Kiểm tra 1 tiết môn Sinh học 7 - Trường THCS Hải Quy

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết môn Sinh học 7 - Trường THCS Hải Quy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN SINH HỌC 7
Trường THCS Hải Quy
Họ và tên:.
Lớp: 7B 
ĐỀ:
	A. Trắc nghiệm:
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ còn thiếu vào các chổ trống sau: (1điểm)
	Bò sát gồm có. vòng tuần hoàn, tim  ngăn, xuất hiện ..làm cho máu đi nuôi cơ thể
Câu 2: Nối các cụm từ ở cột A với cột B sao cho phù hợp giữa đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa thích nghi với đời sống ở cạn của thằn lằn bóng đuôi dài: (1 điểm)
Cột A
Cột B
1.Da khô, có vảy sừng bao bọc
a. Bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô
2. Có cổ dài
b. Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ
3. Mắt có mi cử động, có nước mắt
c. Ngăn cản sự thoát hơi nước
4. Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu
d. Phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
5. Thân dài, đuôi rất dài
e. Tham gia vào sự di chuyển trên cạn
6. Bàn chân 5 ngón có vuốt
g. Động lực chính của sự di chuyển
Câu 3: Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong mỗi câu sau:(3 điểm)
1. Ếch đồng là loài động vật có cấu tạo thích nghi với đời sống:
a. Ở cạn b. Ở nước c. Vừa ở cạn vừa ở nước
2. Hệ bài tiết của thằn lằn bóng đuôi dài có cấu tạo là: 
a. Thận trước b. Thận giữa c. Thận sau
3. Ở chim sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ:
a. Cơ hoành b. Cơ liên sườn c. Hệ thống túi khí d . Thềm miệng
4. Loài nào sau đây không có bóng đái:
a. Lưỡng cư b. Bò sát c. Chim d. Thú
5. Cá voi, cá heo thuộc lớp động vật nào:
a. Lớp cá b. Lớp chim c. Lớp bò sát d. Lớp thú
6. Ở thỏ có ruột tịt (manh tràng) phát triển có tác dụng gì:
a. Tiêu hoá xenlulôzơ b. Tiêu hoá thịt động vật c. Tiết dịch tiêu hoá
B. Tự luận:
Câu 1: Trình bày các đặc điểm cấu tạo của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
(2 điểm)
Câu 2: Nêu những đặc điểm đặc trưng phân biệt 3 bộ thường gặp trong lớp bò sát. (2 điểm)
Câu 3: Em hãy nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp chim.(1 điểm)
BÀI LÀM:
KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN SINH HỌC 7
Trường THCS Hải Quy
Họ và tên:.
Lớp: 7A 
ĐỀ:
	A. Trắc nghiệm:
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ còn thiếu vào các chổ trống sau: (1điểm)
	Bò sát gồm có. vòng tuần hoàn, tim  ngăn, xuất hiện ..làm cho máu đi nuôi cơ thể
Câu 2: Nối các cụm từ ở cột A với cột B sao cho phù hợp giữa đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa thích nghi với đời sống ở cạn của thằn lằn bóng đuôi dài: (1 điểm)
Cột A
Cột B
1.Da khô, có vảy sừng bao bọc
a. Bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô
2. Có cổ dài
b. Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ
3. Mắt có mi cử động, có nước mắt
c. Ngăn cản sự thoát hơi nước
4. Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu
d. Phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
5. Thân dài, đuôi rất dài
e. Tham gia vào sự di chuyển trên cạn
6. Bàn chân 5 ngón có vuốt
g. Động lực chính của sự di chuyển
Câu 3: Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong mỗi câu sau:(3 điểm)
1. Ếch đồng là loài động vật có cấu tạo thích nghi với đời sống:
a. Ở cạn b. Ở nước c. Vừa ở cạn vừa ở nước
2. Hệ bài tiết của thằn lằn bóng đuôi dài có cấu tạo là: 
a. Thận trước b. Thận giữa c. Thận sau
3. Ở chim sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ:
a. Cơ hoành b. Cơ liên sườn c. Hệ thống túi khí d . Thềm miệng
4. Loài nào sau đây không có bóng đái:
a. Lưỡng cư b. Bò sát c. Chim d. Thú
5. Cá voi, cá heo thuộc lớp động vật nào:
a. Lớp cá b. Lớp chim c. Lớp bò sát d. Lớp thú
6. Ở thỏ có ruột tịt (manh tràng) phát triển có tác dụng gì:
a. Tiêu hoá xenlulôzơ b. Tiêu hoá thịt động vật c. Tiết dịch tiêu hoá
B. Tự luận:
Câu 1: Trình bày đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống lưỡng cư. (2 điểm)
Câu 2: Trình bày vị trí và các thành phần của các cơ quan: tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, sinh sản của thỏ. (2 điểm)
Câu 3: Em hãy nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp thú.(1 điểm)
BÀI LÀM:
KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN SINH HỌC 7
Trường THCS Hải Quy
Họ và tên:.
Lớp: 7 
ĐÁP ÁN:
	A. Trắc nghiệm:
Câu 1: hai, ba vách ngăn hụt, ít bị pha
Câu 2: 1c, 2d, 3a, 4b, 5g, 6e: (1 điểm)
Câu 3: (3 điểm) 1c, 2c, 3c, 4c, 5d, 6a
B. Tự luận:
Câu 1: (2 điểm)
* Ở nước: 
- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước.
- Da trần, phủ chất nhầy và ẩm, để thấm khí.
- Chi sau có màng căng giữa các ngón như chân vịt.
* Ở cạn: 
- Mắt và các lỗ mũi ở ví trí cao trên đầu ( mũi ếch thông vơi khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.
- Chi năm phần có ngón chia đốt linh hoạt.
Câu 2: (2 điểm)
Hệ cơ quan
Vị trí
Các thành phần
Tiêu hoá
Chủ yếu trong khoang bụng
- Ống tiêu hoá: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, manh tràng, ruột già, hậu môn.
- Tuyến tiêu hoá: gan, tuyến tuỵ
Hô hấp
Khoang ngực
- ống dẫn khí:
- Phổi: 2 lá phổi
Tuần hoàn
Tim( khoang ngực), các mạch máu phân bố khắp cơ thể.
- Tim: 4 ngăn
- Hệ mach: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
Bài tiết
Khoang bụng (sát sống lưng)
Thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái, bóng đái
Sinh sản
Khoang bụng (phần dưới)
- Con cái: buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung
- Con đực: tinh hoàn, ống dẫn tinh, cơ quan giao phối
Câu 3: (1 điểm)
* Đặc điểm chung: Thú là động vật có xương sống, có tổ chức cơ thể cao nhất, toàn thân có
lông mao bao phủ, có hiện tượng thai sinh, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Tim có 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể không bị pha. Là động vật hằng nhiệt.
* Vai trò:
Dược liệu, thực phẩm, đồ thủ công mĩ nghệ, làm cảnh, dùng trong thí nghiệm, sức kéo.........

File đính kèm:

  • doc2 De KT 1 tiet HKII.doc
Đề thi liên quan