Giáo án Văn học 12 - Tiết 56: Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

doc4 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Văn học 12 - Tiết 56: Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 25/11/2008 Tiết 56- làm văn: 
Giảng: 28/11/2008 Nghị luận về một vấn đề xã hội 
 trong tác phẩm văn học 
A-Mục tiêu bài học : Giúp HS nắm được:
- Đặc điểm của một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
- Có kĩ năng viết bài văn theo yêu cầu của dạng đề này.
B Phương tiện thực hiện
 SGK,Thiết kế bài giảng,sách tham khảo, bảng phụ
C. Cách thức tiến hành.
 Phương pháp gợi tìm,thảo luận trả lời các câu hỏi, thực hành.
D.Tiến trình dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ : Trình bày các kiểu kết cấu của bài văn nghị luận ?
2/ Bài mới:

Tg
HĐ của GV
HĐ của HS
ND cần đạt

15


















































































15

































10



Yêu cầu HS làm đề 1: Từ đoạn trích vở kịch Hồn Trương ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, nghĩ về hạnh phúc khi được sống thật với mình và mọi người.

GV hướng dẫn HS làm bài tập theo những gợi ý trong SGK







































































Yêu cầu HS làm đề 2: Suy nghĩ của anh (chị) từ ý nghĩa của câu chuyện Hoa hồng tặng mẹ.

 

























































GV yêu cầu HS làm BT 2

 HS thực hành bài tập 1, đề bài 1:
Sau khi vào đề, bài viết cần diễn đạt được các ý:

1. Xác định ý nghĩa cơ bản của vở kịch:
- Phê phán tình trạng con người phải sống giả dối, không sống thật với mình, với người xung quanh
- Đề cao tâm hồn con người nhưng lại không chú ý gì tới thể xác, không để tâm tới mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần
- Thông điệp: được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hoà giữ thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh , với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới giá trị tinh thần cao quý.

2. Suy nghĩ về niềm hạnh phúc của con người:
a) Con người chỉ có được niềm hạnh phúc khi được sống thật với mình:
- Thế nào là sống thật ? ( sống có sự gắn bó giữa thể xác và tâm hồn mình, sống bằng chính thể xác, tâm hồn mình, không để tâm hồn mình sống nhờ vào thể xác của người khác)
- Tại sao phải sống thật và nó thể hiện ở những phương diện nào?
+ Con người phải sống thật mới có sự thanh thản, mới có niềm vui thực sự. Con người sống thật mới tạo được niềm tin của người xung quanh. Con người sống thật với chính mình mới có hạnh phúc
+ Sống thật thể hiện ở suy nghĩ và hành động. Có nguời miệng thì nói bao điều tốt đẹp nhưng họ làm hoàn toàn ngược lại: Nào là xây dựng CNXH, công bằng, văn minh ; nào là làm theo tấm gương đạo đức HCM nhưng chỉ vun vén tới quyền lợi cá nhân, tham ô, hách dịch, lưọi dụng chức quyền . Họ không sống thật với mình. Cũng có biểu hiện miệng thì nói quan tâm đến đời sống cá nhân, tâm hồn con người nhưng chẳng chú ý cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. 
 Nói dối là biểu hiện của sống không thật.
- Hạnh phúc của con người sống thật và nỗi đau khổ của con người sống giả được thể hiện nhiều trong văn học:
+ Lão Xan-chi-a-gô trong Ông già và biển cả của Hê-min-guê là sống thật với mình, sống với niềm tin con người không bao giờ bị đánh bại
+ Nghệ sĩ nhiếp ảnh trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu cảm thấy có hạnh phúc khi phát hiện ra cái đẹp của nghệ thuật đích thực.
+ Bà Hiền trong Một người Hà Nội sống chân thật với chính mình và với mọi người thực sự có hạnh phúc.
+ Nữ sĩ Xuân Quỳnh khao khát với hạnh phúc của mình hoà trong tình yêu của mọi người.
+ Hai người con gái của lão Gô-ri-ô trong tiểu thuyết cùng tên của Ban-dắc sống không chân thật là những kẻ không có hạnh phúc
+ Mẹ con Cám sống giả dối, sẽ không bao giờ có hạnh phúc.

- ý nghĩa của vấn đề: 

 HS thực hành đề bài số 2:
1) Qua câu chuyện Hoa hồng tặng mẹ, rút ra ý nghĩa: Con người ta thật sung sướng, mãn nguyện và hạnh phúc khi được sống thật bằng tình cảm với mẹ.

2) Suy nghĩ:
- vấn đề rút ra từ câu chuyện Hoa hồng tặng mẹ rất đúng.
- Mở rộng:
+ Tại sao được sống thật với mẹ lại là niềm hạnh phúc của mỗi con người? ( mẹ là người trực tiếp sinh ra ta, gắn liền với ta từ tuổi thơ cho đến lúc trưởng thành. Mỗi lời ru của mẹ đều gắn liền với lẽ sống ở đời. Lời ru ấy nuôi lớn tâm hồn ta. Tình mẫu tử vẫn là tình cảm cao quý nhất trong cuộc đời này. Đó là đạo lí, là nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam)
+ Tình cảm ấy được thể hiện như thế nào trong đời sống và trong văn học? ( Thật cảm động khi ta đọc các tác phẩm, đonạ trích: Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng), Người mẹ (Mác-xom Go óc –ki), Đi tìm mẹ (Nguyễn Huy Tưởng)
+ Trong cuộc đời này có những người con bạc bẽo với mẹ; thậm chí anh chị em đùn đẩy nhau không ai nuôi mẹ. Có kẻ mẹ sống thì căhm sóc không ra gì, đến khi chết lại tổ chức đám ma to tát, tỏ lòng hiếu thảo giả tạo, thật đáng khinh.
- ý nghĩa của truyện Hoa hồng tặng mẹ. 

=> HS rút ra cách làm: 
 Tác phẩm văn học là cái cớ khởi đầu để người viết bàn bạc, nghị luận về vấn đề xã hội, đạo lí, tư tưởng, nhân sinh. Nghĩa là nhân vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học đó mà luận bàn, kiến giải
 Trong trường hợp này, tác phẩm văn học chỉ được khai thác về mặt nội dung tư tưởng, rút ra ý nghĩa XH khái quát của tác phẩm ấy, nó mang ý nghĩa giáo dục ra sao.


 Phần thân bài gồm 2 nội dung lớn:
- Phần 1: Phân tích, giới thiệu và nêu vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học:
+ Nếu đề văn nêu sẵn vấn đề rút ra từ tác phẩm đã học, thì phân tích qua vấn đề ấy đã thể hiện như thế nào trong tác phẩm 
+ Nếu đề nêu một văn bản chưa học, không cho sắn vấn đề, thì cần đọc- hiểu, phân tích để rút ra vấn đề XH và ý nghĩa của vấn đề trước khi vào phần 2.

- Phần 2 (trọng tâm): Nghị luận về vấn đề XH rút ra trong tác phẩm văn học. Khi đã có vấn đề (đề tài, chủ đề) cần bàn bạc rồi, thì mới bắt đầu làm bài nghị luận XH, nêu lên suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề ấy.

 HS thực hành viết đoạn văn.
I. Luyện tập:

1. Đề 1: 


- Xác định ý nghĩa cơ bản của vở kịch:


















- Suy nghĩ về niềm hạnh phúc của con người:
























































2. Đề 2: 
- ý nghĩa của câu chuyện.



- Suy nghĩ của bản thân.


























II. Cách làm:
Tác phẩm văn học là cái cớ khởi đầu để người viết bàn bạc, nghị luận về vấn đề xã hội, đạo lí, tư tưởng, nhân sinh. Nghĩa là nhân vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học đó mà luận bàn, kiến giải

Phần thân bài gồm hai nội dung lớn:- Phần 1: Phân tích, giới thiệu và nêu vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học:





- Phần 2 (trọng tâm): Nghị luận về vấn đề XH rút ra trong tác phẩm văn học.

3) Củng cố: Đặc điểm của một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
4) Dặn dò: Làm các bài tập trong sách bài tập.
 Soạn tiết 57,58: Tư duy hệ thống- nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy.

File đính kèm:

  • docNghi luan mot van de xa hoi trong tac pham van hoc.doc