Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Tâm

doc20 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10	Thứ hai ngày 10 tháng 11 năm 2008
	 Tiết 1: chào cờ
Tiết 2 + 3 : tập đọc – kể chuyện
Giọng quê hương
I. Mục tiêu: 
A- Tập đọc:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: luôn miệng, ánh lên..... Bộc lộ được tình cảm của nhân vật qua lời đối thoại.
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu các từ mới ở phần chú giải : đôn hậu, thành thực, bùi ngùi.
- Nắm được cốt chuyện và ý nghĩa của câu chuyện: tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân quen.
B - Kể chuyện: Dựa vào tranh kể lại một đoạn câu chuyện. 
 II. Đồ dùng : - Tranh minh hoạ (Kể chuyện).
III. Các hoạt động dạy – học :
Tập đọc
A. Kiểm tra bài cũ (5’): GV gọi HS kể và TLCH câu chuyện đã học.
B. Dạy - học bài mới: 1 Giới thiệu bài (1’): GV giới thiệu CĐ và bài đọc .
	2- Luyện đọc: (29’)
- GV đọc mẫu
HS theo dõi SGK
- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đọc từng câu: Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu. Hướng dẫn HS luyện đọc một số từ khó.
GV theo dõi sửa sai cho HS.
+ Đọc đoạn: GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn, kết hợp giải nghĩa từ: đôn hậu, thành thực, bùi ngùi.
GV theo dõi, nhắc nhở HS ngắt nghỉ đúng và đọc đúng các câu hỏi.
GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm GV theo dõi.
GV tổ chức cho HS thi đọc.
Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
HS đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ.
HS đọc nối tiếp từng đoạn.
HS nêu nghĩa và đặt câu với một số từ . 
HS đọc trong nhóm 3.
HS thi đọc theo nhóm 3.
1 HS đọc lại toàn bài.
	3- Hướng dẫn tìm hiểu bài: (10’)
GV tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung truyện theo các câu hỏi ở cuối bài. GV chốt nội dung.
 4- Luyện đọc lại: (5’)
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 và 3: Đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc nhóm 3.
- Tổ chức cho HS luyện đọc phân vai đoạn 2 và 3. Và đọc toàn truyện.
GV nhận xét, tuyên dương.
HS đọc và tìm hiểu nội dung bài theo sự hướng dẫn của GV.
- Nghe, nắm cách đọc.
- Luyện đọc phân vai theo nhóm 3. Thi đọc.
- Nhận xét
Kể chuyện
1- GV nêu nhiệm vụ: (1’)
 2- Hướng dẫn HS kể chuyện: (17’)
- Gọi một HS đọc yêu cầu.
- Tổ chức cho HS quan sát và nêu nhanh sự việc được kể trong từng tranh.
- Tổ chức cho HS luyện kể theo cặp.
- Gọi một số HS kể. 
GV nhận xét, đánh giá.
- Đọc yêu cầu, nắm cách kể.
- Quan sát và nêu.
- Luyện kể trong nhóm 2.
- Một vài HS kể.
HS nhận xét, đánh giá.
C- Củng cố - dặn dò : (3’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
– GV nhận xét, củng cố bài. Nhận xét tiết học – Tuyên dương.
Tiết 4 : toán
Thực hành đo độ dài
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết cách đo một độ dài, biết đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như cái bút, mép bàn, chiều cao bàn học.
- Biết dùng mắt ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác.
II- Đồ dùng : Thước mét. 
III- các Hoạt động dạy - học :
A- Kiểm tra bài cũ: (5’)GV yêu cầu HS đổi một số đơn vị đo độ dài.
B- Bài mới: 
1- Giới thiệu bài: (1’)GV nêu MĐ-YC.
2- Luyện tập: GV hướng dẫn HS làm từng bài.
Bài 1 : (7’) Gọi HS nêu YC- GV ghi bảng
- yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng.
 - Tổ chức cho HS tự làm bài, chữa bài, đổi vở kiểm tra bạn.
- Nhận xét.
Bài 2 : (12’) Gọi HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS cách đo
Tổ chức cho HS tự đo, nêu kết quả đo.
Nhận xét chung.
Bài 3 : (8’) Gọi HS nêu yêu cầu. 
Hướng dẫn HS cách ước lượng: dựng thước mét vào tường, ước lượng, nêu kết quả. GV chốt lời giải đúng
- Nêu yêu cầu
- Nhắc lại cách vẽ.
- Tự làm bài, chữa bài.
- Nêu yêu cầu.
- Theo dõi, nắm cách đo
- HS tự đo, nêu kết quả.
- Nêu yêu cầu
- Quan sát, ước lượng.
C- Củng cố – Dặn dò: (3’)
- GV tổ chức cho HS nhắc lại cách đo độ dài, ước lượng độ dài của một số vật cụ thể. 
- Nhận xét – dặn dò.
Buổi chiều 	Tiết 1 : Tự học
- GV tổ chức cho HS tự hoàn thiện bài học buổi sáng.
- GV bao quát lớp, chú ý đến đối tượng HS yếu.
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 2 : Luyện toán
Luyện tập : Thực hành đo độ dài
I. mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố và rèn kĩ năng đo độ dài đoạn thẳng.
- Ước lượng và đo độ dài một bút chì, bàn học và chiều cao chân bàn học.
II. Đồ dùng: Vở BTT 1. Vở Luyện toán. Sách Luyện giải toán 3.
III. các Hoạt động dạy - học :
Giới thiệu bài: (2’) GV nêu MĐ - YC của tiết học.
Các hoạt động (31’)
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
GV tổ chức cho HS tìm hiểu yêu cầu từng bài tập trong vở BTT, tr54, sau đó cho HS tự giải quyết các bài tập đó theo khả năng của mình (Thời gian 20’). 
GV bao quát lớp, giúp đỡ HS yếu.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
GV cùng HS chữa bài tập (lần lượt từ bài 1)
	Bài 1 : 
	3 - Nhận xét – Dặn dò: (2’)
Tiết 3 : Luyện tiếng việt
Luyện đọc : quê hương
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ khó. Ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. Bước đầu bộc lộ tình cảm qua giọng đọc.
- Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được những thông tin chính của thư thăm hỏi. Hiểu được ý nghĩa: Tình yêu quê hương, là tình cảm rất tự nhiên và sâu sắc....
II. Đồ dùng : 
III. Các hoạt động dạy – học :
A. KTBC (5’): GV gọi 3 HS và TLCH bài tập đọc “Giọng quê hương”. 
B. Dạy - học bài mới: 
1 - Giới thiệu bài (1’): GV giới thiệu bài đọc.
	2- Luyện đọc: (15’)
- GV đọc mẫu
HS theo dõi SGK
- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đọc từng dòng thơ: Yêu cầu HS đọc nối tiếp kết hợp luyện đọc đúng các từ. GV theo dõi sửa sai cho HS.
+ Đọc từng khổ: GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp. GV theo dõi, hướng dẫn HS ngắt nghỉ đúng theo nhịp thơ.
GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm 2.
GV tổ chức cho HS thi đọc theo nhóm 2. 
Một HS đọc toàn bài. Đọc ĐT.
 Nhận xét – Tuyên dương.
HS đọc nối câu, luyện đọc từ khó
HS đọc nối tiếp từng khổ thơ
HS đọc trong nhóm 2.
HS thi đọc theo nhóm 2.
1 HS đọc cả bài.
Đọc đồng thanh.
	3- Hướng dẫn tìm hiểu bài: (10’)
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ theo các câu hỏi ở cuối bài. GV chốt nội dung.
 4- Luyện đọc lại: (5’)
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm khổ 2 và 4: GV đọc mẫu, HS luyện đọc.
- Gọi HS đọc: đoạn 2, 4, cả bài.
 GV nhận xét, tuyên dương.
HS tìm hiểu bài: trả lời và nhận xét câu trả lời của bạn.
- Luyện đọc 
- Đọc bài.
C- Củng cố – Dặn dò: (3’)
- GV yêu cầu 1 vài HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
Thứ ba ngày 11 tháng 11 năm 2009
Tiết 1: Luyện từ và câu
So sánh. Dấu chấm
I- Mục tiêu : Giúp HS: 
-Tiếp tục làm quen với phép so sánh.
-Tập dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn.
II- Đồ dùng : - Bảng phụ (BT1). Bảng lớp chép sẵn bài tập 3. Bảng nhóm.
III- Các hoạt động dạy- học : 
A- Kiểm tra bài cũ: (5’) GV yêu cầu HS tìm hình ảnh so sánh trong bài “Mùa hoa sấu”.
	B – Bài mới: 
 1- Giới thiệu bài (1’): GV nêu MĐ-YC của tiết học.
	2- Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1 : (10’) Treo bảng phụ. Gọi HS đọc yêu cầu của bài .Hướng dẫn HS xác định hình ảnh so sánh.
Hỏi để HS thấy được tác dụng của phép so sánh.
Bài tập 2 : (10’) Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài rồi cho HS tự điền vào cột.
Bài tập 3 : (7’) Dùng bảng phụ
Yêu cầu HS đọc kĩ đề rồi làm bài, chữa bài.
GV chữa rồi chốt lại 
Đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
Tự làm bài rồi trình bày trước lớp.
Đọc thầm yêu cầu của bài rồi tự điền vào cột.
1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở nháp.
Chép lời giải đúng vào vở.
C- Củng cố – Dặn dò: (3’)
Đặt câu có sự vật được so sánh hơn kém.
Nhận xét giờ học.
Tiết 2 : Thủ công
Ôn tập chương 1: Phối hợp gấp, cắt, dán hình
I- Mục tiêu: Giúp HS:
	- Củng cố cách gấp, cắt, dán bông hoa; bước đầu biết trình bày sáng tạo.
	- Rèn kĩ năng gấp, cắt, dán hình.
	- Rèn kĩ năng khéo tay, yêu thích môn thủ công.
II- Đồ dùng : GV : Mẫu. GV & HS : giấy thủ công, keáo, keo dán....
III- Các hoạt động dạy- học : 
A- KTBC: (2’) GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS. Nhận xét.
	B- Bài mới: 
1- Giới thiệu bài: (1’) GV nêu MĐ- YC của tiết học.
	2- Các hoạt động: 
 * Hoạt động 1 : Thực hành (23’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình gấp, cắt bông hoa 4, 5, 8 cánh: vừa nói vừa thực hiện.
- Theo dõi, nhận xét chung.
- Tổ chức cho HS thực hành, GV theo dõi, kèm cặp, uốn nắn cho HS.
* Hoạt động 2: Trưng bày, đánh giá (7’)
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm, hướng dẫn HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành .
- HS nhắc lại, nắm chắc cách gấp, cắt: vừa thực hiện vừa nói quy trình.
- HS thực hành (HS yếu có thể tham khảo ý kiến của bạn)
- HS trưng bày sản phẩm. Nhận xét về cách cắt, dán, nhận xét chung.
	C- Nhận xét – Dặn dò: (2’) GV nhận xét tiết học, tuyên dương - Dặn dò.
Tiết 3 : toán
Thực hành đo độ dài (Tiếp theo)
I- Mục tiêu : Giúp HS:
- Biết cách đo, cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài.
- Biết so sánh các số đo độ dài.
II- Đồ dùng : Thước mét chia đến cm.
III- các Hoạt động dạy - học :
	A. KTBC: (4’) GV yêu cầu HS nêu cách gấp một số lên nhiều lần.
	B. Bài mới: 
1- Giới thiệu bài (1’): GV nêu MĐ-YC của tiết học.
2- Luyện tập : GV tổ chức cho HS làm từng bài tập trong SGK.
Bài 1 : (12’) Gọi học sinh đọc mẫu dòng đầu
Giúp học sinh hiểu nội dung từng ô.
Yêu cầu HS nêu chiều cao của Minh và của Nam.
Hỏi để HS tìm ra cách so sánh tìm ra ai cao nhất.
Học sinh khá:Còn cách so sánh nào khác?(Chỉ so sánh số cm)
Bài 2 : (13’) Giúp học sinh hiểu yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm, GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả. Nhận xét.
Nối tiếp nhau đọc dòng đầu.
Thực hiện yêu cầu của g/v.
Suy nghĩ trả lời.
(Đổi tất cả ra cm rồi so sánh).
- Nắm yêu cầu.
- Thực hành: mỗi nhóm 6 HS: đo từng bạn, ghi kết quả.
Báo cáo kết quả.
C- Củng cố- Dặn dò (5’)
- GV yêu cầu HS nêu: Trong nhóm em bạn cao nhất? Bạn nào thấp nhất?
Nhận xét giờ học
Tiết 4 : Chính tả
Nghe – viết: Quê hương ruột thịt
I .Mục tiêu: Giúp HS:
- Nghe-viết đúng chính tả, trình bày đúng bài chính tả “Quê hương ruột thịt”.
- Làm các bài tập chính tả phân biệt cách viết PÂĐ dễ lẫn l/n và vần oai/oay.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy - học:
A- Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS viết bảng con: dừng bút/ rừng cọ; giặt giũ/dặt dìu/ăn rặt (một món). Nhận xét, nhắc nhở HS cách viết.
B – Bài mới: 1- Giới thiệu bài (1’): GV nêu MĐ - YC của tiết học. 
2- Hướng dẫn HS nghe – viết (20’)
a- Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn cần viết.
- GV hướng dẫn HS nắm nội dung bài: (Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình? ).
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả:
+ Đoạn văn có mấy câu? Những chữ nào cần viết hoa? Vì sao?
- GV hướng dẫn HS viết bảng con những từ dễ viết sai: chốn này, trái sai, da dẻ...
b- Đọc cho HS viết:
- GV đọc cho HS viết kết hợp theo dõi uốn nắn cho HS. GV đọc cho HS soát lỗi.
c- Chấm bài - Nhận xét: 
- GV tổ chức cho HS đổi chéo vở soát lỗi.
- GV chấm 7-10 bài, nhận xét chung.
 3. Hướng dẫn HS làm bài tập (10’)
Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu.
- Tổ chức cho HS tự làm bài tập theo nhóm 4, nêu từ tìm được theo nghĩa.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3: GV chọn phần a, nêu yêu cầu.
- Tổ chức cho HS luyện đọc, thi đọc, nhận xét, tuyên dương.
- Tổ chức cho HS thi tự nhớ lại và viết đúng.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Theo dõi SGK . 1 HS đọc lại.
- HS nắm nội dung của đoạn.
- HS nhận xét: Trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung.
- Đọc thầm nêu những từ khó viết hoặc dễ lẫn. Luyện viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát lỗi:tự soát lỗi, sửa lỗi xuống cuối bài viết.
- Đổi vở soát lỗi.
- Nêu yêu cầu.
- Tự làm bài, nêu từ, nhận xét, bổ sung 
- Nắm yêu cầu.
- Luyện đọc, thi luyện đọc.
- Thi viết.
C- Nhận xét – Dặn dò: (2’) GV nhận xét tiết học. Dặn dò.
Buổi chiều 	Tiết 1 : Luyện tiếng việt (Dạy lớp 3A)
So sánh. Dấu chấm 
I- Mục tiêu: Giúp HS: 
- Củng cố về so sánh và cách sử dụng dấu chấm.
II- Đồ dùng : 
III- Các hoạt động dạy- học : 
	1- Giới thiệu bài (2’): GV nêu MĐ-YC của tiết học.
	2- Luyện tập : 
GV tổ chức cho HS tìm hiểu yêu cầu, làm từng bài tập, sau đó chữa bài.
Bài 1 : Tìm và ghi lại các từ chỉ sự vật trong đoạn văn sau : 
	Con ong xanh biếc to bằng quả ớt nhỡ lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất. Nó dừng lại ngước đầu lên mình nhún nhảy rung rinh giơ hai chân trước vuốt râu rồi lại bay lên đậu xuống thoăn thoắt rà khắp mảnh vườn. Nó đi dọc đi ngang sục sạo tìm kiếm.
Bài 2 : Trong các câu sau câu nào được viết theo mẫu câu Ai là gì?
Đám trẻ lặng đi.
Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi.
Quê hương là chùm khế ngọt.
Bài 3 : Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm :
Quê hương là chùm khế ngọt.
Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
Cách tổ chức : 
Bài 1 : (12’) GV chép sẵn bài trên bảng lớp, gọi HS nêu yêu cầu, nêu cách làm, HS tự làm bài, chữa bài. GV yêu cầu HS đọc lại để nắm các từ và củng cố về từ chỉ hoạt động, trạng thái.
Bài 2 : (8’) GV treo bảng phụ. Gọi HS đọc bài. HS tự xác định và nêu. GV giúp HS củng cố về các mẫu câu.
Bài 3 (7’) : GV tổ chức cho HS tự làm bài, chữa bài bằng miệng : đọc và nhận xét.
C- Nhận xét – Dặn dò: (3’) GV nhận xét tiết học – Dặn dò.
tiết 2 : Tự nhiên và xã hội
các thế hệ trong một gia đình
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Nêu được các thế hệ trong một gia đình.
- Phân biệt được các thế hệ trong gia đình.
II. Đồ dùng : Các tranh minh hoạ SGK (HĐ1). ảnh chụp gia đình.
III. Các hoạt động dạy – học :
A. KTBC (5’): GV kiểm tra HS một số kiến thức ở bài 14. 
B. Dạy - học bài mới : 
1 - Giới thiệu bài (1’) GV nêu MĐ - YC của tiết học. Giải thích về thế hệ trong gia đình.
	2- Các hoạt động: 
* Hoạt động 1 : Thảo luận theo cặp (7’)
- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp : hỏi và trả lời : trong gia đình bạn ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất?
- Gọi một số HS trình bày
- GV kết luận 
-HS làm việc theo cặp theo hướng dẫn của GV.
- Một số em trình bày
* Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm (15’)
- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm 4 : quan sát hình SGK, phân tích và TLCH : Gia đình Minh gồm những ai?; Có mấy thế hệ? ; Thế hệ thứ nhất gồm có những ai?... 
- Gọi đại diện đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
- GV kết luận 
-HS làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Nghe, nắm kết luận .
* Hoạt động 3 : Giới thiệu về gia đình (5’)
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Mời bạn đến thăm gia đình tôi
- GV tổ chức cho HS giới thiệu về gia đình mình : qua ảnh hay bằng lời mô tả.
- HS lên giới thiệu.
- Bình chọn bạn giới thiệu hay nhất.
C- Củng cố - dặn dò: (5’)
- GV củng cố, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài 16.
Tiết 3 : Luyện chữ
Luyện viết bài 10
I. mục tiêu: Giúp HS:
	- Viết đúng chữ hoa O, Ô, Ơ, Q (mỗi chữ 1 dòng); viết đúng câu ở hiền gặp lành; ở bầu .... dài (1 lần) và câu ứng dụng Qua đình ... bấy nhiêu (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. 
	- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- Rèn ý thức luyện chữ, trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng : Bảng (HD viết mẫu một số chữ), vở luyện viết chữ đẹp.
III- các Hoạt động dạy - học : 
1- Giới thiệu bài : 1’ GV nêu MĐ-YC của tiết học.
2- Hướng dẫn HS luyện viết :
	2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con, vở nháp: (15’) 
	a) Luyện viết chữ hoa:
- GV yêu cầu HS tìm các chữ hoa có trong bài. 
- GV đưa chữ mẫu và yêu cầu HS nhận xét để nắm được độ cao, độ rộng của chữ.
- GV viết mẫu+ nhắc lại cách viết từng chữ.
- GV tổ chức cho HS luyện viết trên bảng con.
- GV nhận xét sửa chữa .
- HS tìm : O, ô, ơ
 - HS quan sát, nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS luyện viết, nhận xét, rút kinh nghiệm.
b) Viết câu, cụm từ ứng dụng : ở hiền gặp lành; ở bầu .... dài
 - GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng để HS quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu nội dung của câu trên
- Hướng dẫn viết : GV viết mẫu : ở , nhắc HS cách nối các con chữ. GV tổ chức cho HS luyện viết vào vở. Nhận xét, sửa chữ cho HS.
- HS đọc .
 - HS theo dõi.
- HS quan sát.
- HS viết bảng.
c) Viết câu ứng dụng- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng để HS quan sát, nhận xét.
- GV giúp HS hiểu nội dung đoạn ứng dụng.
- GV yêu cầu HS viết : Qua; Đình
- GV nhận xét, nhắc nhở HS.
- HS đọc.
- HS nắm nội dung.
- HS viết bảng con.
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở : (12’)
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết.
4. Chấm, chữa bài : (5’)
- GV chấm 5 - 7 bài trên lớp. Nhận xét chung. 
- Học sinh viết vở TV.
- HS theo dõi.
	C- Nhận xét - dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. Dặn dò, nhắc nhở HS.
Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2009
Tiết 1: Tập viết
ôn chữ hoa: G
I- Mục tiêu: Giúp HS : 
	- Viết đúng chữ hoa Gi, ); Ô, T (1 dòng ); viết đúng tên riêng Ông Gióng (2 dòng) và câu ứng dụng Khôn ngoan ..... đá nhau (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. 
	- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giưa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- Rèn ý thức luyện chữ, trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng : Mẫu chữ . Vở tập viết. Phấn, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC : (5’) GV yêu cầu HS viết bảng con các chữ hoa đã ôn tập.
	B – Bài mới: 
 1- Giới thiệu bài : (1’) GV nêu MĐ-YC của tiết học.
	2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con: (15’) 
	a) Luyện viết chữ hoa:
- GV yêu cầu HS tìm các chữ hoa có trong bài. 
- GV đưa chữ mẫu và yêu cầu HS nhận xét để nắm được độ cao, độ rộng của chữ.
- GV viết mẫu+ nhắc lại cách viết từng chữ.
- GV tổ chức cho HS luyện viết trên bảng con.
- GV nhận xét sửa chữa .
- HS tìm : Gi; ô, t
 - HS quan sát, nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS luyện viết, nhận xét, rút kinh nghiệm.
b) Viết từ ứng dụng : Ông Gióng
- GV đưa từ ứng dụng để HS quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu về Thánh Gióng
- Hướng dẫn viết từ ứng dụng: GV viết mẫu, nhắc HS cách nối các con chữ. GV tổ chức cho HS luyện viết vào bảng con. Nhận xét, sửa chữ cho HS.
- HS đọc từ ứng dụng.
 - HS theo dõi.
- HS quan sát.
- HS viết bảng.
c) Viết câu ứng dụng:- GV đưa câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nội dung trong câu ứng dụng.
- GV yêu cầu HS viết : Gió; Tiếng
- GV nhận xét, nhắc nhở HS.
- HS đọc.
- HS nắm nội dung.
- HS viết bảng con.
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở : (12’)
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết.
4. Chấm, chữa bài : (5’)
- GV chấm 5 - 7 bài trên lớp. Nhận xét chung. 
- Học sinh viết vở TV.
- HS theo dõi.
	C- Nhận xét - dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học. Dặn dò, nhắc nhở HS.
Tiết 2 : tự nhiên và xã hội
Họ nội, họ ngoại
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
- Giải thích thế nào là họ nội, thế nào là họ ngoại.
- Xưng hô đúng với anh chị em của bố mẹ.
- Giới thiệu được về họ nội họ ngoại của mìmh và có thái độ cư xử đúng đắn.
II. Đồ dùng : Các hình trong SGK (HĐ1). 
III. Các hoạt động dạy – học :
A. KTBC (5’): 
GV kiểm tra HS một số kiến thức ở bài Các thế hệ trong một gia đình. 
B. Dạy - học bài mới: 
1 - Giới thiệu bài (1’) GV nêu MĐ - YC của tiết học.
	2- Các hoạt động: (25’)	
* Khởi động: Lớp hát bài “Cả nhà thương nhau”.
* Hoạt động 1 : Làm việc với SGK 
- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm: quan sát hình 1, thảo luận theo câu hỏi SGK. 
- Tổ chức cho các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận. 
- Thảo luận theo nhóm.
- Trình bày, nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 2 : Kể về họ nội và họ ngoại.
Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ nêu.
GV theo dõi, chỉnh sửa. Kết luận, ghi bảng.
Đứng tại chỗ kể về họ nội họ ngoại của mình, nêu rõ cách xưng hô.
* Hoạt động 3 : Đóng vai
Chia nhóm; Nêu tình huống : Họ hàng bên ngoại có người ốm, em cùng bố mẹ đến thăm.
Tổ chức các nhóm thể hiện vai đóng của mình. 
Các nhóm khác nhận xét.
Nhận xét, tuyên dương.
Đóng vai tình huống mà GV đưa ra: 
Suy nghĩ khi đến sẽ gặp ai, nói với ai, nói những gì?
Các nhóm lên đóng vai.
Nhận xét.
C- Củng cố - dặn dò : (5’) - GV tổ chức cho HS liên hệ: Tại sao chúng ta phải yêu quí những người họ hàng của mình?
- Nhận xét giờ học, dặn dò.
Tiết 3 : Toán
Luyện tập chung
I- Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Thực hiện nhân chia trong các bảng nhân ,bảng chia đã học.Nhân chia số có hai chữ số với số có một chữ số.
- Chuyển đổi so sánh các số đo độ dài.Giải toán về gấp một số lên nhiều lần.
- HS đại trà làm bài 1, 2 ( cột 1, 2, 4), 3 (dòng 1), 4, 5. HSKG hoàn thiện tất cả các bài tập.
II- Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ (BT1).
III- các Hoạt động dạy - học :
A- Kiểm tra bài cũ: (3’) Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm 
5m5dm ........6m2dm; 	 3m2dm.......3m5dm
B- Bài mới: 	1- Giới thiệu bài: (1’)GV nêu MĐ-YC.
2- Luyện tập : GV tổ chức cho HS làm từng bài tập.
Bài 1 : (5’)Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu suy nghĩ rồi tự làm bài, chữa bài.
Theo dõi, nhận xét.
Bài 2 : (10’) Học sinh nêu yêu cầu của bài, làm vào vở nháp, 3 HS làm bảng nhóm. Chữa bài 
Bài 3 : (5’)Hỏi để hướng dẫn học sinh cách làm phép tính đầu, tổ chức cho HS tự làm các phép tính còn lại. Chữa bài. Chốt lời giải đúng.
* Củng cố về bảng đơn vị đo độ dài.
Bài 4 : (7’) Gọi HS đọc bài toán, khai thác đề toán.
Giúp học sinh xác định dạng toán rồi yêu cầu học sinh làm.
Chấm bài - nhận xét chung.
Bài 5 : (5’)Yêu cầu HS đo độ dài đoạn AB, nêu kết quả. Hỏi để học sinh biết muốn vẽ độ dài đoạn CD ta phải tính được độ dài đoạn CD.
Cho HS thực hành.
Theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
* Củng cố về tìm 1 phần mấy của một số và đo, vẽ đoạn thẳng.
Làm bài, nêu kết quả, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra.
- Nêu yêu cầu.
- Tự làm bài, chữa bài: bảng nhóm, đổi SGK. Nêu nhận xét.
- Nêu yêu cầu, theo dõi, nắm cách làm.
- Kể tên và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài.
- Đọc và khai thác đề toán.
Xác định dạng toán rồi tự làm bài vào vở.
- Đo, nêu kết quả.
Nêu cách tính độ dài đoạn thẳng CD.
Nêu cách vẽ.
Vẽ đoạn thẳng CD.
C) Củng cố - Dặn dò ( 3’)
- Củng cố về Bảng đơn vị đo độ dài, cách đổi đơn vị đo độ dài.
 Nhận xét giờ học.
Tiết 4 : Tập đọc 
Thư gửi bà
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
Đọc đúng các từ dễ sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Bước đầu biết bộc lộ tình cảm của thân mật qua giọng đọc, thích hợp với từng kiểu câu.
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu: 
Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được những thông tin chính của thư thăm hỏi. Hiểu được ý nghĩa: tình cảm gắn bó với quê hương, quý mến của người cháu.
II. Đồ dùng : - Tranh minh hoạ SGK. 
III. Các hoạt động dạy – học :
A. KTBC (5’): GV gọi HS đọc và TLCH bài “Giọng quê hương”.
 B. Dạy - học bài mới: 1 - Giới thiệu bài (1’): GV giới thiệu bài đọc.
2- Luyện đọc: (15’) - GV đọc mẫu
HS theo dõi SGK
- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đọc từng câu: Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc đúng từ. 
GV theo dõi sửa sai cho HS.
+ Đọc từng đoạn: GV chia bài thành 3 đoạn và tổ chức cho HS đọc nối tiếp, kết hợp hướng dẫn đọc câu.
GV theo dõi, uón nắn.
GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm 3.
+ Đọc cả bài: GV yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp. 1 HS đọc toàn bài.
HS đọc nối tiếp từng dòng thơ.
HS đọc nối tiếp theo đoạn và luyện đọc câu.
HS đọc trong nhóm 3.
3 HS đọc nối tiếp toàn bài.
1 HS đọc toàn bài.
	3- Hướng dẫn tìm hiểu bài: (10’)
GV tổ chức cho HS tìm hiểu theo các câu hỏi ở cuối bài. Cung cấp cho HS cấu trúc một bức thư.
GV hướng dẫn HS chốt nội dung bài, ghi bảng.
 4- Luyện đọc lại: (7’)
- Gọi 1 HS đọc tốt đọc toàn bức thư.
- Tổ chức cho 3 HS đại diện cho 3 tổ thi đọc.
GV nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc và tìm hiểu bài bài qua TLCH của GV.
Nhận xét, bổ sung.
- Đọc
- Thi đọc.
C- Củng cố – Dặn dò: (4’)
- GV yêu cầu HS nêu nhận xét về cách viết một bức thư.
- GV nhận xét tiết học – Dặn dò.
Buổi chiều 	Tiết 1 : Tự học
- GV tổ chức cho HS hoàn thiện bài học buổi sáng.
- GV bao quát lớp, chú ý đến đối tượng HS yếu.
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 2 : Luyện toán
Luyện tập chung
I- Mục tiêu : Giúp HS củng cố về:
- Thực hiện nhân chia trong các bảng nhân, bảng chia đã học.Nhân chia số có hai chữ số với số có một chữ số.
- Giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng : HS : Vở Luyện toán.
III. các Hoạt động dạy - học :
Giới thiệu bài: (2’) GV nêu MĐ - YC của tiết học.
Các hoạt động 
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
GV tổ chức cho HS tìm hiểu yêu cầu từng bài tập, sau đó tổ chức cho HS tự giải quyết các bài tập sau : HS đại trà làm bài 1, bài 2, bài 3. HSKG hoàn thiện tất cả các bài tập.
Bài 1 : Tính nhẩm :
6 x4 = 
7 x 5 = 
6 x 6 = 
12 : 6 = 
42 : 7 =
28 : 7 = 
7 x 3 =
6 x 8 = 
7 x 8 = 
63 : 7 = 
48 : 6 = 
49 : 7 = 
	Bài 2 : Đặt tính rồi tính
14 x 6 	30 x 7	84 : 4	66 : 3
Bài 3 : 
3m 50cm . . . 3m 45cm
2m 40cm . . . 240cm
8m 8cm . . . 8m 80cm
5m 75 cm . . . 5m 80 cm
7m 2cm . . . 700cm
9m 90 cm . . . 909 cm
Bài 4 : Chị hái được 14 quả cam, mẹ hái được nhiều gấp đôi số cam của chị. Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả cam?
Bài 5 : Vẽ đoạn thẳng CD dài 15cm. 
	Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài bằng độ dài đoạn thẳng CD giảm 5 lần.
	Vẽ đoạn thẳng PQ có độ dài bằng độ dài đoạn thẳng CD giảm 5cm.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp (12’)
GV cùng HS chữa bài tập (lần lượt từ bài 1) : GV theo dõi khi HS cả lớp hoàn thiện bài tập nào thì gọi HS lên bảng chữa bài tập đó.
3 - Nhận xét – Dặn dò: (2’)
	Tiết 3 : Luyện tiếng việt
Luyện tập về từ chỉ sự vật. So sánh
(Dạy như đã soạn ở tiết 1, thứ ba, lớp 3B)
Thứ năm ngày 13 tháng 11 năm 2008
Tiết 1 : Tập làm văn 
Tập viết thư và phong bì thư
I- Mục tiêu:
- Dựa vào bài tập đọc Thư gửi bà và gợi ý về hình th

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 10 lop 3.doc