Một số kinh nghiệm trong giải bài tập di truyền Sinh học 9

doc13 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm trong giải bài tập di truyền Sinh học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG GIẢI BÀI
 TẬP DI TRUYỀN SINH HỌC 9 
 Qua thực tế nhiều năm giảng dạy chương trình sinh học 9 tôi nhận thấy khi học đến phần di truyền và biến dị đa phần các học sinh đều bị chửng lại,vì đây là kiến thức hoàn toàn mới lại trừu tượng và rất khó với học sinh, vì vừa có lý thuyết vừa có bài tập, mà các dạng bài tập này quá mới lạ đối với các em , do vậy học sinh thường gặp khó khăn khi giải các bài tập di truyền, biến dị nói chung và các bài tập thuộc phần di truyền nói riêng là do: Kiến thức bài tập di truyền quá đa dạng và trừu tượng, mỗi dạng bài tập khác nhau đều có những đặc trưng riêng, không có sự liên quan về kĩ năng, phương pháp. Bên cạnh đó nội dung sách giáo khoa phổ thông không cung cấp cho các em những công thức cơ bản để giải bài tập, nhưng chương trình sinh 9 chỉ có 1 tiết giải bài tập duy nhất gói gọn trong chương I thì làm sao đáp ứng được nhu cầu học hỏi của các em đối với các bài tập di truyền. Một lí do khách quan hiện nay là học sinh không có hứng thú với môn sinh học nên việc nắm chắc kiến thức lí thuyết, hiểu rõ công thức và giải đựơc các bài tập di truyền là điều rất khó khăn, Kết quả giãng dạy nhiều năm cho thấy tỉ lệ học sinh không giải được bài tập di truyền còn khá cao (20- 35%) phần bài tập di truyền đa số các em không giải được hoặc chưa đạt điểm tối đa. Do vậy với trách nhiệm của người dạy tôi nhận thấy mình cần phải đưa ra một số phương pháp giải bài tập di truyền tối ưu nhất để giúp học sinh của mình Nhằm giúp các em nắm được một số phương pháp và kỹ năng cơ bản để giải được các bài tập di truyền trong chương trình sinh học 9, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường nói chung và môn sinh 9 nói riêng. 
. Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập :
 Ở mỗi dạng toán DT tôi hướng dẫn và cho các em ghi cách giải ở tiết 7 giải BTDT trong chương trình học chính khóa . Sau đó tôi ra các dạng đề để các em tự giải . Đề đủ dạng từ dễ đến khó, nếu là đề trắc nghiệm chọn đáp án thì sau đó tôi cho các em viết sơ đồ lai kiểm chứng .Tôi phô tô cho mỗi nhóm 1 tờ đề bài hoặc ghi đề lên bảng phụ, các em nhận được đề tự giải hoặc hợp tác với nhau cùng giải theo nhóm, tổ ... vào các thời gian thích hợp.Thắc mắc của các em được giải đáp`trong 3 phút đầu mỗi tiết học, hoặc 5 phút chuyển tiết hoặc buổi trái buổi tức khi nào các em và GV có thời gian rỗi sẽ giải thích cho các em, cán sự bộ môn sinh học giúp GV theo dõi đánh giá tình hình giải bài tập của các em. Lượng kiến thức này sẽ kiểm tra ở bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết trong chương trình học . Cụ thể tôi đã giao cho các em những bài tập như sau :
A. Lai 1 cặp tính trạng : 
Kiến thức này được tổng hợp từ qui luật phân li của Men đen, cụ thể như : “ Lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính , F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn ”
Trước tiên tôi giao cho các em dạng toán thuận 
Dạng toán thuận :
Biết KH của P suy ra tỉ lệ hiểu gen , kiểu hình ở F1 , F2. Mục tiêu của tôi là tất cả những học sinh đã học sinh học 9 phải biết viết sơ đồ lai . Dạng bài tập này cách giải như sau :
Bước 1 : Qui ước gen
Bước 2 : Xác định KG của P
Bước 3 : Viết sơ đồ lai
Ví dụ : Ở gà , chân cao là tính trạng trội hoàn toàn so với chân thấp 
Hãy xác định kết quả con lai F1 khi cho gà chân cao giao phối với gà chân thấp .
Cho gà thân cao F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ KG , KH ở F2 sẽ như thế nào ? 
Làm thế nào để chọn gà chân cao ở F2 thuần chủng ? có cần kiểm tra tính thuần chủng của gà chân thấp không ? vì sao ?
 Hướng dẫn giải 
Qui ước : gen A: qui định gà chân cao ; gen a: qui định gà chân thấp 
 Gà chân cao có kiểu gen : AA hoặc Aa 
 Gà chân thấp có kiểu gen : aa 
 a . Gà chân cao giao phối với gà chân thấp có 2 trường hợp
 Trường hợp 1 :
 P : AA (chân cao) x aa( chân thấp)
 GP: A a
 F1: KG : 100% Aa
 KH : 100% gà chân cao 
Trường hợp 2 :
 P : Aa X aa
 Gp : A, a a
 F1 : KG : 1 Aa : 1aa
 KH : 1 gà chân cao : 1 gà chân thấp 
b . Cho gà chân cao F1 tự giao phối:
 gà chân cao F1 có kiểu gen Aa 
 Sơ đồ lai :
F1 x F1 : Aa x Aa
 GF1 : A, a A, a
 F2 : KG : 1 AA : 2Aa : 1aa
 KH : 3 chân cao : 1 chân thấp 
c . Để chọn gà chân cao thuần chủng ở F2 ta thực hiện phép lai phân tích , 
 tức cho gà chân cao F2 lai với gà chân thấp KG aa 
Nếu con lai phân tích đồng tính chân cao thì gà chân cao F2 thuần chủng .
Nếu con lai phân tích phân tính với tỉ lệ 1 chân cao : 1 chân thấp thì gà chân cao F2 không thuần chủng .
Không cần kiểm tra tính thuần chủng của gà chân thấp vì chân thấp là tính trạng lặn , luôn mang KG đồng hợp lặn aa .
 Dạng Toán nghịch:Biết số lượng hoặc tỉ lệ KH ở đời con xác định KG, KH ở P
 dạng bài tập này có cách giải như sau : 
 + Căn cứ vào tỉ lệ KH đời con suy ra KG, KH của thế hệ bố mẹ 
Dạng 1 : Nếu F1 đồng tính suy ra thế hệ xuất phát thuần chủng và tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội .
Ví dụ: Khi giao phấn giữa cây ngô thân cao với cây ngô thân thấp thu được 
 F1 toàn cây thân thấp .
Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai của P 
Cho F1 tự thụ phấn thì kết quả F2 sẽ như thế nào ? 
Cho F1 lai phân tích thì sơ đồ lai viết như thế nào?
 Hướng dẫn giải: 
Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai của P 
Theo đề bài : 
P: Thân cao x thân thấp 
F1: đều thân thấp 
 P: mang cặp tính trạng tương phản, F1 đồng loạt thân thấp.
 Hướng dẫn giải: 
Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai của P 
Theo đề bài : 
P: Thân cao x thân thấp 
F1: đều thân thấp 
P: mang cặp tính trạng tương phản, F1 đồng loạt thân thấp. Dựa và qui luật của Menđen ta suy ra :
Thân thấp là tính trạng trội so với thân cao 
Do F1 đồng tính nên P phải thuần chủng .
Qui ước : Gen A: Thân thấp, a : thân cao 
Sơ đồ lai :
P : AA x aa
Gp: A a
F1 : KG : 100% Aa 
 KH : 100 % thân thấp 
 b . Cho F1 tự thụ phấn
 F1 x F1 : Aa x Aa
 G F1 : A , a 	 A, a
 F2 : KG: 1 AA : 2 Aa : 1 aa 
 KH : 3 thân thấp : 1 thân cao 
 c . Cho F1 lai phân tích :
F1 : Aa x aa
GF1 : A, a a
 Fb : KG : 1 Aa : 1aa 
 KH : 1 thân thấp : 1 thân cao 
Dạng 2 : Nếu F1 phân tính theo tỉ lệ 3:1 thì suy ra P : dị hợp cả 2 cặp gen 
 Ví dụ: Khi cho các cây F1 giao phấn với nhau người ta thu được F2 có 450 
 cây có hạt đen và 150 cây có hạt nâu .
Hãy dựa vào một định luật di truyền nào đó của Menđen để xác định tính trội , tính lặn và lập qui ước gen 
Lập sơ đồ giao phấn của F1
Suy ra cặp P đã lai tạo ra các cây F1 nói trên và lập sơ đồ minh hoạ 
 Hướng dẫn giải 
a . Xác định tính trạng trội , tính lặn và lập qui ước gen
 Xét kết quả thu được ở F2 có :
 450 hạt đen :150 hạt nâu = 3 hạt đen : 1 hạt nâu 
F2 có tỉ lệ kiểu hình của định luật phân tính . Dựa vào định luật này , suy ra tình trạng hạt đen trội hoàn toàn so với tính trạng hạt nâu 
Qui ước : Gen A : hạt đen , gen a : hạt nâu 
 b . Sơ đồ giao phấn của F1 :
 F2 có tỉ lệ 3 trội : 1 lặn . Suy ra F1 đều có KG dị hợp Aa , KH hạt đen .
 Sơ đồ lai : 
 F1: Aa ( hạt đen ) x Aa ( hạt đen) 
 GF1: A, a A, a
 F2: KG : 1A A: 2Aa :1a a
 KH: 3Hạt đen : 1 hạt nâu 
 c . Kiểu gen , kiểu hình của P :
F1 đều dị hợp Aa suy ra cặp P mang lai phải thuần chủng về cặp tính trạng tương phản . Vậy KG, KH của 2 cây P là : 
Một cây mang KG: AA , KH: hạt đen
Một cây mang KG: aa , KH: hạt nâu 
Sơ đồ minh hoạ : P: AA ( hạt đen ) x aa ( hạt nâu )
 Gp : A a
 F1 : KG : 100% Aa
 KH : 100 % hạt đen 
Dạng 3 : Nếu F 1 phân tính theo tỉ lệ 1: 2: 1 suy ra P dị hợp cả 2 cặp gen :
 Aa x Aa và tính trạng trội là trội không hoàn toàn .
Ví dụ : ở bí quả tròn là tính trạng trội so với quả dài, cho 2 cây có dạng quả khác nhau giao phấn với nhau, thu được F1 đồng loạt giống nhau . Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 như sau : 68 cây quả tròn, 135 cây quả bầu dục , 70 cây quả dài . 
a - Nêu đặc điểm di truyền của phép lai 
 b - Xác định KG , KH của P và F1
 c - Lập sơ đồ lai từ P đến F2
 Hướng dẫn giải
Đặc điểm di truyền của phép lai : 
F2 có tỉ lệ kiểu hình : 68 quả tròn : 135 quả bầu dục : 70 cây quả dài xấp xỉ
 1tròn : 2 bầu dục : 1dài 
F2 có tỉ lệ của định luật phân li với hiện tượng tính trội không hoàn toàn
 Theo đề bài, suy ra quả tròn là tính trạng trội không hoàn toàn so với quả dài
 b. Xác định KG, KH của P và F1
 Qui ước : gen A qui định quả tròn, gen a : quả dài 
 Kiểu gen AA : quả tròn, Aa: quả bầu dục, aa: quả dài 
 Vậy : 
 - Kiểu gen của P có một cây quả tròn thuần chủng : AA và cây còn lại
 Có quả dài : aa
 - Kiểu gen của F1 là Aa : quả bầu dục 
 c . Lập sơ đồ lai từ P đến F2 
 P : AA (quả tròn ) x aa( quả dài) 
 Gp : A a 
 F1 : Aa 
 KG : 100%Aa
 KH : 100% quả bầu dục 
 F1X F1 : Aa (bầu dục) x Aa ( bầu dục) 
 GF1 : A, a A, a 
 F2 : 1AA : 2Aa : 1aa 
 KG : 25%AA : 50%Aa : 25% aa 
 KH : 25% quả tròn : 50% quả bầu dục : 25% quả dài
Dạng 4 : Nếu F1 phân tính theo tỉ lệ 1 : 1 thì suy ra P : 1 mang KG dị hợp và 1 mang KG đồng hợp lặn : Aa x aa ( vì đây là kết quả của phép lai phân tích) 
Ví dụ : Ở đậu Hà Lan vỏ hạt trơn là tính trạng trội so với vỏ hạt nhăn cho giao phấn 2 cây đậu với nhau , tỉ lệ KH F1 xấp xỉ 50% đậu vỏ hạt trơn , 50% đậu vỏ hạt nhăn . Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F1
 Hướng dẫn giải 
 Theo đề bài ta qui ước : gen B qui định vỏ trơn, b qui định vỏ nhăn
 - Đậu vỏ trơn có 2 kiểu gen là: BB , Bb 
 - Đậu vỏ nhăn có kiểu gen là : bb 
Nếu F1 phân tính theo tỉ lệ 1 : 1 suy ra 1 P mang kiểu gen dị hợp(Bb)
 1 mang kiểu gen đồng hợp lặn (bb) 
 Sơ đồ lai : 
 P : Vỏ trơn x vỏ nhăn 
 Bb bb 
 Gp : B : b b 
 F1 : Bb : bb 
 KG : 1Bb : 1bb 
 KH : 50% vỏ trơn : 50% vỏ nhăn
Dạng 5 : Đối với loài sinh sản ít , số lượng đời con không đủ lớn để xét tỉ lệ phân li thì giải theo cách tìm giao tử của bố mẹ đã cho con suy ra KG, KH của bố mẹ .
Ví dụ : Ở người lông mi dài là tính trội hoàn toàn so với lông mi ngắn và gen qui định nằm trên NST thường .
Xác định KG, KH của bố mẹ và lập sơ đồ lai cho mỗi sơ đồ sau đây 
+ Gia đình 1: Sinh được con có đứa có lông mi dài và có đứa có lông mi ngắn .
 + Gia đình 2 : Mẹ có lông mi ngắn sinh được đứa con có lông mi dài 
 + Gia đình 3 : Mẹ có lông mi dài , sinh được đứa con có lông mi ngắn .
 Giải :
Qui ước : Nếu qui ước gen
 A.: Lông mi dài 	a : lông mi ngắn 
a . Xét gia đình 1 : con có đứa lông mi dài , có đứa lông mi ngắn 
- Con có lông mi ngắn : KG aa suy ra bố mẹ đều tạo được giao tử a, KG của P là:
 Aa , aa
- Con có lông mi dài KG : A- suy ra ít nhất bố hoặc mẹ phải tạo được giao tử A KG : Aa do con KH lông mi ngắn (aa ) nên cả bố và mẹ không thể mang kiểu gen AA .
Tổ hợp 2 ý trên suy ra KG , KH của bố mẹ là 1 trong 2 trường hợp sau :
P: Aa (lông mi dài ) x Aa (lông mi dài) 
Hoặc P: Aa (lông mi dài ) x aa ( lông mi ngắn)
Sơ đồ lai :
Trường hợp 1 : P : Aa x Aa
 Gp : A, a A, a
 F1 : KG : 1 AA : 2Aa : 1 aa
 KH : 3 lông mi dài : 1 lông mi ngắn 
Trường hợp 2 : P : Aa x aa
 Gp: A, a a
 F1: KG :1 Aa : 1aa 
 KH: 1 lông mi dài : 1 lông mi ngắn 
b. Xét gia đình 2 :
- Mẹ lông mi ngắn : KG: aa chỉ tạo được 1 loại giao tử a 
- Con có lông mi dài KG : A- suy ra bố phải tạo được giao tử A vậy bố mang KG : AA hoặc Aa 
Sơ đồ lai :
Bố mang kiểu gen AA 
 P : AA x aa
 Gp : A a
 F1 : KG: 100% Aa
 KH : 100% Con có lông mi dài
Bố mang KG Aa :
P : 	Aa x aa
Gp: A, a a
F1 : KG : 1 Aa : 1 aa
 	 KH :1 lông mi dài: 1 lông mi ngắn
c. Xét gia đình 3 :
-Con có lông mi ngắn : KG : aa suy ra bố mẹ đều tạo được giao tử a 
- Bố tạo được giao tử a mang KG : Aa ( lông mi dài ) hoặc aa ( lông mi ngắn) - Mẹ lông mi dài : tạo được giao tử a nên mang kiểu gen Aa ( lông mi dài ) 
+ Nếu bố mang kiểu gen Aa :
Sơ đồ lai :
P : Aa x Aa 
Gp : A, a A, a
F1 : KG : 1 AA : 2 Aa : 1aa
 KH : 3 lông mi dài : 1 lông mi ngắn 
 + Nếu bố mang KG aa :
Sơ đồ lai :
P : aa x Aa
Gp : a A , a
F1 : KG : 1 Aa : 1 aa 
 KH : 1 lông mi dài , 1 lông mi ngắn 
	Sau khi các em nắm được cách giải 1 dạng bài tập tôi cho các em làm các bài toán tổng hợp cả dạng thuận nghịch và tính suy luận cao hơn để phát huy khả năng tư duy của các em .
Ví dụ : ở người thuận tay phải là tính trạng trội hoàn toàn so với thuận tay trái và nằm trên NST thường 
Nếu bố mẹ đều thuận tay phải thì các con sinh ra sẽ như thế nào ?
Nếu bố thuận tay trái muốn các con đều thuận tay phải thì mẹ có KG,
 KH như thế nào ?
Bố mẹ đều thuận tay trái thì có thể có con thuận tay phải không ? Giải thích
 HƯỚNG DẪN GIẢI
 Nếu qui ước gen D thuận tay phải ( trội hoàn toàn)
 gen d thuận tay trái( lặn)
 Người thuận tay phải có 2 kiểu gen : DD, Dd
 Người thuận tay trái có kiểu gen : dd
Nếu bố mẹ đều thuận tay phải thì sẽ có 2 trường hợp xãy ra:
+Trường hợp 1 : Bố mẹ đều có kiểu gen : DD thì các con của họ 
 100% đều thuậntay phải
 Sơ đồ lai : P : Bố x Mẹ 
 DD DD
 Gp : D D
 F1 : KG : 100% DD
 KH :100% thuận tay phải
 + Trường hợp 2 : Bố có kiểu gen DD mẹ có kiểu gen Dd ( ngược lại)
 Các con của họ 100% thuận tay phải
 Sơ đồ lai : P : Bố x Mẹ 
 DD Dd
 Gp D D,d
 F1 : DD : Dd
 KG: 1DD: 1Dd
 KH 100% thuận tay phải
 + Trường hợp 3: Bố mẹ đều có kiểu gen : Dd các con của họ sẽ có 75% 
 thuận tay phải 25% thuận tay trái
 Sơ đồ lai : P : Bố x Mẹ
 Dd Dd
 Gp : D,d D,d
 F1 : KG : DD : 2Dd : dd
 KH : 75% thuận tay phải
 25% thuận tay trái
Nếu bố thuận tay trái (dd) muốn các con đều thuận tay phải thì người mẹ phải có kiểu gen đồng hợp trội (DD) thuận tay phải 
 Sơ đồ lai : 
 P : Bố (thuận tay trái) x Mẹ ( Thuận tay phải)
 dd DD
 Gp : d D
 F1: Dd
 KG : 100% Dd
 KH : 100% thuận tay phải
Nếu bố mẹ đều thuận tay trái thì họ không thể có con thuận tay phải vì 
cả hai đều thuận tay trái có kiểu gen đồng hợp lặn (dd) . Do vậy các con của họ 100% đều thuận tay trái 
 Sơ đồ lai:
 P : Bố ( thuận tay trái) x Mẹ ( thuận tay trái) 
 dd dd
 Gp : d d
 F1 : KG : 100% dd
 KH : 100% thuận tay trái
B - Lai hai cặp tính trạng :
Kiến thức được tổng hợp từ qui luật phân li độc lập trong quá trình phát sinh phát sinh giao tử ở lai 2 cặp tính trạng của Menđen cụ thể: “Lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập nhau thì tỉ lệ KH ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó” Cũng giống như bài tập về lai 1 cặp tính trạng trước tiên chúng tôi giao cho các em dạng toán thuận .
 Dạng thuận : Biết KG , KH của P suy ra tỉ lệ KG, KH ở F1,F2 . Mục tiêu của tôi là các em phải viết được sơ đồ lai 2 cặp tính trạng , cách giải cũng gồm 3 bước 
Bước 1 : Qui ước gen
Bước 2 : Xác định kiểu hình của P
Bước 3 : Viết sơ đồ lai 
Ví dụ : ở lúa gen T qui định thân thấp là trội so với gen t qui định thân cao . Gen S qui định chín sớm trội với gen s qui định chín muộn. 2 cặp gen trên nằm trên 2 nhiểm sắc thể thường khác nhau .
Xác định tỉ lệ : KG,KH ở F2 khi lai 2 cây lúa P đều thuần chủng là thân thấp, chín muộn với thân cao, chín sớm 
 Hướng dẫn giải :
Cây lúa thuần chủng thân thấp, chín muộn có KG : TTss
Cây lúa thuần chủng thân cao, chín sớm có KG : ttSS
Sơ đồ lai :
P : TTss x ttSS
Gp : Ts	 tS
F1 : KG : 100% TtSs
 KH 100% thân thấp, chín sớm .
 Cho F1 tự thụ phấn
F1 : TtSs	 x TtSs
Gf1 TS,Ts,tS,ts TS,Ts,tS.ts
F2 :
 KG : 1TTSS:2TTSs:2TtSS:4TtSs:1TTss:2Ttss: 1ttSS:2ttSs:1ttss
 KH : 9 thân thấp , chín sớm: 3 thân thấp, chín muộn :3 thân cao, chín sớm: 1 thân cao,chín muộn
 Dạng nghịch : Căn cứ vào số lượng , tỉ lệ KH đời con xét riêng từng cặp tính trạng suy ra kiểu gen , KH của P
Dạng 1 : F2 Phân li theo tỉ lệ 9:3 : 3:1= (3:1) (3:1) Suy ra :
 - F1 dị hợp cả 2 cặp gen : AaBb x AaBb
 - P Thuần chủng :về 2 cặp gen : AABB x aabb hoặc AAbb x aaBB
Ví dụ : Cho cà chua lá chẻ, quả đỏ giao phấn với cà chua lá nguyên, quả vàng , F1 đồng loạt giống nhau cho F1 tự thụ phấn thu được F2 với kết quả như sau : 
146 cây lá chẻ, quả đỏ 
48 cây lá chẻ, quả vàng 
49 cây lá nguyên, quả đỏ 
16 cây lá nguyên, quả vàng 
Xác định tính trội , tính lặn và qui ước gen 
Biện luận xác định KG của F1 , của P 
Lập sơ đồ lai từ P đến F2 
 Hướng dẫn giải
Xét từng cặp tính trạng ở F2 
Lá chẻ 146+ 48 194 3
Lá nguyên 49+16 65 1
3:1 suy ra lá chẻ là tính trạng trội so với lá nguyên 
Qui ước : A: lá chẻ ; a : lá nguyên 
Quả đỏ : 146+49 	 195	 3
Quả vàng : 48+16 	 64	 1
Suy ra quả đỏ : Tính trạng trội so với quả vàng .
Qui ước : B quả đỏ , b quả vàng .
b. Xác định KG F1, P 
Tỉ lệ KH F2 146 :48 :49:16 xấp xỉ 9:3:3:1
Đây là tỉ lệ của qui luật phân li độc lập khi lai 2 cặp tính trạng .
Vậy KG F1 là dị hợp tử : AaBb 
P thuần chủng nên có KG : 
- Lá chẻ, quả đỏ thuần chủng : AABB 
- Lá nguyên quả vàng thuần chủng : aabb 
 c . Sơ đồ lai từ P đến F2 
 P : AABB x aabb
Gp : AB ab
F1 : KG : AaBb 
 KH 100 % lá chẻ, quả đỏ 
 Cho F1 tự thụ phấn
F1 : AaBb x AaBb 
G F1 : AB, Ab, aB,ab AB,Ab,aB,ab 
F2 ( Học sinh có thể lập bảng ) 
KG 1AABB :2AABb:2AaBB:4AaBb:2 Aabb:1Aabb:2aaBb:1aaBB:1aabb
KH 9 lá chẻ, quả đỏ : 3 lá chẻ, quả vàng : 3 lá nguyên, quả đỏ :1 lá nguyên, quả vàng .
Dạng 2:
F1 phân li theo tỉ lệ : 3:3:1:1= (3:1)(1:1) 
suy ra P : AaBb x Aabb
Ví dụ : Ở quả cà chua gen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với gen a qui định thân thấp , gen B qui định quả màu vàng trội hoàn toàn so với gen b qui định quả màu đỏ . Hai tính trạng chiều cao và màu quả phân li độc lập nhau . Trong 1 phép lai người ta thu được kết quả sau :
312 cây thân cao, quả vàng , 310 cây thân cao, quả đỏ 
100 cây thân cao, quả vàng , 110 cây thân cao, quả đỏ 
Hãy giải thích kết quả và lập sơ đồ lai 
 Hướng dẫn giải :
Xét tỉ lệ phân li ở đời con:
 thân cao 312 + 310 622 3
 Thân thấp 100 + 110 210 1
Suy ra P dị hợp cả 2 cặp gen Aa x Aa
Quả vàng 312 + 100 412	 1
Quả đỏ 310 + 110 420 1
Suy ra P 1 mang cặp gen dị hợp, 1 đồng hợp lặn Bb x bb 
Tổ hợp 2 ý trên suy ra P có KG AaBb x Aabb
Sơ đồ lai :
P : AaBb x Aabb
GP : AB,Ab,aB,ab Ab,ab
AB
Ab
aB
ab
Ab
AABb
Aabb
AaBb
Aabb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
KH : 3A- B- : 3 thân cao, quả vàng 
 3A- bb : 3 thân cao, quả đỏ 
 1aaBb : 1 thân thấp, quả vàng .
 1aabb : 1 thân thấp, quả đỏ 
Dạng 3 : F1 Phân li theo tỉ lệ : 1:1:1:1= (1:1)(1:1)
Suy ra P : AaBb x aabb
Hoặc Aabb x aabb
Ví dụ 3 : Ở ruồi giấm : gen A thân xám ; gen a : thân đen 
Gen B lông ngắn ; gen b: lông dài 
Mỗi gen nằm trên 1 NST thường và phân li độc lập nhau. Ở 1 phép lai người ta thu được kết quả như sau :
72 ruồi giấm thân xám, lông dài 
80 ruồi giấm thân xám ,lông ngắn 
76 ruồi giấm thân đen , lông dài 
81 ruồi giấm thân đen lông ngắn
Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F1 
 Hướng dẫn giải 
Xét tỉ lệ phân li ở đời con : 
Thân xám 	72 + 80 152 1
Thân đen 	76 + 61	 157 1
Suy ra P : 1 dị hợp , 1 đồng hợp lặn : Aa x aa
Lông dài 	72 + 76	148	1
Lông ngắn	80 + 81 161	1
Suy ra P : 1 dị hợp ; 1 đồng hợp lặn : Bb x bb
Tổ hợp 2 ý trên ta có :
KG của P là : AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb
Sơ đồ lai : 
 Trường hợp 1 
 P : AaBb x aabb
 GP : AB, Ab, aB, ab ab 
 F1 : KG 
AB
Ab
aB
ab
Ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
KH 
1 Thân xám, lông ngắn : 1 thân xám, lông dài
1 Thân đen, lông ngắn : 1 thân đen, lông dài
Trường hợp 2 :
P : Aabb x aaBb
Gp : Ab : ab aB : ab 
 F1 : KG
Ab
ab
aB
AaBb
aaBb
ab
Aabb
aabb
 KH:1 Thân xám lông ngắn : 1 thân đen lông ngắn
 1 Thân xám lông dài : 1 thân đen lông dài
Trên đây là một số phương pháp giúp học sinh giải tốt BTDT tôi đã áp dụng và tích luỹ được trong nhiều năm học qua .Tôi thấy học sinh tự tin trong việc giải BTDT, đem lại niềm tin về sự thành công, làm cho các em say mê yêu thích môn học này ,các em tích cực hơn trong việc giải BTDT, tích luỹ vốn kiến thức chủ yếu bằng hoạt động tự học và học bạn nhiều hơn.Tôi nghĩ đây cũng là một thành công trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy .

File đính kèm:

  • docMỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN SINH HỌC 9.doc
Đề thi liên quan