Nội dung ôn tập học kì - Năm học: 2013 - 2014 môn Địa lý 8

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung ôn tập học kì - Năm học: 2013 - 2014 môn Địa lý 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT QUẬN HẢI CHÂU NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ- NH: 2013 - 2014
TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN ĐỊA LÝ 8
Bài 10: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á
1. Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền.
_Nam Á có ba miền địa hình khác nhau:
 Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km, bề rộng trung bình từ 320 - 400 km. Đây là ranh giới khí hậu quan trọng giữ hai khu vực Trung Á và Nam Á. Về mùa đong, Hi-ma-lay-a có tác dụng chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống, làm cho Nam Á ấm hơn miền Bắc Việt Nam là nơi có cùng vĩ độ. Về mùa hạ, gió mùa tây nam từ Ấn Độ Dương thổi tới, gây mưa lớn trên các sườn núi phía nam.
 Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
 Nằm giữa chân núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can là đồng bằng Ấn-Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biểnA-rap đến vịnh Ben-gan dài hơn 3000 km, bề rộng từ 250 km đến 350 km.
2. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á.
_Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình trong sự kết hợp với gió mùa Tây Nam.
+ Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ và kéo dài, ngăn cản gió mùa tây nam từ biển thổi vào, trút hết mưa ở sườn nam chân núi Hi-ma-lay-a, trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng, khí hậu rất khô hạn.
+ Miền đồng bằng Ấn - Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can như một hành lang hứng gió tây nam từ biển thổi vào qua đồng bằng châu thổ sông Hằng, gặp núi gió chuyển theo hướng tây bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, nhưng lượng mưa ngày càng kém đi.
+ Sườn đông dãy núi Gát Tây trực tiếp đón gió Tây Nam, nên có lượng mưa lớn, bên kia sườn đông, sơn nguyên Đê-can có lượng mưa nhỏ hơn.
_Do chịu ảnh hưởng của gió tây và tây bắc từ sơn nguyên I-ran thổi tới rất khô và nóng, nên ít mưa: ở hoang mạc Tha.
Bài 11: DÂN CƯ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC NAM Á
Bài tập: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ trong hai năm 1999 và 2001 Nhận xét sự chuyển dịch các GDP của Ấn Độ. 
 Dựa vào bảng số liệu sau đây:
Các ngành kinh tế
Tỉ trọng trong cơ cấu GDP (%)
1999
2001
Nông – lâm - thuỷ sản
Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ
27,7
26,3
46,0
25,0
27
48
 1999 2001
 Biểu đồ cơ cấu GDP của Ấn Độ
(Cách vẽ: Lấy số % nhân cho 3,6, ta sẽ có số độ rồi vẽ góc theo số độ tương ứng)
Nhận xét: _Qua biểu đồ cơ cấu GDP của Ấn Độ năm 1999 thì ta thấy:
+ Ngành chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành dịch vụ (chiếm đến 46,0%)
+ Ngành chiếm tỉ trọng thứ nhì là ngành Nông - Lâm - Thủy sản (chiếm 27,7%)
+ Ngành chiếm tỉ trọng thấp nhất là ngành công nghiệp - xây dựng (chỉ chiếm 26,3%)
_Từ đó cho thấy nền kinh tế của Ấn Độ đang chuyển hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bài 12: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á
1. Hãy nêu những điểm giống và khác nhau của hai sông Hoàng Hà và Trường Giang.
_Giống nhau:
+ Bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng
+ Chảy về phía đông rồi đổ ra biển
+ Ở hạ lưu, hai sông bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ
+ Nguồn cung cấp nước đều do băng tuyết tan và mưa gió mùa vào mùa hạ
+ Có lũ lớn vào cuối hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân.
_ Khác nhau:
Hoàng Hà
Trường Giang
Chế độ nước thất thường
Về mùa hạ thường có lũ lớn
Gây nhiều thiệt hại cho mùa màng và đời sống nhân dân
Chế độ nước điều hòa hơn
Ít gây lũ lớn
Ít gây thiệt hại hơn về người và của
2. Nêu nguyên nhân và giải pháp để hạn chế sự ô nhiễm sông ngòi của Nam Á.
_Nguyên nhân:
+ Do sự xả rác bừa bãi của con người
+ Do các loại chất thải, nước thải chưa qua xử lí của các khu sinh hoạt, khu công nghiệp
+ Do sự tàn phá cây cối, rò rỉ hóa chất, sử dụng nhiều thuốc hóa học, thuốc trừ sâu.
_Giải pháp:
+ Không vứt rác bừa bãi xuống sông
+ Xử lí tốt các loại chất thải trước khi thải ra sông
+ Tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ sông, không nên chặt phá rừng.
Bài 13: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC ĐÔNG Á
1. Nêu đặc điểm kinh tế của khu vực Đông Á.
_Ngày nay nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có đặc điểm:
+ Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao
+ Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu. Biểu hiện điển hình là sự phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
2. Em hãy nêu những ngành sản xuất công nghiệp của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới.
_Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển.
_Công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện tử, máy tính điện tử, người máy công nghiệp.
_Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: đồng hồ, máy ảnh, xe máy, máy giặt, máy lạnh
3. Nêu các thành tựu quan trọng nhất của nền kinh tế Trung Quốc trong mấy chục năm qua.
_Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện, nhờ đó giải quyết tốt vấn đề lương thực cho gần 1,3 tỉ người.
_Phát triển nhanh chóng một nền công nghiệp hoàn chỉnh, trong đó có một số ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử, hàng không vũ trụ.
_Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định (từ 1995 - 2001 tốc độ tăng hằng năm trên 7%), sản lượng của nhiều ngành như lương thực, than, điện năng đứng hàng đầu thế giới.

File đính kèm:

  • dockiem tra dia 8.doc