Kiểm tra kì II môn: Sinh học khối lớp 7

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra kì II môn: Sinh học khối lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: SINH HỌC 7
Xác định mục tiêu bài kiểm tra:
Giáo viên:
- Đánh giá khả năng nhận thức, tư duy sáng tạo của hs, phân hóa được học sinh.
- Biết được khả năng tiếp thu của hs, điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp.
2. Học sinh:
- Tự đánh giá được kết quả học tập của mình. Nhận ra phần kiến thức chưa vững.
- Tự lập kế hoạch học tập, phấn đấu phù hợp cho bản thân.
 II. 	Xác định hình thức đề kiểm tra:
Trắc nghiệm: 30%; tự luận: 70%
Đối tượng: Hs khá - trung bình.
 III. 	 Xác định nội dung lập ma trận:
Tổng số câu hỏi: 13 câu 
Tổng điểm : 10 điểm.
Trong đó: nhận biết: 2 điểm; thông hiểu: 5.25 điểm; vận dụng: 2.75 điểm
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Ngành động vật có xương sống – Lớp thú
( 7 tiết)
- Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của các bộ thú thích nghi với môi trường sống.
- Liệt kê các động vật thuộc bộ gặm nhấm, bộ ăn sâu bọ, bộ ăn thịt
- Mô tả được cách bay của dơi
Giải thích được: Vì sao nói lớp thú là lớp có tổ chức cơ thể cao nhất.
Gỉai thích được vì sao:
+ thú mỏ vịt lại được xếp vào lớp thú
+ kanguroo con được nuôi trong túi da của mẹ
Số câu: 7
3
1
1
2
Số điểm:4.5đ 
0.75
0.25
3
0.5
Tỉ lệ : 30%
40%
10%
30%
20%
2 . Sự tiến hóa của động vật
( 3 tiêt)
Trình bày được sự tiến hóa về tổ chức cơ thể qua các động vật đã học.
Cho được ví dụ phân biệt sự khác nhau giữa các lớp ĐVCXS đã học.
Nêu được ý nghĩa của cây phát sinh giới động vật
Số câu: 3
1
1
1
Số điểm: 4
1
1
2
Tỉ lệ : 50%
40%
10%
50%
3. Động vật và đời sống con người 
 ( 10 tiêt)
Được ưu, nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học
Liệt kê các cấp độ nguy cấp của động vật và cho ví dụ minh họa.
So sánh được độ đa dạng sinh học ở các môi trường sống khác nhau.
Số câu: 3
1
1
1
Số điểm: 1.5
0.25
1
0.25
Tỉ lệ : 20%
20%
60%
20%
T/s câu: 10
T/s điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
4 câu
1đ
10%
1 câu
1đ
10%
2 câu
1.25đ
12.5%
2 câu 
4đ
40%
3 câu
0.75đ
7.5%
1 câu
2đ
20%
BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN
Phòng GD-ĐT TX THỦ DẦU MỘT 	
Trường THCS NGUYỄN VIẾT XUÂN 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NH: 2011 – 2012
Môn : SINH HỌC Lớp : 7
THỜI GIAN : 45 PHÚT ( không kể thời gian phát đề)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Nhận xét của phụ huynh học sinh
TRẮC NGHIỆM : (3 đ)
Câu 1. Tai của thỏ có vành lớn, cử động có tác dụng: 
Định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù.
Thăm dò thức ăn và môi trường.
Bật nhảy xa, chạy trốn nhanh.
Giữ nhiệt và bảo vệ.
Câu 2. Thú mỏ vịt đước xếp vào lớp thú vì:
Cấu tạo thích nghi với đời sống ở nước.
Nuôi con bằng sữa.
Bộ lông dày giữ nhiệt.
Có lông mao và tuyến sữa.
Câu 3. Con của Kanguru phải nuôi trong túi ấp là do:
Thú mẹ có đời sống chạy nhảy.
Con rất nhỏ, chưa phát triển đầy đủ, bú mẹ thụ động.
Con chưa biết bú sữa.
Thú mẹ muốn bảo vệ con nhiều hơn.
Câu 4. Cách cất cánh của dơi là:
Nhún mình lấy đà từ mặt đất.
Chạy lấy đà rồi vỗ cánh.
Chân rời vật bám, buông mình từ trên cao.
Câu 5. Những đặc điểm cấu tạo của bộ cá voi thích nghi đời sống ở nước.
Chi trước biến đối thành vây bơi, đuôi ngắn, miệng có răng.
Chi trước biến đối thành vây bơi, vây đuôi nằm ngang, chi sau tiêu biến.
Cơ thể hình thoi, cổ ngắn, lớp mỡ dưới da dày, miệng không có răng.
Câu A sai.
Câu 6. Theo cách phân loại dưới đây, hãy tìm câu trả lới đúng nhất:
Bộ ăn thịt: mèo, báo, bò, hổ.
Bộ ăn sâu bọ: chuột chù voi, chuột chũi, chuột chũi trụi lông.
Bộ ngặm nhấm: sóc, nhím, thỏ. 
Câu 7: Tìm câu trả lời không đúng về đa dạng sinh học:
Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa thấp vì số lượng loài ít.
Đa dạng sinh học ở môi trường hoang mạc đới nóng thấp số lượng loài ít.
Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh thấp vì khí hậu rất khắc nghiệt.
Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao vì số lượng loài nhiều.
Câu 8. Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học là: 
Tiêu diệt được ít sinh vật gây hại, tránh ô nhiễm môi trường.
Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại, làm ô nhiễm môi trường.
Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại, tránh ô nhiễm môi trường.
Một loài thiên địch có thể vừa có ích vừa có hại.	
Câu 9. Hãy chọn ghép thông tin ở cột B sao cho phù hợp với cột A:
A - Mức độ giảm sút (%) 
– cấp độ nguy cấp
B – Một số động vật quý hiếm trong danh sách đỏ Việt Nam
Trả lời
1. Giảm 80%, rất nguy cấp (CR)
A. Tôm hùm, rùa núi vàng.
1.
2. Giảm 50%, nguy cấp (EN)
B. Ốc xà cừ, hươu xạ.
2.
3. Giảm 20%, sẽ nguy cấp (VU)
C. Khỉ vàng, gà lôi trắng, sóc đỏ, khướu đầu đen.
3.
4. Những động vật được nuôi dưỡng, bảo tồn, ít nguy cấp (LR)
D.Cà cuống, cá ngựa gai.
4.
TỰ LUẬN : (7đ)
Câu 1. Tại sao nói lớp thú có tổ chức cơ thể cao nhất? (3đ)
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Câu 2. Sự tiến hóa về hệ thần kinh của động vật được thể hiện như thế nào?(1đ)
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 3. Hãy nêu ý nghĩa của cây phát sinh giới động vật? (2đ)
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu4: Kể tên 4 loài động vật có từ “cá” nhưng thuộc 4 lớp động vật khác nhau? (1 đ)
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM
TRẮC NGHIỆM : (3đ) 
 Mỗi ý đúng được 0.25đ
 1A - 2D - 3B - 4C - 5D - 6B - 7A - 8C
 Câu 9: 1B 2A 3D 4C
TỰ LUẬN (7đ)
1. Thú là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất vì: (3đ)
+ Thai sinh và nuôi con bằng sữa, là động vật hằng nhiệt.
+ Có lông mao, bộ răng phân hóa 3 loại (răng của, răng nanh, răng hàm). 
+ Tim 4 ngăn, bộ não phát triển.
2. Sự tiến hóa về hệ thần kinh của động vật được thể hiện ở: chưa phân hóa à hệ thần kinh mạng lưới à dạng chuỗi hạch à dạng ống (bộ não và tủy sống) (1đ)
3. Ý nghĩa cây phát sinh giới động vật. (2đ)	
- Cây phát sinh là 1 sơ đồ hình cây phát ra những nhánh từ 1 gốc chung (tổ tiên chung). 
- Các nhánh ấy lại phát ra những nhánh nhỏ hơn và tận cùng bằng 1 nhóm động vật.
- Kích thước của các nhánh trên cây càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu.
- Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn.
4. (1đ)
* Lớp cá: cá chép
* Lớp lưỡng cư: Cá cóc Tam Đảo
* Lớp bò sát: cá sấu
* Lớp thú: cá voi Hoặc lớp chim: chim bói cá

File đính kèm:

  • dockiem tra hoc ki II.doc
Đề thi liên quan