Kiểm tra học kì I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2006-2007 - Trường THCS Hạ Hòa

doc2 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2006-2007 - Trường THCS Hạ Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục hạ hoà
TRường THCS Hạ Hoà
***********
KIểm tra học kì I năm học 2006-2007
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90’( Không kể thời gian giao đề)
Đề số1

Họ và tên:........................................................................................
Lớp:.................................................................................................
A- Trắc nghiệm: (3 điểm)
	Đọc kỹ các câu hỏi và phần trả lời sau mỗi câu hỏi rồi khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Nhận xét nào nói đúng nhất về hiện tượng từ đồng nghĩa?
A. Là những từ có ý nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau .
B. Là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau dựa trên một cơ sở chung nào đó.
C. Là những từ phát âm giống nhau.
D. Là những từ mà một từ có thể có nhiều nghĩa.
Câu 2: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “ thi nhân”.
A. Nhà văn
B. Nhà báo
C. Nhà thơ 
D. Nghệ sĩ
Câu 3: Thể thơ của bài thơ “Bánh trôi nước” giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây?
A. Thiên trường vãn vọng.
C. Sau phút chia ly.
B. Tụng giá hoàn kinh sư.
D. Bạn đến chơi nhà.
Câu 4: Trong những nhận xét sau, nhận xét nào không chính xác?	
A. Ca dao dân ca là một thể loại văn học dân gian .
B. Ngôn ngữ ca dao sinh động gợi cảm.
C. Ca dao có nhiều cách biểu hiện tình cảm phong phú.
D. Tất cả các bài ca dao dân ca đều được sáng tác bằng thể thơ lục bát.
Câu 5: Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Tiếng gà trưa” là gì?	
A. Cách diễn đạt tự nhiên với những hình ảnh giản dị chân thực . 
B. Ngôn ngữ cô đọng hàm xúc.
C. Diễn tả hoài niệm tuổi thơ, tình bà cháu, tình yêu quê hương đất nước.
D. Gồm cả 3 ý trên.
Câu 6: Nội dung chủ yếu của bài thơ “Bạn đến chơi nhà”.	
A. Say đắm trước vẻ đẹp của quê hương thôn dã.
B. Ngậm ngùi trước cảnh nghèo của mình.
C. Thể hiện tình cảm chân thành sâu sắc đối với bạn.
D. Không muốn tiếp bạn nên cố tình tạo tình huống không có gì.
Câu 7: Tại sao nói, các bài thơ trung đại Việt Nam thuộc kiểu văn bản biểu cảm?
A. Vì các bài thơ đó đều thể hiện tình cảm yêu nước của các nhà thơ . 
B. Vì các bài thơ đó đều thể hiện những cảm xúc suy nghĩ, những tình cảm về thiên nhiên, đất nước con người của các nhà thơ.
C. Vì các bài thơ đó đều thể hiện tấm lòng nhân đạo của các nhà thơ .
D. Vì các bài thơ đó đều thể hiện tài làm thơ của các nhà thơ.
Câu 8: Có thể dùng quan hệ từ nào để điền vào chỗ trống trong câu thơ sau:
“Bảy nổi ba chìm ... nước non”
A. cùng.
B. với.
C. cho .
D. cùng với.
Câu 9: Các cặp từ trái nghĩa được gạch chân trong câu ca dao sau có tác dụng gì? 
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

A. Nhấn mạnh tình yêu lao động của người nông dân .
B. Nhấn mạnh tính chất dẻo thơm của hạt gạo.
C. Nhấn mạnh tình cảm yêu quí hạt gạo của người nông dân .
Câu 10: Vì sao người nông dân dùng hình ảnh con Cò để diễn tả cuộc đời mình?	
A. Cò hiền lành chịu khó kiếm ăn.
B. Cò gắn bó với đồng ruộng không phải là loài chim ác.
C. Cò có nhiều đặc điểm giống cuộc đời phẩm chất của người nông dân .
D. Cò lầm lũi kiếm ăn rất đáng quí đáng thương.
Câu 11: Tác giả của bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” là ai?	
A. Lý Thường Kiệt.
C. Trần Quang Khải.
B. Trần Nhân Tông.
D. Nguyễn Trãi.
Câu 12: Nối nội dung ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B
	
A
B
Phò giá về kinh 
(Trần Quang Khải)
a. Sự giao hoà giữa con người thanh cao với thiên nhiên tươi đẹp.
2. Sau phút chia ly 
b. Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng đất nước vĩnh viễn thái bình thịnh trị
3. Bài ca côn sơn ( trích “Côn sơn ca- Nguyễn Trãi)
c. Bài thơ vừa tả thực về chiếc bánh trôi, vừa thể hiện vẻ đẹp hình thức và phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ vừa cảm thông cho thân phận chìm nổi của họ
B. Tự luận ( 7 điểm).
Câu 1: (2 điểm) chỉ ra và phân tích tác dụng của phép điệp ngữ trong bài ca dao sau:
 “Anh đi anh nhớ quê nhà.
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
 Nhớ ai dãi nắng dầm sương.
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”.

Câu 2 ( 5 điểm): Cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.

*************************

File đính kèm:

  • docde kiem tra hoc ki ngu van 7de 1.doc