Kiểm tra học kì II Năm học 2008 - 2009 trường THCS Đức Tín Môn: Ngữ Văn 6

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II Năm học 2008 - 2009 trường THCS Đức Tín Môn: Ngữ Văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐỨC LINH KIỂM TRA HỌC KÌ II: NĂM HỌC 2008 - 2009
TRƯỜNG THCS ĐỨC TÍN 	 MÔN: NGỮ VĂN 6
	 	 Thời gian: 90’

I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Đọc kĩ câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng.
* Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở trắng xóa. Hoa dẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.”
1/ Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Lao xao	B. Vượt thác	C. Cô Tô	D. Sông nước Cà Mau
2/ Ai là tác giả của đoạn văn trên?
A. Võ Quảng	B. Đoàn Giỏi	C. Duy Khán	D. Nguyễn Tuân
3/ Đoạn văn trên thuộc phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự	B. Miêu tả	C. Thuyết minh	D. Nghị luận
4/ Văn bản “Lao xao” được trích từ tác phẩm nào?
A. Tuổi thơ im lặng	B. Quê nội	
C. Đất rừng phương nam	D. Dế Mèn phiêu lưu kí
5/ Đoạn văn trên tác giả miêu tả cảnh miền quê vào thời điểm nào trong năm?
A. Mùa xuân	B. Mùa hè	C. Mùa thu	D. Mùa đông
6/ Câu “Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên”. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nhân hóa	B. Ẩn dụ	C. Hoán dụ	D. So sánh
7/ Có mấy kiểu so ánh thường gặp?
A. Một	B. Hai	C. Ba	D. Bốn
8/ Câu “Giời chớm hè” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu ghép	B. Câu hỏi	C. Câu cảm	D. Câu trần thuật đơn
9/ Câu trần thuật đơn:
A. Là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
B. Là câu có trạng ngữ
C. Là câu có chủ ngữ
D. Là câu có vị ngữ
10/ Câu: “Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa.” đã dử dụng phép nhân hóa theo kiểu?
A. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
B. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
C. Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người.
D. Tất cả đều đúng.
11/ Câu văn sau có mấy chủ ngữ?
“Chân, tay, tai, mắt, miệng là những bộ phận cơ thể con người.”
A. Bốn	B. Năm	C. Sáu	D. Bảy
12/ Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong cụm từ “Nhớ da ………..”
A. Giết	B. Viết 	C. Diết	D. Riết
II/ TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1/ - Đặt một câu trần thuật đơn có từ là dùng để giới thiệu
- Xác định cấu tạo CN – VN của câu ấy? (2đ)
Câu 2/ Tập làm văn: (5 điểm)
Tả một em bé chừng 4 – 5 tuổi

ĐÁP ÁN
I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Trả lời
A
C
B
A
B
D
B
D
A
B
B
C

II/ TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: Đặt câu đúng với yêu cầu, đúng ngữ pháp, có ý nghĩa (1,5 điểm)
Xác định được C – V (0,5điểm)
Câu 2: Tập làm văn (5 điểm)

Những nội dung chính cần đạt:

MB: Giới thiệu em bé được tả ở đâu? Tên? Lúc nào?
TB: 
A. Hình đáng:
1/ Tả bao quát:
- Tuổi tác, tầm vóc, dáng điệu, cách ăn mặc của bé thường mặc.
2/ Chi tiết:
- Đầu, mái tóc, khuôn mặt, mắt, mũi, miệng………….(Chọn nét tiêu biểu để miêu tả)
- Mình: Làn da, thân mình
- Tay, chân, cườm tay, cổ tay, bắp chân.
B. Tính tình:
- Được thể hiện qua lời nói cử chỉ thói quen (ngây thơ, đáng yêu……….)
C. Hoạt động:
- Tả sơ lược một vài việc làm (với động tác cụ thể) như sinh hoạt hằng ngày khi ăn, khi chơi, khi ngủ….
KB: Nêu cảm nghĩ về bé
- Tình cảm đối với bé
Lưu ý: Khi miêu tả cần kết hợp các biện pháp tu từ đã học.


Biểu điểm:
4 – 5 điểm: Đạt yêu cầu về nội dung và hình thức, có thề sai 1 – 2 lỗi mỗi loại diễn đạt mạch lạc, lời văn trong sáng.
2 – 3 điểm: Đạt yêu cầu về nội dung và hình thức nhưng mức độ đạt chưa cao. Sai từ 3 – 5 lỗi mỗi loại
1 điểm: Chỉ viết được phần đầu, không đạt yêu cầu về nội dung và hình thức.
 0 điểm: Bỏ giấy trắng.

***

File đính kèm:

  • docVAN 6 . NOP PHONG.doc