Ngữ văn - Cách làm bài văn nghị luận

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 899 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngữ văn - Cách làm bài văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾNG VIỆT
*Từ đồng âm: là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau . 
*Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Từ đồng nghĩa có hai loại : - Những từ đồng nghĩa hoàn toàn - Những từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
*Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau xét trên một cơ sở chung nào đó. 
*Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. 
*Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo nên. Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên.Từ phức có hai loại: từ ghép và từ láy. + Từ ghép tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa. + Từ láy có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
*Hiện tượng chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ: nghĩa chuyển suy ra từ nghĩa chính. 
*Từ nhiều nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên.Nghĩa chuyển suy ra từ nghĩa chính
*Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. 
* Cấp độ khái quát nghĩa của từ
Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (Khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác:
-Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác
-Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác
-Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với từ ngữ này, đồng thời có nghĩa hẹp đối với một số từ ngữ khác
*Hoán dụ là phương thức tu từ thực hiện bằng việc chuyển nghĩa của các từ, dựa vào sự gần nhau của đối tượng, sự vật. Tương tự như ẩn dụ, phép hoán dụ bắt nguồn từ khả năng đa dạng, đa bội của từ vựng trong các chức năng định danh; hoán dụ là đặt một nghĩa bóng cho một từ vốn có nghĩa đen.
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Khi bắt gặp 1 đề NLXH, phải tự đặt ra cho mình 2 câu hỏi và phải tự trả lời 2 câu hỏi ấy:
1/ Đề yêu cầu nội dung nghị luận về chủ đề gì?
2/ Thao tác nghị luận chính dùng để nghị luận trong quá trình viết để đáp ứng yêu cầu của đề là gì?
* Các chủ đề quen thuộc của văn nghị luận XH:
- Đạo dức - nhân sinh.
- Tư tưởng văn hoá.
- Lịch sử.
- Kinh tế.
- Chính trị.
- Địa lý, môi trường.
* Các thao tác chính hay dùng: Chứng minh, Giải thích, Bình luận.
=> Đề ra thường vừa yêu cầu về kiến thức (nằm ở các chủ đề khác nhau), vừa yêu cầu về kĩ năng (nằm ở các thao tác yêu cầu cần thực hiện). Nên các em vừa phải chịu học để bổ sung kiến thức cho phong phú, vừa phải rèn luyện các kĩ năng để thực hiện thao tác nghị luận cho đúng phương pháp.
- Về mặt kiến thức, buộc các em phải tự trang bị, vì không có 1 loại biện pháp vạn năng giúp nhét kiến thức vào đầu các em, mà đó phải là 1 quá trình tích luỹ dần dần, đồng thời phải có ý thức học kiến thức trên nhà trường 1 cách đầy đủ. Ở đây, chúng ta chỉ có thể bàn về yêu cầu phương pháp.
Đề bài thường yêu cầu các em phải làm theo 1 thao tác chủ yếu: giải thích, chứng minh hay bình luận. 
1/ Giải thích: 
+ Yêu cầu đặt ra: 
Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bên trong. Tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo cái đang được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ.
+ Công việc cụ thể: 
Để làm sáng tỏ vấn đề, ta phải đi vào lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn điều người ta muốn và cái lẽ khiến người ta nói như vậy.
Trong thao tác giải thích, ta vừa dùng lý lẽ để phân tích, lý giải là chủ yếu; vừa dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập 1 cách hiểu đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống lại cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, ko hết ý.
Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi đã tìm hiểu được chân lý. Phương hướng để vận dụng những chân lý này vào cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo cho cá thể hay cho cộng đồng mà có hướng vận dụng phù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào?
=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:
- Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói.(giải thích)
- Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy?(tại sao?)
- Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì)
2/Chứng minh: 
+ Yêu cầu đặt ra:
Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ. Khi ta đã chấp nhận cái chân lý thể hiện trong 1 phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình = những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịc sử, từ văn học (nếu đề yêu cầu) và kèm theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho người đọc.
+ Công việc cụ thể:
Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ bản thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất.
Tiếp theo là việc lựa chọn dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong phú, ta phải tìm & lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần CM). Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lý lẽ phân tích - chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia. Để dẫn chứng và lý lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng -> 1 hệ thống mạc lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại...miễn sao hợp logic.
Bước kết thúc vẫn là bc vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống hôm nay để đề xuất phương hướng nỗ lực. Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn. Ta cần tránh công thức và rút ra kết luận cho thoả đáng, thích hợp với từng người, hoàn cảnh, sự việc.
=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:
- Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên.
- Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.
- Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực.
3/ Bình luận:
Đây là thao tác có tính tổng hợp vì nó bao hàm cả công việc giải thích lẫn chứng minh. Nên những yêu cầu của giải thích và chứng minh cũng là yêu cầu đối với văn bình luận, nhưng giải thích và chứng minh sẽ được viết cô đọng, ngắn gọn hơn so với chỉ 1 thao tác chứng minh hoặc giải thích để tập trung cho phần việc quan trọng nhất là bình luận - phần mở rộng vấn đề. 
Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có 3 khả năng:
- Hoàn toàn nhất trí.
- Chỉ nhất trí 1 phần. (có giới hạn, có đk)
- Không chấp nhận. (bác bỏ)
Sau đó, ta bình luận - mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN
a) Luận điểm : là ý kiến xác đáng của người viết về vấn đề được đặt ra.
             Vd : Tác phẩm Chí Phèo xây dựng thành công nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
              Để thuyết minh cho luận điểm lớn, người ta thường đề xuất các luận điểm nhỏ. Các luận điểm ấy liên kết với nhau để soi sáng, thuyết minh cho luận điểm lớn của toàn bài.
      b) Luận cứ : là những lý lẽ và dc dùng để thuyết minh cho luận điểm.
      c) Luận chứng : là sự phối hợp, tổ chức các lý lẽ và dc để thuyết minh cho luận điểm.
           Luận chứng phải chặt chẽ, tránh cực đoan, một chiều, phải biết lật đi lật lại vấn đề để xem xét cho cạn lý hết lẽ.
       III Một số cách luận chứng :
    1) Diễn dịch : từ một chân lý chung, quy luật chung mà suy ra các hệ luận, các biểu hiện cụ thể.
     2) Quy nạp : từ những chứng cứ cụ thể mà rút ra những nhận định khái quát.
     3) Phối hợp diễn dịch với quy nạp : mô hình cấu tạo của toàn bài văn : tổng - phân - hợp.
     4) Nêu phản đề : lật ngược vấn đề.
                Nêu luận điểm giả định và phát triển đến tận cùng để chứng tỏ là luận điểm sai. Từ đó khẳng định luận điểm của mình.
     5) So sánh :
          * So sánh tương đồng : từ một chân lý đã biết suy ra một chân lý tương tự có chung lôgích bên trong.
          * So sánh tương phản : đối chiếu các mặt trái ngược nhau để làm nổi bật luận điểm.
     6) Phân tích nhân quả :
          * Trình bày nguyên nhân trước, chỉ ra kết quả sau.
          * Chỉ ra kết quả trước, trình bày nguyên nhân sau.
          * Trình bày hàng loạt sự việc theo quan hệ nhân quả liên hoàn.
     7) Vấn đáp : Nêu câu hỏi rồi trả lời hoặc để người đọc tự trả lời.
#thế nào là chuỗi sự việc trong văn tự sự�? Theo em có thể bỏ bớt chi tiết nào có được không?
- Tự sự là cách kể chuyện, kể việc, kể về con người (nhân vật). Câu chuyện bao gồm những chuỗi sự việc nối tiếp nhau để đi đến kết thúc.
#Đặc điểm của phương thức tự sự là gì�?ý nghĩa của tự sự?
- Tự sự giúp người đọc, người nghe hiểu rõ sự việc, con người, hiểu rõ vấn đề, từ đó bày tỏ thái độ khen, chê
- Tự sự rất cần thiết trong cuộc sống, trong giao tiếp, trong văn chương. 
*Trong văn bản tự sự để người đọc(người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết( người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.
*Nghị luận thực chất là các cuộc đối thoại với các nhận xét, phán đoán các lí lẽ, dẫn chứng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe phải suy nghĩ về một vấn đề, một tư tưởng, một quan điểm nào đó. Trong đoạn văn nghị luận, người viết ít dùng câu miêu tả, trần thuật mà thường dùng nhiều loại câu khẳng định, phủ định và câu có các cặp quan hệ từ như: không những mà còn, vì thếcho nên Dùng nhiều từ ngữ như: tại sao, thật vậy, tuy thế, trước hết, sau cùng, nói chung, tóm lại... -Yếu tố nghị luận làm cho đoạn văn có lập luận chặt chẽ, sức thuyết phục cao.

File đính kèm:

  • doccach lam bai van nghi luan.doc
Đề thi liên quan