Khảo sát học sinh giỏi cấp huyện năm học 2012-2013 môn: ngữ văn 7

pdf5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3254 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát học sinh giỏi cấp huyện năm học 2012-2013 môn: ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
THÁI THỤY 
KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2012-2013 
Môn: Ngữ văn 7 
 Thời gian: 120 phút 
(Không kể thời gian giao đề) 
 
Câu 1. (3 điểm) 
 
 Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh khẳng định: 
 “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những 
thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống…” 
 Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? 
 
Câu 2. (7 điểm) 
“…Quê hương là vòng tay ấm 
 Con nằm ngủ giữa mưa đêm 
 Quê hương là đêm trăng tỏ 
 Hoa cau rụng trắng ngoài thềm. 
 
 Quê hương mỗi người chỉ một 
 Như là chỉ một mẹ thôi 
 Quê hương nếu ai không nhớ 
 Sẽ không lớn nổi thành người.” 
 
 (Trích bài thơ “Bài học đầu cho con” - Đỗ Trung Quân) 
 
 Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ trên đây. 
 
Câu 3. (10 điểm) 
 Các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam có nội dung rất phong phú nhưng vẫn 
tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo. 
 Qua các bài thơ “Sông núi nước Nam”, “Phò giá về kinh”, “Buổi chiều đứng ở 
phủ Thiên Trường trông ra” (Sách Ngữ văn 7, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục), 
em hãy làm sáng tỏ nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại Việt 
Nam. 
 
 
Họ và tên: …………………………………………… ; Số báo danh: ………… 
 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
 2 
PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
THÁI THỤY 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
BÀI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2012-2013 
Môn: Ngữ văn 7 
I. Hướng dẫn chung 
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng 
quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong 
bài làm của học sinh. 
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt 
trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng 
tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn. 
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 
0,25 điểm (không làm tròn). 
II. Đáp án và thang điểm 
Câu 1. 3 điểm 
 Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích rõ hai ý: 
 - Ý thứ nhất: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.” 
 - Ý thứ hai: “... văn chương còn sáng tạo ra sự sống…” 
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được các 
nội dung cơ bản sau đây: 
 + Ý thứ nhất: Nói “văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn 
trạng” : 1,5 điểm 
 - Cần hiểu nhà văn lấy tư liệu từ cuộc sống, phản ánh vào trong tác phẩm một 
cách chân thực những gì đang diễn ra trong thực tế cuộc sống. 0,5 điểm 
 - Như vậy văn chương có nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng 
của xã hội và con người. 0,5 điểm 
 - Nội dung văn chương vì thế cũng đa dạng, phong phú sinh động như cuộc 
sống, qua văn chương ta hiểu được cuộc sống... 0,5 điểm 
+ Ý thứ hai: Nói “... văn chương còn sáng tạo ra sự sống…” 
 - Là sự khẳng định: qua các tác phẩm văn chương, bằng trí tưởng tượng bay 
bổng, bằng khát vọng và tình cảm nhân văn cao đẹp, nhà văn dựng nên trong tác 
phẩm bức tranh đời sống mà có thể bức tranh đời sống hiện tại không có hoặc 
chưa có, để mọi người phấn đấu, xây dựng biến chúng thành hiện thực tốt đẹp 
trong tương lai… 1,5 điểm 
 
Câu 2. 7 điểm 
 Trình bày cảm nhận về hai khổ thơ trích trong bài thơ Bài học đầu cho con của 
nhà thơ Đỗ Trung Quân). Bài thơ đã được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc thành 
bài hát khá quen thuộc: bài hát Quê hương. 
 3 
 Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu 
được những ý cơ bản như sau: 
 + Trình bày cảm nhận khái quát về hình ảnh quê hương trong thơ ca: quê 
hương luôn là hình ảnh đẹp được các nhà thơ thể hiện rất thành công. Trong ta ai 
cũng có một quê hương, một vùng đất để khi đi xa mà thương mà nhớ, một vùng 
đất để khi trưởng thành nhìn lại một thời của tuổi thơ với những kỷ niệm ngọt 
ngào... 1 điểm 
 + Cảm nhận được hình ảnh quê hương thể hiện qua 2 khổ thơ: quê hương là 
những gì gắn bó, gần gũi, thân thuộc nhất với mỗi người: 2 điểm 
“…Quê hương là vòng tay ấm 
 Con nằm ngủ giữa mưa đêm 
 Quê hương là đêm trăng tỏ 
 Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.” 
 + Càng đẹp hơn, ý nghĩa hơn khi nhà thơ so sánh quê hương với mẹ và khẳng 
định: 2 điểm 
 “ Quê hương nếu ai không nhớ 
 Sẽ không lớn nổi thành người ” 
 + Quê hương trong thơ của Đỗ Trung Quân chỉ không đơn thuần là những hình 
ảnh của một vùng quê sông nước, mà còn chất chứa tâm hồn của dân tộc. Bài thơ 
giàu nhạc điệu và cảm xúc, bài thơ đã được phổ nhạc thành bài hát quen thuộc. 
Mỗi người Việt Nam chúng ta thật xúc động khi nghe bài hát này... 2 điểm 
 VẬN DỤNG CHO ĐIỂM: 
7 điểm : Bài viết sâu sắc, có cảm xúc tốt, cảm nhận được các ý nghĩa trên, diễn đạt 
lưu loát. 
5 – 6 điểm: Bài viết tương đối sâu sắc, cảm nhận được các ý nghĩa trên, diễn đạt 
lưu loát, có thể còn mắc một số lỗi diễn đạt nhỏ. 
3 – 4 điểm: Bài viết chưa sâu sắc, cảm nhận chưa đủ các ý nghĩa trên, diễn đạt có 
chỗ chưa lưu loát, còn mắc một số lỗi diễn đạt. 
1 – 2 điểm: Bài viết chưa sâu sắc, chưa cảm nhận được các ý nghĩa trên, diễn đạt 
còn lủng củng, có chỗ diễn xuôi lại đoạn thơ, mắc lỗi chính tả và diễn đạt. 
0 điểm: Để giấy trắng. 
 
Câu 3. 10 điểm 
 Qua các bài thơ “Sông núi nước Nam”, “Phò giá về kinh”, “Buổi chiều đứng ở 
phủ Thiên Trường trông ra” (Sách Ngữ văn 7, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục), 
em hãy làm sáng tỏ nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại Việt 
Nam. 
 1) Yêu cầu chung: 
 Học sinh thực hiện các yêu cầu sau: 
 4 
 - Văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị luận 
văn học). 
 - Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm 
bài, trong đó có kết hợp giải thích, phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở rộng bằng 
một số trữ tình trung đại Việt Nam khác để làm phong phú thêm bài làm… 
 - Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn… 
 2. Yêu cầu cụ thể: 
Mở bài: 1 điểm 
 - Giới thiệu khái quát: thơ trữ tình trung đại Việt Nam có nội dung rất phong 
phú nhưng vẫn tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm 
nhân đạo. 0,5 điểm 
 - Giới thiệu khái quát các bài thơ “Sông núi nước Nam”, “Phò giá về kinh”, 
“Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” đã thể hiện rõ tinh thần yêu nước 
của dân tộc ta… 0,5 điểm 
Thân bài: 8 điểm 
 Bằng lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu qua 3 văn bản trên, bài viết của học sinh làm 
sáng tỏ tinh thần yêu nước được thể hiện qua thơ trữ tình trung đại Việt Nam. Học 
sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được các ý cơ 
bản như sau: 
+ Ý thứ nhất: Giải thích về nội dung yêu nước được thể hiện qua thơ trữ tình 
trung đại Việt Nam: 2 điểm 
 - Là một nội dung lớn của văn học nói chung, của thơ trữ tình trung đại Việt 
Nam nói riêng. Nội dung yêu nước được thể hiện qua thơ trung đại rất phong phú 
và đa dạng… 1 điểm 
 - Nội dung yêu nước thể hiện ở sự khẳng định chủ quyền về lãnh thổ, nêu cao ý 
chí quyết tâm bảo vệ đất nước; thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái 
bình, thịnh trị của dân tộc; đồng thời cũng thể hiện ở sự hòa hợp với cảnh sắc thiên 
nhiên nên thơ, bình dị, sự gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã… 1 điểm 
+ Ý thứ hai: Bài thơ “Sông núi nước Nam” 2 điểm 
 - Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta, khẳng định nước Nam là 
của người Nam, đó là điều đã được “sách trời” định sẵn: 1 điểm 
 “Sông núi nước Nam vua Nam ở 
 Vằng vặc sách trời chia xứ sở” 
 - Bài thơ nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước, kẻ thù không 
được xâm phạm, nếu xâm phạm thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại: 1 điểm 
 “Giặc dữ cớ sao phạm đến đây 
 Chúng mày nhất định phải tan vỡ.” 
+ Ý thứ ba: - Bài thơ “Phò giá về kinh”của Trần Quang Khải 2 điểm 
 - Thể hiện hào khí chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc chống quân Mông-
Nguyên xâm lược: “Chương Dương cướp giáo giặc 1 điểm 
 5 
 Hàm Tử bắt quân thù” 
- Thể hiện khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần và niềm 
tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước: 1 điểm 
 “Thái bình nên gắng sức 
 Non nước ấy ngàn thu” 
+ Ý thứ tư: - Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” của Trần 
Nhân Tông: 2 điểm 
 - Là bức tranh đẹp về vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu: 1 điểm 
 “Trước xóm sau thôn tựa khói lồng 
 Bóng chiều man mác có dường không” 
 - Trong bức tranh trầm lặng ấy vẫn ánh lên sự sống: “Mục đồng sáo vẳng trâu 
về hết” – “Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng”. Điều đó thể hiện tình yêu quê 
hương, đất nước sâu sắc của một vị vua – dù ở cương vị tối cao nhưng tâm hồn 
vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã của mình… 1 điểm 
* HS có thể mở rộng, nâng cao bài viết bằng một số bài thơ trung đại khác… 
Kết bài: 1 điểm 
- Khẳng định lại nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại Việt Nam. 
 
* Vận dụng cho điểm: 
9 - 10 điểm: Vận dụng tốt văn nghị luận chứng minh để làm bài, hiểu rõ yêu cầu 
của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc 
và suy nghĩ sâu sắc về các bài thơ, bài viết có sáng tạo, diễn đạt tốt. 
7 - 8 điểm: Vận dụng tương đối tốt văn nghị luận chứng minh để làm bài, hiểu rõ 
yêu cầu của đề bài, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương 
pháp, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về các bài thơ, bài viết có một số 
ý sáng tạo, diễn đạt tương đối tốt. 
5 - 6 điểm: Biết vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài, hiểu yêu cầu của 
đề bài, cảm xúc và suy nghĩ về các bài thơ chưa sâu sắc nhưng đã làm sáng tỏ 
được các ý chính, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả. 
3 - 4 điểm: Vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài chưa tốt, chưa hiểu rõ 
yêu cầu của đề bài, có chỗ còn diễn xuôi ý các bài thơ, cảm xúc và suy nghĩ về 
các bài thơ chưa sâu sắc, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả, trình bày. 
1 - 2 điểm: Chưa biết vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài. Chưa hiểu 
yêu cầu của đề bài, nhiều chỗ diễn xuôi ý các bài thơ hoặc kể lể lan man lại ý thơ, 
bài làm lủng củng, còn mắc nhiều lỗi về chính tả và diễn đạt. 
0 điểm: bỏ giấy trắng . 
 

File đính kèm:

  • pdfDeDA HSG Van 72013.pdf
Đề thi liên quan