Kiểm tra học kỳ II môn: Vật lý 7, năm học 2012 - 2013

doc7 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ II môn: Vật lý 7, năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn: VẬT LÝ 7.
Năm học :2012-2013
 Điểm: Lời ph của thầy gio:
Thời gian: 45 phút (không kể phát đề)
1. Trọng số nội dung kiểm tra theo PPCT.
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số của chương
LT
VD
LT
VD
Điện học
7
4
2,8
4,2
40
60
Tổng
7
4
2,8
4,2
40
60
2. Tính số câu hỏi cho các chủ đề
Cấp độ
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu
(Chuẩn cần kiểm tra)
Tổng
Trọng số
TNKQ
TL
Cấp độ 1,2
(Lý thuyết)
Điện học
40
5,66
6
6
Cấp độ 3,4
(Vận dụng)
Điện học
60
8,4 8
6
2
8
Tổng
100
14
12
2
14
3. Ma trận 
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Điện học
(7tiết)
1. Tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn.
Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện.
2. Kí hiệu của cường độ dòng điện là chữ I. Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, kí hiêu là A; để đo dòng điện có cường độ nhỏ ta dùng đơn vị mili ampe, kí hiệu mA. 
3. Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.
Trên mặt ampe kế có ghi chữ A hoặc mA. Mỗi ampe kế đều có GHĐ và ĐCNN nhất định, có 02 loại ampe kế thường dùng là ampe kế dùng kim chỉ thị và ampe kế hiện số. Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế có 1 chốt ghi dấu (-) các chốt còn lại ghi dấu (+), ngoài ra còn chốt điều chỉnh kim chỉ thị.
4. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.
5. Hiệu điện thế được kí hiệu là U. Đơn vị hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V; Đối với các hiệu điện thế nhỏ hoặc lớn, người ta còn dùng đơn vị mili vôn (mV) hoặc kilô vôn (kV); 1V = 1000mV; 1kV=1000 V.
6. Vôn kế là dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế.
Trên bề mặt vôn kế có ghi chữ V hoặc mV. Mỗi vôn kế đều có GHĐ và ĐCNN nhất định. có 02 loại vôn kế thường dùng là vôn kế dùng kim chỉ thị và vôn kế hiện số. Ở các chốt nối dây dẫn của vôn kế có 1 chốt ghi dấu (-) các chốt còn lại ghi dấu (+), ngoài ra còn chốt điều chỉnh kim chỉ thị. 
7. Khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện.
8. Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện là giá trị hiệu điện thế định mức.
Mỗi dụng cụ điện hoạt động bình thường khi được sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức của nó.
9. Dòng điện có cường độ trên 10mA đi qua người làm co cơ rất mạnh, không thể duỗi tay ra khỏi dây điện khi chạm phải.
- Dòng điện có cường độ trên 25mA đi qua ngực gây tổn thương tim.
- Dòng điện có cường độ trên 70mA trở lên đi qua cơ thể người, tương ứng với hiệu điện thế từ 40V trở lên đặt lên cơ thể người sẽ làm tim ngừng đập.
10. Rút ra được kết luận:
+ Khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng không thì không có dòng điện chạy qua bóng đèn.
+ Khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn, thì có dòng điện chạy qua bóng đèn. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng cao thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn.
11. Trong đoạn mạch nối tiếp:
- Dòng điện có cường độ như nhau tại các vị trí khác nhau của mạch. 
I1 = I2 = I3.
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên từng phần đoạn mạch. 
U13 = U12 + U23
11. Trong đoạn mạch song song:
- Dòng điện mạch chính có cường độ bằng tổng cường độ dòng điện qua các đoạn mạch rẽ. I = I1 + I2.
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ. 
U = U1 = U2
12. Cầu chì tự động ngắt mạch điện khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch.
13. Sử dụng được ampe kế phù hợp để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn
14. Sử dụng được vôn kế phù hợp để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
15. Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn và sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn đó.
16. Mắc được mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp (hình 27.1a và 27.1b - SGK). Vẽ được sơ đồ của các mạch điện này.
17. Đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp và hoàn thành báo cáo thực hành theo mẫu (tr.78-SGK).
18. Mắc được mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song (hình 28.1a và 28.1b - SGK). Vẽ được sơ đồ của các mạch điện này.
19. Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc song song và hoàn thành báo cáo thực hành theo mẫu (tr.81 - SGK).
20.
- Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ cách điện.
- Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng (220V) và các thiết bị điện khi chưa biết rõ cách sử dụng.
- Khi có người bị điện giật thì không chạm vào người đó mà cần phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người đến cấp cứu.
21. Vận dụng được tính chất của cường độ dòng điện, hiệu điện thế của đoạn mạch nối tiếp,song song.
Số câu hỏi
3
5
4
1
1
10
Số điểm
1, 5
2,5
2,0
2,0
2,0
10
TS
câu hỏi
3
5
5
1
14
TS điểm
1,5
2,5
4
2.0
10,0 (100%)
NỘI DUNG ĐỀ
PHẦN I: Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu mà em cho là đúng? 
Câu 1: Có2 bóng đèn được mắc song song với nhau. Hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn 1 bằng 12 V. Hỏi hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn 2 là bao nhiêu?
 a. 12 V b. Loại 24 V c. Loại 9 V d. Một giá trị khác
Câu 2: Có 2 bóng đèn được mắc nối tiếp vào một nguồn điện, dòng điện chạy qua bóng đèn 1 có cường độ I= 0,45A.Hỏi cường độ dòng điện của mạch chính là bao nhiêu?
 a. I= 3A b. I= 0,5A c. I= 0,45A d. I= 0,4A
Câu 3: Bóng đèn pin sáng bình thường với dòng điện có I=0,4A. Dùng ampe kế nào sau dây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn pin?
 a.Ampe kế co GHĐ 500mA. b. Ampe kế có GHĐ 50mA. 
 c. Ampe kế có GHĐ 3A. d. Ampe kế có GHĐ 4A.
Câu 4: Vônkế nào là phù hợp nhất để đo hiệu điện thế có giá trị là 5V ?
 a. 3 V b. 4 V c. 5V d. 10V
Câu 5. Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc song song, dòng điện chạy qua mỗi đèn có cường độ tương ứng là I1 = 0,5A, I2 = 0,25A. Cường độ dòng điện (I) chạy trong mạch chính có giá trị là:
 A. I = 0,25A B. I = 0,75A C. I1 = 0,5A D. I = 1A 
Câu 6. Đơn vị đo hiệu điện thế là
 A. Vôn	 B. Vôn kế	 C. Am pe	D. Am pe kế
Câu 7. Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn có giá trị tương ứng là U1 , U2. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch chính có giá trị là:
 A. U = U1 - U2 B. U = U1 . U2
 C. U = U1 + U2 D. U = U1 : U2 
Câu 8: Trong mạch điện kín, muốn đo cường độ dòng điện qua một bóng đèn ta phải mắc: 
	A. Ampe kế nối tiếp với bóng đèn, sao cho dòng điện đi vào chốt dương và đi ra ở chốt âm của ampe kế.
	B. Ampe kế song song giữa hai đầu bóng đèn
	C. Ampe kế phải mắc nối tiếp sau bóng đèn.
	D. Vôn kế nối tiếp với bòng đèn.
Câu 9: Trong đoạn mạch AB gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp thì:
A.UAB = UĐ1 + UĐ2 và IAB = IĐ1 + IĐ2
B. UAB = UĐ1 = UĐ2 và IAB = IĐ1 = IĐ2
C. UAB = UĐ1 + UĐ2 và IAB = IĐ1 = IĐ2 
D. UAB = UĐ1 = UĐ2 và IAB = IĐ1 + IĐ2
Câu 10: Trong những trường hợp nào dười đây có hiệu điện thế bằng không (không có hiệu điện thế)?
A. Giữa hai đầu bóng đèn điện đang sáng.
B. Giữa hai đầu của bòng đèn pin được tháo rời khỏi đèn pin.
C. Giữa hai cực của pin còn mới.
D. Giữa hai cực của acquy đang thấp sáng đèn của xe máy.
Câu 11: Vôn kế dùng để đo :
A. Hiệu điện thế . B. Cường độ dòng điện. C. Nhiệt độ. D. Khối lượng .
Câu 12: Cường độ dòng điện được ký hiệu bằng chữ cái cái nào sau đây ?
A. Chữ I . B. Chữ A . C. Chữ U. D. Chữ V . 
PHẦN II: Tự luận 
Câu 1 : ( 2 đ) Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ 1. Hỏi đèn nào sáng, đèn nào tắt khi :
a/ K1 v K2 đều đóng . + - 
b/ K1 đóng, K2 mở . K1
c/ K2 đóng, K1 mở . Đ1 K2 Đ2 Hình 1
d/ K1 v K2 đều mở . 
 Đ3
Câu 2 : (2 đ) Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ 2. 
a.Cho IĐ1= 0,5 A, IĐ3= 0,2 A. Tính IĐ2 Đ2
b. Biết hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn 2 là 9 V. Tính 
hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn 1 và đèn 3 A B 
biết hiệu điện thế giữa 2 đầu AB là 12 V 
 §1 
 §3 
 H×nh 2
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK II VẬT LÝ 7
Phần I:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A
C
A
C
B
A
C
A
C
B
A
A
Phần II:
Câu 1:
Cả 3 đèn đều sáng
Đèn 1, đèn 3 sáng. Đèn 2 tắt
Cả 3 đèn đều không sáng
Cả 3 đèn đều không sáng
Câu 2:
IĐ2 = IĐ1 – IĐ3 = 0,3 A
UĐ3 = UĐ2 = 9 V
UĐ1 = 12 – 9 = 3 V

File đính kèm:

  • docDE THI LI 7 KI II.doc