại.
	b. B phi kim , C khí hiếm , A kim loại.
	c. A phi kim , B khí hiếm , C kim loại.
	d. C phi kim , B khí hiếm , A kim loại.
Bài 45. Cho các nguyên tố A, B, C, D, E lần lượt có cấu hình electron nguyên tử tương ứng là:
	A. 1s22s22p63s2	 B. 1s22s22p63s23p64s1	C. 1s22s22p63s23p63d64s2
	D. 1s22s22p63s23p63d104s24p65s2	E. 1s2
	a. A, C, D, E	b. B, C
	c. A, E, D	d. A, D 
Bài 46. Hai nguyên tử A, B có phân lớp electron ngoài cùng lần lượt là 2p, 3s. Tổng số electron của hai phân lớp này là 5 và hiệu số electron của chúng là 1. Số thứ tự A, B trong hệ thống tuần hoàn lần lượt là:
	a. 5, 10	b. 7, 12	c. 6, 11	d. 5, 12
Bài 47. Nguyên tử R có tổng số hạt proton, notron, electron gấp ba lần số electron ở lớp vỏ.
	Chọn phát biểu đúng:
	a. Số khối là một số chẵn.
	b. Hạt nhân chứa proton và nơtron theo tỉ lệ 1:1.
	c. Không thể xác định được điện tích hạt nhân R.
	d. a, b, c đều đúng.
Bài 48. Mệnh đề nào sau đây sai:
	a. Độ âm điện của một nguyên tố đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử ứng với nguyên tố đó.
	b. Độ âm điện và tính kim loại của một nguyên tố biến thiên ngược chiều nhau.
	c. Flo là nguyên tố có độ âm điện nhỏ nhất.
	d. Có thể dựa vào độ âm điện của hai nguyên tố A, B để xác định loại liên kết giữa hai nguyên tử của hai nguyên tố đó. 
Bài 49. Phát biểu nào sau đây là chính xác.
	a. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi hai loại hạt: proton và electron.
	b. Trong phản ứng hoá học hạt nhân nguyên tử thường bị biến đổi.
	c. Khối lượng của hạt nhân chiếm hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử.
	d. Thể tích của hạt nhân chiếm hầu như toàn bộ thể tích nguyên tử.
Bài 50. Chọn phát biểu đúng:
	a. Trong cùng một phân nhóm chính khi đi từ trên xuống bán kính nguyên tử giảm dần.
	b. Bắt đầu từ chu kỳ 3 mới có phân nhóm phụ.
	c. Khi đi từ trái sang phải trong một chu kỳ tính kim loại tăng dần.
	d. Tính kim loại tăng dẫn đến tính bazơ của hyđroxit cũng tăng.
LIÊN KẾT HÓA HỌC
BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1. Cho các chất
	CaCl2, NH3, SiO2, AlF3, P2O5, CS2, BaBr2, N2O5, SO3, Cl2O7, NaI, CH2I2, N2, K3N, C2H6,C2H4,C2H2, LiCl, Mg3N2, SiBr4, Al2O3, HNO3, H2CO3, H2SO4, H3PO4, HClO4.
	a. Hợp chất nào tạo bởi liên kết Ion. Viết sự tạo thành liên kết Ion và cho biết điện hoá trị các nguyên tố.
	b. Hợp chất nào tạo bởi liên kết cộng hoá trị, viết công thức cấu tạo và xác định cộng hoá trị các nguyên tố.
Bài 2. Hai ngtố A,B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ trong HTTH, có tổng số điện tích hạt nhân là 25.
	a. Viết cấu hình e và xác định vị trí A,B trong HTTH.
	b. So sánh tính chất hóa học của chúng.
Bài 3. Hãy điền vào các ô trong bảng dưới đây:
Tên nguyên tố, hoặc ion
ký hiệu
Điện tích tổng cộng
Số proton
Số nơtron
Số electron
14
16
14
18O2-
Sắt
30
ion clorua
20
3+
14
10
Ca2+
20
ion sunfua
2-
16
Bài 4. Nguyên tử X, anion Y-, cation Z2+ đều có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là: 4s2 4p6.
	a. Các nguyên tố X, Y, Z là kim loại, phi kim hay khí hiếm.
	b. Cho biết vị trí X, Y, Z trong hệ thống tuần hoàn.
Bài 5. Viết công thức electron của 3 phân tử đơn chất, 3 phân tử hợp chất. Trong các phân tử đó phân tử nào có liên kết cộng hóa trị không phân cực? Phân tử nào có liên kết cộng hóa trị phân cực? Vì sao ?
Bài 6. Một nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s2 3p5.
	a. Nguyên tố này thuộc nhóm thứ mấy trong hệ thống tuần hoàn.
	b. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử đơn chất này.
Bài 7. Một nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 1s22s22p3.
	a. Xác định vị trí của nguyên tố R trong hệ thống tuần hoàn. Từ đó suy ra công thức của hợp chất đơn giản nhất với hyđro.
	b. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của hợp chất này.
Bài 8. 
	a. Giữa các nguyên tố O, S, Na có khả năng tạo thành những kiểu liên kết gì khi cho chúng hóa hợp với nhau từng đôi một ?
	b. Trong số các phân tử được tạo thành, phân tử nào phân cực nhất ? Vì sao?
Bài 9. Có bao nhiêu electron trong mỗi ion sau:
	NO3-	SO42-	CO32-	Br -	NH4+
Bài 10. Những quá trình sau biến đổi như thế nào?
	a. 	Na+	+ 1e	 ?
	b. 	Ca2+	+ 2e ?
	c. 	Fe3+	+ 1e ?
	d. 	2F-	- 2e ?
	e.	2O2-	- 4e ? 
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Cation M+ có cấu hình electron ở lớp vỏ ngoài cùng là 2p6. Xác định cấu hình electron của nguyên tử M.
a. 1s22s22p6	b. 1s22s22p63s2
 c. 1s22s22p63s1	d. 1s22s22p63s23p1
Tổng số hạt trong nguyên tử R bằng 36, số hạt mang điện âm bằng số hạt không mang điện. Ion tạo nên từ nguyên tử R có cấu hình electron 
a. 1s22s22p6	b. 1s22s22p63s2
c. 1s22s22p63s1	d. 1s22s22p63s23p1
Ion nào sau đây không có cấu hình electron của khí hiếm.
a. Na+	b. Ba2+
 c. Fe2+	d. Al3+
Nguyên tử X, cation Y2- và anion Z+ đều có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6.
X, Y, Z là kim loại , phi kim hay khí hiếm?
a. X kim loại, Y phi kim , Z kim loại
b. X khí hiếm, Y phi kim , Z kim loại
c. X khí hiếm, Y kim loại, Z phi kim 
d. X kim loại, Y kim loại, Z phi kim
Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Xác định vị trí (ô, phân nhóm, chu kỳ ) của X, Y trong HTTH.
	a. X ô 19, nhóm IA, chu kỳ 4 và Y ô 16, nhóm VIA, chu kỳ 3. 
	b. X ô 17, nhómVIIA, chu kỳ 3 và Y ô 20, nhóm IIA, chu kỳ 4.
	c. X ô 17, nhómVIIA, chu kỳ 4 và Y ô 20, nhóm IIA, chu kỳ 3.
	d. X ô 20, nhómVIIA, chu kỳ 4 và Y ô 17, nhóm IIA, chu kỳ 3.
Cho các chất : Li3N (1), CO2 (2), PH3 (3), CaF2 (4), H2SiO3 (5), Na2O (6)
	a. 1, 3,4 là hợp chất tạo bởi liên kết ion.
	b. 2,3,4,5 là hợp chất tạo bởi liên kết cộng hóa trị.
	c. 1,4,5,6 là hợp chất tạo bởi liên kết ion.
	d. 2,3,5 là hợp chất tạo bởi liên kết cộng hóa trị.
Các phân tử : N2 , AgCl , HBr , NH3 , H3PO4 , Al2	O3 , NH4NO3 . Phân tử có liên kết cho nhận là
	a. Al2O3 , NH4NO3 , HBr
	b. AgCl , HBr , NH3 , H3PO4 
	c. H3PO4 , NH4NO3 
	d. Tất cả các phân tử trên trừ N2 
Cặp chất nào sau đây, trong mỗi chất đều chứa cả 3 loại liên kết (ion, cộng hóa trị, phối trí) 
	a. NaCl và H2O	b. NH4Cl và Al2O3
	c. Na2SO4 và Ba(OH)2 	d. K2SO4 và NaNO3
Chọn phát biểu đúng:
	a. Tất cả các nguyên tử có cùng số hạt mang điện âm đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
	b. Liên kết ion được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
	c. Electron hóa trị của những nguyên tố nhóm A trong hệ thống tuần hoàn là những electron lớp ngoài cùng có khả năng tham gia vào liên kết hóa học.
	d. a, b, c đều đúng.
X là nguyên tố mà nguyên tử có chứa 20 electron, còn Y là nguyên tố mà nguyên tử có chứa 9 proton. Công thức của hợp chất và loại liên kết tạo thành giữa các nguyên tử của hai nguyên tố này là:
	a. X2Y và liên kết cộng hóa trị.
	b. XY2 và liên kết ion.
	c. XY3 và liên kết ion.
	d. XY2 và liên kết cộng hóa trị. 
Tổng số electron trong ion bằng 50. Số hạt mang điện trong nguyên tử X nhiều hơn trong nguyên tử Y là 16. số hiệu nguyên tử X , Y lần lượt là:
	a. 16 và 8	b. 12 và 9
	c. 18 và 8	d. 17 và 11
Anion X- và cation Y+ có cấu hình electron tương tự nhau. Điều kết luận nào sau đây luôn đúng:
	a. Nguyên tử X và Y phải thuộc cùng một chu kỳ trong hệ thống tuần hoàn.
	b. Số electron trong lớp vỏ nguyên tử Y nhiều hơn trong lớp vỏ nguyên tử X là 2.
	c. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Y nhiều hơn số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 2.
	d. Số proton trong hạt nhân nguyên tử Y và X bằng nhau.
Liên kết cộng hóa trị là loại liên kết được hình thành khi:
	a. Một kim loại kết hợp với một phi kim.
	b. Một phi loại kết hợp với một phi kim.
	c. Hai nguyên tử góp chung electron để tạo đôi electron dùng chung.
	d. a, b, c đều đúng.
Căn cứ vào các gía trị độ âm điện sau:
	Na = 0,9 ; Ca = 1,0 ; Al = 1,5 ; Mg = 1,2 ; Cl = 3,0 ; O = 3,5 ; C =2,5.
	Cho biết hợp chất nào sau đây có liên kết ion.
	a. CaO, MgCl2, AlCl3, Na2O	b. CaCl2, Al2O3, NaCl.
	c. CaCl2, Al2O3, CO2, CaC2	d. a, b đều đúng.
X là nguyên tố ở chu kỳ 6 PNC nhóm II. X có thể tạo thành ion có điện tích bằng:
	a. + 6	b. - 6	c. + 2	d. – 2
Cấu hình electron của ion Fe3+ (Z = 26) là:
	a. 1s2 2s2 2p6 3s

File đính kèm:

  • docon tap HH10.doc