Kiểm tra học kì I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2006-2007 - Trường THCS Hạ Hòa (Đề 2)

doc2 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2006-2007 - Trường THCS Hạ Hòa (Đề 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục hạ hoà
TRường THCS Hạ Hoà
***********
KIểm tra học kì I năm học 2006-2007
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90’( Không kể thời gian giao đề)
Đề số2

Họ và tên:........................................................................................
Lớp:.................................................................................................
A- Trắc nghiệm: (3 điểm)
	Đọc kỹ các câu hỏi và phần trả lời sau mỗi câu hỏi rồi khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Nhận xét nào nói đúng nhất về hiện tượng từ trái nghĩa?
A. Là những từ có ý nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau .
B. Là những từ có phát âm giống nhau.
C. Là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau dựa trên một cơ sở chung nào đó.
D. Là những từ mà một từ có thể có nhiều nghĩa.
Câu 2: Từ nào sau đây là từ hán Việt ?
A. Nhà văn.
B. Thơm mát.
C. Hoa cỏ.
D. Thanh nhã.
Câu 3: Văn bản nào sau đây được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp?
A. Tiếng gà trưa.
C. Rằm tháng giêng.
B. Cảnh khuya.
D. Sài gòn tôi yêu.
Câu 4: Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ “cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng" là gì?	
A. Cảnh vật vừa có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại.
B. Tâm hồn thi sĩ kết hợp với phẩm chất sĩ trong con người Hồ Chí Minh.
C. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao.
D. Tất cả các bài ca dao dân ca đều được sáng tác bằng thể thơ lục bát.
Câu 5: Tâm trạng của tác giả trong bài thơ “Qua đèo ngang” là tâm trạng như thế nào?
A. Say đắm trước vẻ đẹp của quê hương đất nước.
B. Đau xót ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương.
C. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ đất nước.
D. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn.
Câu 6: Đại từ “Ai” trong câu ca dao “Ai làm cho kẻ kia đấy . Cho ao kia cạn cho gầy cò con?”
A. Hỏi người.
C. Chỉ xã hội phong kiến bất công.
B. Chỉ người.
D. Chỉ vật.
	
Câu 7: Đoạn trích “Sau phút chia ly” thuộc thể thơ nào?	
A. Lục bát.
C. Thất ngôn bát cú.
B. Song thất lục bát.
D. Thất ngôn tứ tuyệt.


Câu 8: Hãy nối cột A ( Sự vật được nói đến) với cột B ( ý nghĩa ẩn dụ của mỗi sự vật) cho phù hợp với nội dung của bài ca dao: Than thân thứ 2 (SGK Ngữ văn 7 tập 1)
A
B
a. Con tằm
1.Thân phận nhỏ bé, vất vả cơ cực trong cuộc sống lao động
b. Con kiến
2. Cuộc đời phiêu bạt trong những cố gắng vất vả vô vọng
c. Con hạc
3. Những nỗi khổ oan trái của những con người thấp cổ bé họng 
d. Con cuốc
4. Những thân phận suốt đời bị bòn rút sức lực
e. Con cò
?????

Câu 9: Dùng điệp ngữ trong câu khi nói hay viết nhằm mục đích gì?
A. Tạo ra nhạc điệu cho câu văn hoặc câu thơ .
B. Để tiết kiệm từ ngữ, tăng hiệu quả diễn đạt.
C. Làm nổi bật điều được nói đến, gây ấn tượng và cảm xúc mạnh. 
D. Làm cho người đọc, người nghe thích thú với điều mình định đề cập.
Câu 10: Câu văn bản nào sau đây thuộc cụm văn bản nhận dạng?
A. Qua đèo ngang.
C. Côn sơn ca.
B. Cuộc chia tay của những con búp bê.
D. Sau phút chia ly.
Câu 11: Văn bản “Cổng trường mở ra” của Lý Lan viết về nội dung gì?
A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường. 
B. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
C. Kể về tâm trạng của đứa con trong ngày đầu tiên đến trường .
D. Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con.
Câu 12: Trong những từ sau từ nào không phải là từ láy?
A. lom khom.
B. tươi tốt.
C. rì rầm.
D. lác đác.
B. Tự luận
Câu 1: (2 điểm) chỉ ra và phân tích tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
“ Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy.
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu.
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
Câu 2: (5 điểm) Cảm nghĩ về bài thơ “Rằm tháng riêng” của Hồ Chí Minh. ( cùng đề 1 lớp 6)

**********************

File đính kèm:

  • docde kiem tra hoc ki ngu van7 de 2.doc
Đề thi liên quan