Kiểm tra tiết 57 - môn: Hóa học - lớp 12

doc2 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra tiết 57 - môn: Hóa học - lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA TIẾT 57-NĂM HỌC 2007-2008
Môn: HÓA HỌC - Lớp: 12 
Thời gian làm bài 45 phút
TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM
TỔ: HÓA - LÝ - KTCN
Họ, tên thí sinh:...........................................................Lớp: .......
Số báo danh:...............................................................................
PHẦN TRẢ LỜI
	Số thứ tự câu trả lời dưới đây ứng với số thứ tự câu trắc nghiệm trong đề. Đối với mỗi câu trắc nghiệm, học sinh chọn và tô kín một ô tròn tương ứng với phương án trả lời đúng.
	01. ; / = ~	06. ; / = ~	11. ; / = ~	16. ; / = ~
	02. ; / = ~	07. ; / = ~	12. ; / = ~	17. ; / = ~
	03. ; / = ~	08. ; / = ~	13. ; / = ~	18. ; / = ~
	04. ; / = ~	09. ; / = ~	14. ; / = ~	19. ; / = ~
	05. ; / = ~	10. ; / = ~	15. ; / = ~	20. ; / = ~
Mã đề kiểm tra 123
Câu 1: Khi so sánh tính chất của Ca và Mg, câu nào sau đây không đúng?
A. Đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
B. Oxit đều có tính chất oxit bazơ.
C. Đều được điều chế bằng cách điện phân clorua nóng chảy.
D. Số electron hoá trị bằng nhau.
Câu 2: Hỗn hợp nào sau đây tan hết trong lượng nước dư?
A. 1,15 gam Na và 5,4 gam Al.	B. 1,40 gam Li và 5,40 gam Al.
C. 3,90 gam K và 8,10 gam Al.	D. 6,85 gam Ba và 5,40 gam Al.
Câu 3: Một dung dịch chứa hỗn hợp gồm 0,02 mol Al2(SO4)3 và 0,02 mol Na2SO4. Thêm dung dịch chứa 0,07 mol Ba(OH)2 vào dung dịch này thì khối lượng kết tủa sinh ra là
A. 17,87 gam.	B. 1,56 gam.	C. 20,20 gam.	D. 19,43 gam.
Câu 4: Đỗ dung dịch chứa 10 gam HBr vào dung dịch chứa 10 gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì quỳ tím chuyển sang màu nào?
A. Không đổi màu.	B. Xanh.
C. Màu xanh sau đó mất màu.	D. Đỏ.
Câu 5: Dãy chất nào sau đây tan hết trong dung dịch NaOH dư?
A. Al, MgO, BaO, K2O, Al(OH)3, Na2CO3.	B. Na2O, Al, Al2O3, BaO, Al(OH)3, MgCO3.
C. Al2O3, Al, BaO, Na2O, Al(OH)3, NaHCO3.	D. Na, Al2O3, BaO, Mg, NaHCO3, Al.
Câu 6: Trong mạng tinh thể của nhôm thì các nguyên tử nhôm liên kết với nhau chủ yếu bằng loại liên kết
A. kim loại.	B. hiđro.	C. cộng hoá trị.	D. ion.
Câu 7: Chỉ dùng một thuốc thử nào trong số các chất dưới đây có thể phân biệt được 3 dung dịch sau: Na2CO3, NaAlO2, (CH3COO)3Al?
A. Khí CO2.	B. Dung dịch Ba(NO3)2.	C. Dung dịch NaOH.	D. Dung dịch HCl.
Câu 8: R là kim loại. Phương trình sau đây: Rn+ + ne = R biểu diễn
A. sự khử của kim loại.	B. tính chất hoá học chung của kim loại.
C. nguyên tắc điều chế kim loại.	D. sự oxi hoá của ion kim loại.
Câu 9: X, Y, Z là các hợp chất vô cơ của một kim loại, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao đều cho ngọn lửa màu vàng. X tác dụng với Y thành Z. Nung nóng Y ở nhiệt độ cao thu được Z, hơi nước và khí E. Biết E là hợp chất của cacbon, E tác dụng với X cho Y hoặc Z. X, Y, Z, E lần lượt là các chất nào dưới đây?
A. NaOH, Na2CO3, CO2, NaHCO3.	B. NaOH, NaHCO3, Na2CO3, CO2.
C. NaOH, Na2CO3, NaHCO3, CO2.	D. KOH, KHCO3, CO2, K2CO3.
Câu 10: Phương pháp nhiệt luyện là phương pháp dùng chất khử như C, CO, H2. . . ở nhiệt độ cao để khử ion kim loại trong hợp chất. Hợp chất đó là
A. dung dịch muối.	B. hiđroxit kim loại.	C. oxit kim loại.	D. phi kim.
Câu 11: Hòa tan một hỗn hợp chứa 0,1 mol Mg và 0,1 mol Al vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,1mol Cu(NO3)2 và 0,35 mol AgNO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được bằng
A. 21,6 gam.	B. 44,2 gam.	C. 37,8 gam.	D. 42,6 gam.
Câu 12: Cặp nào chứa cả hai chất đều có khả năng làm mềm nước cứng tạm thời?
A. NaHCO3, Na2CO3.	B. Na2CO3, Ca(OH)2.	C. HCl, Ca(OH)2.	D. NaHSO4, Na3PO4.
Câu 13: Al2(SO4)3AlCl3NaAlO2Al(OH)3
Hỏi A1,A3 là gì?
A. A1:HCl;A3:CO2+H2O.	B. A1:MgCl2;A3:dd HCl loãng.
C. A1:BaCl2;A3:CO2+H2O.	D. Tất cả đều đúng.
Câu 14: Cho 43 gam hỗn hợp gồm BaCl2 và CaCl2 vào 1,5 lít dung dịch Na2CO3 0,4M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 39,7 gam kết tủa X và dung dịch Y. Khối lượng muối trong dung dịch Y là
A. 35,1 gam.	B. 106,6 gam.	C. 53,3 gam.	D. 66,9 gam.
Câu 15: Cho V lit CO2(đkc) vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 4,48 lit.	B. 1,12 lit và 2,24 lit.	C. 10,08 lit.	D. 2,24 lit và 6,72 lit.
Câu 16: Kim loại Al không phản ứng hết với các chất trong dãy nào sau:
A. HCl ; H2SO4 đặc nóng ; HNO3 đặc nóng. Dung dịch Cu(NO3)2
B. Cl2; H2SO4 đặc nguội ; HNO3 loãng; dung dịch NaOH.
C. H2SO4 đặc nóng ; HNO3 loãng ; dung dịch AgNO3.
D. HCl ; H2SO4 loãng ; HNO3 đặc nóng; S.
Câu 17: Kim loại kiềm là chất khử mạnh nhất trong số các kim loại, vì
A. kim loại kiềm là những nguyên tố có bán kính nguyên tử tương đối lớn và năng lượng cần dùng để phá vỡ mạng tinh thể lập phương tâm khối của các kim loại kiềm tương đối lớn , do đó năng lượng cần để tách electron hóa trị tương đối nhỏ.
B. kim loại kiềm là những kim loại mềm và tỉ khối lớn, do đó năng lượng cần để tách electron hóa trị tương đối nhỏ.
C. năng lượng cần dùng để phá vỡ mạng tinh thể lập phương tâm khối của các kim loại kiềm tương đối nhỏ và có bán kinh nguyên tử tương đối lớn, do đó năng lượng cần để tách electron hóa trị tương đối nhỏ.
D. một nguyên nhân khác.
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 vào dung dịch HCl dư. Dẫn hết khí sinh ra vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 20 gam.	B. 15 gam.	C. 25 gam.	D. 10 gam.
Câu 19: Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí N2O và 0,01 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là
A. 1,35 gam.	B. 13,5 gam.	C. 0,81 gam.	D. 8,1 gam.
Câu 20: Ba dung dịch có cùng nồng độ mol/l: NaHCO3, NaOH, Na2CO3. pH của chúng tăng theo thứ tự:
A. Na2CO3; NaOH; NaHCO3.	B. NaOH, NaHCO3, Na2CO3.
C. NaOH; Na2CO3; NaHCO3.	D. NaHCO3; Na2CO3; NaOH.
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docDe kiem tra lop 12 tiet 57 THPT Nguyen Binh Khiem DacLac.doc