Kiểm tra 45 phút môn: ngữ văn khối 7

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 45 phút môn: ngữ văn khối 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn Trãi
Lớp: 7/….
Họ và tên:………………..

KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn
Ngày kiểm tra: /10/2013

Điểm




I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
 Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng!
Câu 1: “ Cổng trường mở ra” là văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề gì?
Tình cảm mẹ con thắm thiết trong đêm trước ngày khai trường của con.
Mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và trẻ em.
Giáo dục có vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội. 
Mối quan hệ giữa nhà trường với cuộc sống của mỗi con người.
Câu 2: “Người mẹ có vai trò quan trọng trong gia đình. Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.” là ý nghĩa của văn bản nào?
Những câu hát về tình cảm gia đình C. Mẹ tôi
Cuộc chia tay của những con búp bê D. Cổng trường mở ra 
Câu 3: Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê ”thuộc thể loại nào?
 A. Tiểu thuyết B. Truyện ngắn C. Bút kí D. Tuỳ bút
Câu 4: Ca dao là gì? 
Những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng.
Lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca.
Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân.
 D. Là những cụm từ có cấu tạo cố định, giàu hình ảnh, đúc kết kinh nghiệm sống của nhân dân. 
Câu 5: Bài ca : “Số cô chẳng giàu thì nghèo
 Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà
 Số cô có mẹ có cha
 Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông
 Số cô có vợ có chồng 
 Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai.” châm biếm ai?
A. Hạng người nghiện ngập, lười biếng.
B. Những người hay khoe khoang tự cho mình là giỏi, hiểu biết hơn ai cả.
C. Những kẻ hành nghề mê tín, dốt nát, lừa bịp lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền..
Hạng người có chức quyền luôn ỷ lại và bộc lộ “quyền lực” phán xét của mình.
Câu 6:Cho biết thể thơ của văn bản“Sông núi nước Nam”?
 A. Thất ngôn bát cú Đường Luật B. Thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật
 C. Ngũ ngôn tứ tuyệt D. Song thất lục bát
Câu 7: “Sinh năm (1835-1909) quê ở thôn Vị Hạ, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Người đỗ đầu ba kì thi: Hương, Hội, Đình. Là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.” Nhà thơ là ai?
 A. Hạ Tri Chương B. Nguyễn Khuyến C. Hồ Xuân Hương D. Bà Huyện Thanh Quan
Câu 8: Điền từ ngữ thích hợp trong dấu ngoặc đơn vào chỗ trống để đúng với ý nghĩa văn bản “Hồi Hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương.
 (yêu nước; quê hương; bạn bè; thiên nhiên)
 Tình…………………..là một trong những tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người.


Câu 9: Nối vế A với vế B cho thích hợp và ghi kết quả ở cột C:
 A(tên văn bản) 
 B (nghệ thuật văn bản)
 C
1. Bánh trôi nước
a.Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng biện pháp đối ở câu 3 và 4.

 1→…..
2. Tĩnh dạ tứ
b. Vận dụng điêu luyện qui tắc của thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt; ngôn ngữ thơ bình dị, sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa.
 2→….
3. Qua Đèo Ngang
c. Sử dụng các yếu tố tự sự, cấu tứ độc đáo; sử dụng biện pháp tiểu đối hiệu quả. Có giọng điệu bi hài.
 3→….
4. Hồi hương ngẫu thư
d. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình; sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ gợi hình gợi cảm; nghệ thuật đối hiệu quả.
 4→….
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1:(3đ) Ghi đầy đủ và chính xác 2 câu thơ cuối trong văn bản “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” 
( phần dịch thơ). Cho biết nội dung 2 câu thơ đó?
Câu 2:(2đ) Tại sao bài thơ “Sông núi nước Nam” được xem là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta?
Câu 3:(2đ) Cho biết sự khác nhau giữa cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan?
…………………………………………………………………………………………………..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT NGỮ VĂN 7- Năm học 2013-2014
TRẮC NGHIỆM: (3 đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
9




Đáp án
B
C
B
B
C
B
B
1b
2a
3d
4c

Mỗi câu trả lời đúng ghi 0,25 đ
Riêng câu 8 điền đúng từ “quê hương” ghi 0,25 đ và câu 9 mỗi ý trả lời đúng ghi 0.25đ
 II.TỰ LUẬN: (7 đ)
Câu 1: (3 đ) 
 Ghi đúng 2 câu thơ cuối trong bài thơ “Tĩnh dạ tứ” ghi 1 điểm. Tuỳ theo mức độ sai GV trừ điểm sao cho thích hợp.
 Nội dung : - Tâm trạng nhớ cố hương được thể hiện qua tư thế, cử chỉ.
 - Xúc cảm của nhà thơ : Nỗi lòng yêu quê hương da diết.
 Mỗi ý đúng ghi 1 điểm. 
 Câu 2: (2 đ)
 “Bài thơ “Sông núi nước Nam” được xem là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta.” vì: - Khẳng định sự độc lập về lãnh thổ.
 - Khẳng định chủ quyền của đất nước
 - Khẳng định ý chí bảo vệ chủ quyền đất nước.
 HS trả lời đúng 3 ý ghi 2điểm.
 Nếu trả lời sai 1ý trừ 0,5 điểm.Nếu sai 2 ý trừ 1 điểm.
 Câu 3: (2 đ) Sự khác nhau giữa cụm từ ta với ta trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” và cụm từ ta với ta trong “Bạn đến chơi nhà” là:
 - “Qua Đèo Ngang”: chỉ một người và sự cô đơn tuyệt đối không ai chia sẻ được.
 - “Bạn đến chơi nhà”: chỉ hai người và sự hòa hợp giữa mình với ta tuy hai mà một giữa nhà thơ với bạn mình.
 HS trả lời đúng ý ghi 2 đ. Nếu HS chỉ so sánh được 1 nội dung thì ghi 1 đ.
 
 Lưu ý: Tùy theo mức độ bài làm của HS mà GV ghi điểm cho thích hợp.



















 



MA TRẬN ĐỀ NGỮ VĂN 7-Năm học: 2013-2014
Tên chủ đề

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộ
Cộng


TN
TL
TL
TL
 TL
 TL


 Mẹ tôi
Số câu:
Số điểm:
Nhận biết được ý nghĩa văn bản
 Số câu:1
Số điểm:0,25





Số câu:1
Số điểm:0,25
2,5%

Cổng trường mở ra
Số câu:
Số điểm:
Nhớ được đề tài văn bản
 Số câu:1
Số điểm:0,25





Số câu:1
Sốđiểm:0,25
0,2	2,5%

Cuộc chia tay của những con búp bê
 Số câu:
Số điểm:
Nhận biết thể loại văn bản
 Số câu:1
Số điểm:0,25





 Số câu:1
Số Số điểm I :0,25
2,5 2,5%


Ca dao
 Số câu:
Số điểm:
Nhớ lại khái niệm ca daovà nội dung 1 bài ca dao
 Số câu:2
Số điểm: 0,5





 Số câu:2
Số Số điểm: 0,5 05%

Sông núi nước Nam
 Số câu:
Số điểm:
Nhận biết thể thơ Số câu:1
Số điểm: 0,25



G thích nhận định
 Số câu:1
Số điểm:2

 Số câu:2
 Sốđiểm:
2,25
22,5%



Bánh trôi nước-Hồi hương ngẫu thư- Tĩnh dạ tứ- Qua đèo Ngang 
 Số câu:
Số điểm:
Nhận biết nghệ thuật từng văn bản thuộc thơ trung đại 
 Số câu:4
Số điểm: 1




So sánh cụm từ của 2 bài thơ thuộc thơ tr.đại
 Số câu:1
Số điểm: 2

 Số câu:5
Sốđiểm:3
30%



Bạn đến chơi nhà
Nhận biết tác giả của dòng văn học trung đại 
 Số câu:1
Số điểm: 0,25





Số câu:1 
Số Sốđiểm:0,25
2,5%

-Hồi hương ngẫu thư
Nhận biết ý nghĩa văn bản
 Số câu:1
Số điểm: 0,25

 



 Số câu:1
Số Số điểm:0,25
 2,5%


Tĩnh dạ tứ


 Hiểu nội dung 2 câu thơ cuối.
 Số câu:1
Số điểm: 3



Số câu:1
Sốđiểm:3
30%



T.số câu:
T. số điểm
Tỉ lệ:%
Số câu:12
Sốđiểm:3
30%

Số câu:1
Sốđiểm:3
30%

Số câu:1
S điểm:2
20%
Số câu:1
Sốđiểm:2
20%
Số câu:15
Số Số điểm:10 
10 100%










































File đính kèm:

  • docDE NGU VAN 7.doc
Đề thi liên quan