Kiểm tra học kì I môn Ngữ văn 9 - Năm học 2006-2007 - Trường THCS Hạ Hòa (Đề 2)

doc2 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I môn Ngữ văn 9 - Năm học 2006-2007 - Trường THCS Hạ Hòa (Đề 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục hạ hoà
TRường THCS Hạ Hoà
***********
KIểm tra học kì I năm học 2006-2007
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 90’( Không kể thời gian giao đề)
Đề số 2

Họ và tên:........................................................................................
Lớp:.................................................................................................
A-Trắc nghiệm: (2,5 điểm)
Học sinh trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Văn bản nào sau đây được xếp vào thể truyền kỳ?
A. Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
C. Chuyện người con gái Nam Xương.
B. Hoàng lê nhất thống chí.
D. Truyện Lục Vân Tiên.

Câu 2: Nói giảm, nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng.
C. Phương châm về quan hệ .
B. Phương châm về chất.
D. Phương châm lịch sự.

Câu 3: Nhận định nào nói đầy đủ nhất về giá trị nội dung của Truyện Kiều?
A. Truyện Kiều thể hiện lòng yêu nước.
B. Truyện Kiều có giá trị hiện thực.
C. Truyện Kiều có giá trị hiện thực và nhân đạo.
D. Cả ba nội dung trên.

Câu 4: Văn bản “Lặng Lẽ Sa Pa ” cùng thể loại với văn bản nào?
A. Làng.
C. Hoàng lê nhất thống chí.
B. Chuyện người con gái Nam Xương.
D. Phong cách Hồ Chí Minh.
Câu 5: Nghĩa của từ “Trái tim trong câu thơ?
“Xe vẫn chạy và Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Phát triển theo phương thức chuyển nghĩa nào?
A. Hoán dụ
B. ẩn dụ
Câu 6: Dòng nào không phải là mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự?	
A. Để dễ ghi nhớ nội dung văn bản.
B. Thể hiện trình độ hiểu biết sâu rộng của người đọc.
C. Để giới thiệu cho người nghe biết nội dung của văn bản.
D. Giúp người nghe nắm được nội dung chính của văn bản.
Câu 7: Bài thơ “ Đồng chí” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?
A. 1930-1945.
C. 1955-1975.
B. 1945- 1954.
D. Sau 1975.

Câu 8:.Đặc điểm nổi bật trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là gì?
A.Truyện giàu chất thơ.
C. Truyện cô đọng hàm xúc.
B. Xây dựng nhân vật tiêu biểu.
D. Ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ.
Câu 9: Dòng nào nói đầy đủ nhất về tính cách của nhân vật ông Hai được thể hiện trong tác phẩm “Làng”
A. Thủy chung với kháng chiến, với cách mạng và lãnh tụ.
B. Yêu và tự hào về làng quê của mình.
C. Căm thù giặc Tây và những kẻ theo Tây làm Việt gian.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 10: Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho thích hợp để có được một định nghĩa đúng.
A
B
1. Phương châm về lượng là:
a. Đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
2. Phương châm về chất là:
b. Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người giao tiếp .
3. Phương châm lịch sự là:
c. Nói cho có nội dung không thừa không thiếu.
4. Phương châm quan hệ là:
d. Nói ngắn gọn, rành mạch tránh mơ hồ.

B – Tự luận (7,5 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm): Chép lại khổ thơ đầu bài “ Đoàn thuyền đánh cá” và nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đó .
Câu 2 ( 5 điểm): Hãy tưởng tượng em là Thuý Kiều, kể lại cho Kim Trọng nghe chuyện nàng bị đem ra mua bán năm xưa ( khi đã đoàn tụ cùng Kim Trọng) .

********************

File đính kèm:

  • docde kiem tra hoc ki ngu van 9 de 2.doc