Giáo án Toán Lớp 2 - Học kì II - Phan Thị Mai Anh

doc176 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán Lớp 2 - Học kì II - Phan Thị Mai Anh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BàI 1 : Ôn tập các số đến 100
I/ Mục đích, yêu cầu :
Giúp học sinh:
	- Viết các số từ 0 đến 100, thứ tự của các số.
	- Số có một, hai chữ số, số liền trước, liền sau của một số.
- Củng cố kĩ năng đếm.
- Rèn khả năng tư duy.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Viết nội dung bài 1 lên bảng.
- Làm bảng số từ 0 đến 99 nhưng cắt thành 5 băng giấy, mỗi băng có 2 dòng. Ghi số vào 5 ô còn 15 ô để trống. Chẳng hạn : 
20
23
26
32
38
- Bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy - học :
 Các hoạt động dạy
 Các hoạt động học
A cũ :
Kiểm tra đồ dùng học toán của HS.
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
- Kết thúc chương trình lớp 1, các em đã được học đến số nào ?
 Trong bài học đầu tiên của môn toán lớp 2, chúng ta sẽ cùng ôn tập về các số trong phạm vi 100. Ghi đầu bài.
2) Hướng dẫn ôn tập :
a, Bài 1 : Ôn tập các số có một chữ số
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài 
 Chữa bài:
- Hãy nêu các số từ 0 đến 9 ?
- Hãy nêu các số từ 9 về 0 ?
- Có bao nhiêu số có 1 chữ số ? Kể tên các số đó ?
- Số bé nhất là số nào ?
- Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào ?
 GV đánh giá, cho điểm.
b, Bài 2 : Ôn tập các số có 2 chữ số
+ Trò chơi : Cùng nhau lập bảng số.
 Cách chơi : Chia lớp thành 5 đội chơi. Phát mỗi đội 1 băng giấy đã chuẩn bị, các đội thi nhau điền nhanh điền đúng các số còn thiếu vào băng giấy. Đội nào xong trước đem dán lên bảng. 
- Số bé nhất có 2 chữ số là số nào ?
- Số lớn nhất có 2 chữ số là số nào ?
 GV tổng kết.
c, Bài 3 : Ôn tập củng cố về số liền trước, số liền sau.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài tập số 3 vào vở.
- Gọi HS đọc chữa bài, nhận xét.
- Số liền trước của 39 là số nào ?
- Số liền sau của 39 là số nào ?
- Em làm thế nào để tìm được số liền trước, liền sau của 39 ?
- Số liền trước, số liền sau của một số hơn kém số ấy bao nhiêu đơn vị ?
- Muốn tìm số liền trước, số liền sau của một số em làm thế nào ?
3) Củng cố, dặn dò :
+ Trò chơi : Thi tìm nhanh số liền trước, số liền sau của một số.
Luật chơi : Mỗi lần 1 HS nêu đúng số cần tìm sẽ được 1 bông hoa. Sau 5 lần chơi, tổ nào được nhiều hoa hơn thì thắng cuộc và được nhận phần thưởng.
- Nhận xét giờ học.
- Học đến số 100.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp viết vào vở.
- 3HS nêu : 0, 1, 2, 3, ..., 9.
- 3HS đếm ngược : 9, 8, ... 0.
- Có 10 số có 1 chữ số là : 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- Số 0.
- Số 9.
 HS NX.
- Chơi trò chơi.
- Số 10
- Số 99
- HS NX.
- 1 HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở.
- 1HS đọc bài làm, lớp đổi vở chữa bài.
- Số 38.
- Số 40.
- Lấy 39 – 1 = 38 ; 39 + 1 = 40.
- Hơn, kém nhau 1 đơn vị
- Lấy số đó trừ hoặc cộng 1.
BàI 2 : Ôn tập các số đến 100 (tiếp theo)
I/ Mục đích, yêu cầu :Giúp học sinh củng cố về
	- Đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số
	- Phân tích số có hai chữ số theo chục và đơn vị
- Củng cố kĩ năng đọc, viết, phân tích, so sánh số.
- Rèn khả năng tư duy.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Kẻ sẵn bảng nội dung bài 1.
- 2 hình vẽ, 2 bộ số cần điền của bài tập 5 để chơi trò chơi.
III/ Các hoạt động dạy - học :
 Các hoạt động dạy
 Các hoạt động học
A. Bài cũ :
- Yêu cầu HS lấy bảng con và viết các số sau :
+ Số tự nhiên nhỏ nhất, lớn nhất có 1 chữ số, 2 chữ số.
+ Viết 3 số tự nhiên liên tiếp.
+ Hãy nêu số ở giữa, số liền trước, liền sau trong 3 số mà em vừa viết.
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
 Trong giờ học toán hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục ôn tập các số đến 100. Ghi đầu bài.
2) Hướng dẫn ôn tập :
a, Ôn tập các số trong phạm vi 10
* Bài 1 :Viết (theo mẫu).
- Đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Gọi HS đọc chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
- Gọi 1 HS đọc tên các cột trong bảng.
- Yêu cầu HS đọc hàng 1 trong bảng.
- Hãy nêu cách viết số 85 ?
- Hãy nêu cách viết số có 2 chữ số ?
- Nêu cách đọc số 85 ?
- Nêu cách đọc số có 2 chữ số ?
* Bài 2 :Viết các số 57, 98, 61, 88, 74, 47 theo mẫu: 57 = 50 + 7
- Gọi 1HS đọc đề bài.
- 57 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
- 5 chục nghĩa là bào nhiêu ?
- Bài yêu cầu chúng ta viết các số thành tổng như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài. 
b, So sánh số có 2 chữ số
* Bài 3:>, <, =?
- Gọi 1HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Nêu cách so sánh 2 số có 2 chữ số ?
- Tại sao 80 + 6 > 85 ?
- Muốn so sánh 80 + 6 và 85 ta làm gì ?
+ Kết luận : Khi so sánh một tổng với một số (hoặc một tổng, hiệu ) ta cần thực hiện phép tính trước rồi mới so sánh.
c, Thứ tự các số có 2 chữ số.
* Bài 4: Viết các số 33, 54, 45, 28:
a) Theo thứ tự từ bé đến lớn
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc chữa bài, nhận xét.
- Tại sao câu a lại viết là 38, 42, 59, 70 ?
- Tại sao câu b lại viết 70, 59, 42, 38 ?
- Muốn so sánh 2 số có 2 chữ số em làm thế nào ?
3) Củng cố, dặn dò :
+ Trò chơi : Nhanh tay nhanh mắt.
Cách chơi : Chuẩn bị 2 hình vẽ, 2 bộ số cần điền như trong bài tập 5. Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 em, chơi theo hình thức tiếp sức. Đội nào xong trước được nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc.
- Tại sao ô trống thứ nhất lại điền 67 ?
- Hỏi tương tự với các ô còn lại
- Nhận xét giờ học.
- 0, 9, 10, 99.
- HS tự viết, tuỳ chọn
- HS nêu theo bài của mình.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- HS đọc theo yêu cầu.
- Viết 8 trước sau đó viết 5 vào bên phải.
- Viết chữ số chỉ hàng chục trước, sau đó viết chữ số chỉ hàng đơn vị vào bên phải.
- Đọc chữ số 8 trước, sau đó đọc từ “mươi” rồi đọc tiếp đến chữ số 5.
- Đọc chữ số chỉ hàng chục trước, sau đó đọc từ “mươi” rồi đọc tiếp đến chữ số chỉ hàng đơn vị (đọc từ trái sang phải).
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- 57 gồm 5 chục và 7 đơn vị.
- 5 chục = 50
- Viết các số thành tổng của giá trị hàng chục cộng giá trị hành đơn vị.
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở, 1HS làm bảng lớn.
- So sánh từ hàng chục, số nào có hàng chục lớn hơn thì lớn hơn, nếu hàng chục bằng nhau thì so sánh đến hàng đơn vị.
- Vì 80 + 6 = 86 mà 86 > 85
Ta thực hiện phép cộng 80 + 6 = 86
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở, 1HS làm bảng lớn.
- Vì 38 < 42 < 59 < 70.
- Vì 70 > 59 > 42 > 38..
- So sánh từ hàng chục, số nào có hàng chục lớn hơn thì lớn hơn, nếu hàng chục bằng nhau thì so sánh đến hàng đơn vị.
- Chơi trò chơi.
- Vì 67 67.
BàI 3 : Số hạng – Tổng
I/ Mục đích, yêu cầu Giúp học sinh
- Bước đầu biết tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng.
- Củng cố về phép cộng ( không nhớ ) các số có 2 chữ số và giải toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng cộng (không nhớ).
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích đề toán.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Viết sẵn nội dung bài tập 1 sgk.
- Các thẻ từ ghi : Số hạng, Tổng.
III/ Các hoạt động dạy - học :
 Các hoạt động dạy
 Các hoạt động học
A. Bài cũ :
- Yêu cầu HS lấy bảng con và viết :
+ Các số 42, 39, 71, 84 theo thứ tự từ bé đến lớn.
+ Các số 42, 39, 71, 84 theo thứ tự từ lớn đến bé.
+ 39, 84 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
 Trong giờ học toán hôm nay, chúng ta sẽ được biết tên gọi của các thành phần của phép cộng và tên gọi kết quả của phép cộng . Ghi đầu bài.
2) Hướng dẫn bài mới :
a, Giới thiệu số hạng, tổng 
- Yêu cầu HS đọc phép tính 35 + 24 = 59. 
+ Trong phép cộng 35 + 24 = 59 thì 35 được gọi là số hạng, 24 cũng được gọi là số hạng, còn 59 gọi là tổng
- 35, 24 gọi là gì trong phép cộng 
35 + 24 = 59 ?
- 59 gọi là gì trong phép cộng 35 + 24 = 59 
- Số hạng là gì ?
- Tổng là gì ? 
* Giới thiệu tương tự với phép tính cộng dọc
- 35 cộng 24 bằng bao nhiêu ?
- 59 gọi là tổng, 35 + 24 bằng 59 nên 
35 + 24 cũng gọi là tổng.
- Yêu cầu HS nêu tổng của phép cộng 
35 + 24 = 59
b, Luyện tập :
* Bài 1:Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu):
SH
12
43
 5
65
SH
5
26
22
0
T
 17
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu đọc phép cộng mẫu
- Nêu các số hạng của phép cộng 12 + 5 = 17.
- Tổng của phép cộng là số nào ? 
- Muốn tính tổng ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
* Bài 2 :Đặt tính rồi tính tổng (theo mẫu), biết:
a) Các số hạng là 42 và 36 
b) Các số hạng là 53 và 22
c) Các số hạng là 30 và 28
d) Các số hạng là 9 và 20
- Gọi 1HS đọc đề bài, đọc phép tính mẫu.
- Nêu nhận xét của em về cách trình bày phép tính mẫu ?
- Nêu cách viết, cách thực hiện phép tính theo cột dọc ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài. 
- Nêu cách viết, cách thực hiện phép tính 30 + 28 ; 9 + 20
* Bài 3: Tóm tắt:
Buổi sáng bán: 12 xe đạp
Buổi chiều bán: 20 xe đạp
Hai buổi bán : xe đạp?
- Gọi HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Vì sao em lấy 12 + 20 ?
3) Củng cố, dặn dò :
- Thi tìm nhanh kết quả của các phép tính cộng :
+ Tổng của 32 và 41 là bao nhiêu ?
+ Nếu các số hạng là 12 và 26 thì tổng là bao nhiêu ?
+ Tính tổng của phép cộng có hai số hạng đều là 33 ? 
- Nhận xét giờ học.
- 39, 42, 71, 84.
- 84, 71, 42, 39
- 39 gồm 3 chục và 9 đơn vị ; 84 gồm 8 chục và 4 đơn vị.
- 35, 24 gọi là số hạng.
- 59 gọi là tổng.
- Là các thành phần của phép cộng.
- Là kết quả của phép cộng.
- 35 + 24 = 59
- Tổng là 59, tổng là 35 + 24.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS đọc.
- Số hạng là 12 ; 5
- Tổng là 17
- Lấy các số hạng cộng với nhau
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- HS đọc theo yêu cầu.
- HS đọc yêu cầu.
- Phép tính được trình bày theo cột dọc.
- Viết số hạng thứ nhất rồi viết tiếp số hạng kia xuống dưới sao cho đơn vị thẳng cột đơn vị, chục thẳng cột chục, viết dấu +, kẻ vạch ngang, tính từ phải sang trái.
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- 2 HS nêu lại cách làm.
- 1HS đọc đề bài
- Buổi sáng bán 12 xe đạp, buổi chiều bán 20 xe đạp.
- Hai buổi bán được bn xe đạp.
- HS làm bài vào vở, 1HS làm bảng lớn
Hai buổi cửa hàng bán được số xe là :
 12 + 20 = 32 (xe đạp)
 Đ/s : 32 xe đạp
- Lấy 12 + 20 để tìm số xe cả hai buổi cửa hàng bán được
- HS Thi tìm nhanh.
- Là 73
- Là 38
- Là 66.
BàI 4 : Luyện tập
I/ Mục đích, yêu cầu :Giúp học sinh củng cố: 
- Phép cộng ( không nhớ ): Tính nhẩm và tính viết ( đặt tính rồi tính ). - Tên gọi các thành phần và kết quả của phép cộng .
- Giải các bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng.
- Rèn kĩ năng tính nhẩm. 
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích đề toán.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Viết sẵn nội dung bài tập 5 sgk lên bảng.
- Viết sẵn nội dung kiểm tra bài cũ lên bảng.
III/ Các hoạt động dạy - học :
 Các hoạt động dạy
 Các hoạt động học
A. Bài cũ :
- Yêu cầu HS lấy bảng con thực hiện các phép cộng sau :
+ 18 + 21 ; 32 + 47.
+ 71 + 12 ; 30 + 8
+ Gọi tên các thành phần và kết quả của từng phép tính ?
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
 Trong giờ học toán hôm nay, chúng ta sẽ luyện tập về phép cộng không nhớ các số có 2 chữ số gọi tên các thành phần và kết quả của phép cộng, giải bài toán có lời văn . Ghi đầu bài.
2) Hướng dẫn bài mới :
a, Bài 1:Tính
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
- Nêu cách đặt tính, cách thực hiện các phép tính cộng 2 số có 2 chữ số.
b, Bài 2 :Tính nhẩm
- Gọi 1HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài. 
- Nêu cách tính nhẩm 50 + 10 + 20
- Khi biết 50 + 20 + 10 = 80 có cần tính 50 + 30 không ? Vì sao ?
c, Bài 3: Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là:
 a) 43 và 25 b) 20 và 68
 c) 5 và 21
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Muốn tính tổng khi đã biết các số hạng ta làm thế nào ?
d, Bài 4: Tóm tắt:
Trai có : 25 học sinh
Gái có : 32 học sinh
Có tất cả: học sinh?
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Vì sao em lấy 25 + 32 ?
e, Bài 5 : Điền chữ số thích hợp vào ô trống.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét bài làm của bạn. 
- Nêu cách điền phép tính : 
3) Củng cố, dặn dò :
- Nêu cách thực hiện phép cộng không nhớ các số có 2 chữ số.
- Gọi tên các thành phần và kết quả của phép tính cộng sau : 25 + 13 = 38
- Nhận xét giờ học. 
- 18 + 21 = 39 ; 32 + 47 = 79.
- 71 + 12 = 83 ; 30 + 8 = 38
- 18, 21, 32, 47, 71, 12, 30, 8 là số hạng. 39, 79, 83, 38 là tổng.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- Viết số hạng thứ nhất rồi viết tiếp số hạng kia xuống dưới sao cho đơn vị thẳng cột đơn vị, chục thẳng cột chục, viết dấu +, kẻ vạch ngang, tính từ phải sang trái.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- 50 + 10 = 60, 60 + 20 = 80.
- Không cần tính mà có thể ghi ngay kết quả là 80 vì 10 + 20 = 30
- 1HS đọc đề bài
- HS làm vở, 1HS làm bảng lớn.
- Lấy các số hạng cộng với nhau.
- 1HS đọc đề bài.
- Có 25 HS trai và 32 HS gái.
- Thư viện có tất cả bn HS.
- HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm
 Trong thư viện có tất cả số HS là :
 25 + 32 = 57 (học sinh)
 Đ/S : 57 HS
- Lấy 25 + 32 để tìm tổng số HS trong thư viện.
- 1HS đọc đề bài.
- HS làm vào vở, 2HS lên bảng làm.
- 2 + 5 = 7, vậy ta điền 5 vào ô trống.
- 2HS nêu.
- 2HS gọi tên
BàI 5 : Đê-xi-met
I/ Mục đích, yêu cầu :Giúp học sinh:
	- Bước đầu nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo đêximet (dm).
 - Nắm được quan hệ giữa đêximet và xăngtimet (1dm = 10cm).
 - Biết làm các phép tính cộng, trừ với các số đo có đơn vị đêximet.	
 - Rèn kỹ năng thực hiện phép tính (+ ; -) số đo độ dài (dm, cm).
 - Bước đầu tập đo và ước lượng các độ dài theo đơn vị dm.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Một băng giấy có chiều dài 10cm.
- Thước thẳng, dài, có vạch chia theo dm, cm.
III/ Các hoạt động dạy - học :
 Các hoạt động dạy
 Các hoạt động học
A. Bài cũ :
- Yêu cầu HS lấy bảng con :
+ Thực hiện phép cộng : 43 + 25 ; 52 + 14.
+ Nêu cách thực hiện phép cộng không nhớ các số có 2 chữ số.
+ Gọi tên các số trong 2 phép cộng trên.
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
- ở lớp 1 các em đã được học đơn vị đo độ dài nào ? 
 Trong giờ học toán hôm nay, chúng ta sẽ được biết thêm một đơn vị đo độ dài nữa, lớn hơn xăng ti met đó là đê-xi-met. Ghi đầu bài.
2) Hướng dẫn bài mới :
a, Giới thiệu đê-xi-met
- Phát cho mỗi bàn một băng giấy và yêu cầu HS dùng thước đo. 
- Băng giấy dài mấy xăng-ti-met ?
+ 10 xăngtimet còn gọi là 1 đê-xi-met (GV vừa nói vừa viết lên bảng : 1đê-xi-met)
- Yêu cầu HS đọc. 
+ Nêu : đê-xi-met viết tắt là dm
 Vừa nêu vừa ghi lên bảng :
 1dm = 10cm
 10cm = 1dm
- Yêu cầu HS nêu lại 
- Yêu cầu HS dùng phấn vạch trên thước các đoạn thẳng có độ dài là 1dm.
- Yêu cầu vẽ đoạn thẳng dài 1dm vào bảng con.
b, Thực hành :
* Bài 1: Xem hình vẽ
a, Viết bé hơn hoặc lớn hơn vào chỗ chấm thích hợp :
b, Viết ngắn hơn hoặc dài hơn vào chỗ chấm thích hợp : 
* Bài 2 : Tính theo mẫu
- Nhận xét về các số trong bài tập 2
- Quan sát mẫu : 1dm + 1dm = 2dm
- Vì sao 1dm cộng 1dm lại bằng 2dm ?
- Muốn thực hiện 1dm+1dm ta làm thế nào? 
- Yêu cầu HS làm bài.
* Bài 3: Không dùng thước đo, hãy ước lượng độ dài mỗi đoạn thẳng rồi ghi số thích hợp vào chỗ chấm :
- Gọi HS đọc đề bài
- Theo yêu cầu của đề bài chúng ta phải chú ý nhất điều gì ?
+ “Hãy ước lượng độ dài” nghĩa là so sánh nó với đoạn thẳng dài 1dm (tức 10cm) đã cho trước để đoán xem các đoạn thẳng AB, MN dài khoảng bao nhiêu xăngtimet (sau khi ước lượng xong có thể kiểm tra mức chính xác của ước lượng bằng thước đo độ dài).
- Hãy nêu lại cách ước lượng.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS kiểm tra lại số đã ước lượng.
3) Củng cố, dặn dò :
1dm = ? cm 10 cm = ? dm
- Nhận xét giờ học.
- 43 + 25 = 68 ; 52 + 14 = 66.
- 2HS nêu
- 2HS đọc tên.
- Xăng ti met.
- Dùng thước đo độ dài băng giấy.
- Dài 10cm.
- Một đê-xi-met.
- 1dm bằng 10cm, 10cm bằng 1dm.
- Tự vạch trên thước của mình.
- Vẽ vào bảng con.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở. 
- 2HS đọc chữa bài, cả lớp đổi vở chữa.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Đây là các số đo độ dài có đơn vị là dm.
- Vì 1 cộng 1 bằng 2.
Ta lấy 1+1=2,rồi viết dm vào sau số 2.
- HS làm bài, n.xét bài của bạn .
- 2HS đọc đề bài
- Không dùng thước đo (không thực hiện phép đo)
- HS thực hiện yêu cầu.
BàI 6 : Luyện tập
I/ Mục đích, yêu cầu :Giúp học sinh củng cố về:
- Tên gọi, kí hiệu, độ lớn ( dm ).
- Củng cố kỹ năng phân biệt quan hệ dm, cm ( 1 dm = 10 cm )
- Rèn kĩ năng ước lượng độ dài theo cm, dm.
- Thực hành sử dụng đơn vị đo đêximet trong thực tế.
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Thước thẳng có chia rõ các vạch theo cm, dm.
III/ Các hoạt động dạy - học :
 Các hoạt động dạy
 Các hoạt động học
A. Bài cũ :
- Yêu cầu HS lấy bảng con viết các số đo theo lời đọc của GV: 5dm, 7dm, 1dm
- Gọi 1HS đọc các số đo sau : 2dm, 3dm, 40dm.
- 40cm bằng bao nhiêu đê-xi-met ?
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
 Trong giờ học toán hôm nay, chúng ta sẽ luyện tập về đơn vị đo độ dài đê-xi-met. Ghi đầu bài.
2) Hướng dẫn bài mới :
a, Bài 1: 
* Số: 10cm = ... dm 1dm = ... cm
* Tìm trên thước thẳng vạch chỉ 1dm.
* Vẽ đoạn thẳng AB dài 1dm.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
- Nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài 1dm ?
b, Bài 2 :
* Tìm trên thước thẳng vạch chỉ 2dm
* Số : 2dm = ... cm
- Gọi 1HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài. 
c, Bài 3: Số?
1dm = ... cm 3dm = ... cm 8dm = ...cm
2dm = ... cm 5dm = ... cm 9dm = ...cm
30cm=...dm 60cm=...dm 70cm=...dm
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
d, Bài 4: Điền cm hoặc dm vào chỗ chấm thích hợp:
- Gọi HS đọc đề bài.
+ Hướng dẫn : Muốn điền đúng, phải ước lượng số đo của các vật, của người được đưa ra. Chẳng hạn bút chì dài 16... muốn điền đúng hãy so sánh độ dài của bút với 1dm và thấy bút chì dài 16cm, không phải 16dm
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
 3) Củng cố, dặn dò :
- Nêu mẹo đổi số đo dm ra cm và từ cm ra dm.
- Nêu cách vẽ một đoạn thẳng cho trước.
- Nhận xét giờ học.
- HS thực hiện yêu cầu.
- 1 HS nêu yêu cầu bài.
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- Chấm một điểm sau đó dặt thước sao cho vạch số 0 trùng với điểm đó, đánh dấu điểm vạch chỉ có số 10 (cm), nối 2điểm với nhau ta được đoạn thẳng có độ dài 1dm (10cm = 1dm).
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm vào vở, 3HS làm bảng lớn.
- 3HS nhắc lại mẹo đổi
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài. đọc chữa.
- 2HS nêu.
- 2HS gọi tên
BàI 7 : Số bị trừ – Số trừ – Hiệu
I/ Mục đích, yêu cầu :Giúp học sinh
- Gọi tên đúng các thành phần và kết quả của phép trừ.
- Củng cố về phép trừ (không nhớ) các số có hai chữ số và giải bài toán có lời văn.
- Củng cố kỹ năng, khắc sâu về phép trừ không nhớ các số có 2 chữ số.
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích đề toán.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Viết sẵn nội dung bài tập 1 sgk.
- Các thẻ từ ghi : Số bị trừ, Số trừ, Hiệu.
III/ Các hoạt động dạy - học :
 Các hoạt động dạy
 Các hoạt động học
A. Bài cũ :
- Yêu cầu HS lấy bảng con và viết :
+ Các số đo : 3dm, 5cm, 16dm.
+ 2dm = ... cm ; 50cm = ... dm.
+ Nêu mẹo đổi đơn vị đo độ dài ?
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
 Trong giờ học toán hôm nay, chúng ta sẽ được biết tên gọi của các thành phần của phép trừ và tên gọi kết quả của phép trừ . Ghi đầu bài.
2) Giới thiệu số bị trừ, số trừ, hiệu:
- Yêu cầu HS đọc phép tính 59 - 35 = 24
+ Trong phép trừ 59 - 35 = 24 thì 59 được gọi là số bị trừ, 35 được gọi là số trừ, còn 24 gọi là hiệu
- 59 gọi là gì trong phép trừ 59 - 35 = 24 ?
- 35 gọi là gì trong phép trừ 59 - 35 = 24 ?
- 24 gọi là gì trong phép trừ 59 - 35 = 24 ?
- Số bị trừ, số trừ là gì ?
- Hiệu là gì ? 
* Giới thiệu tương tự với phép tính trừ dọc
- 59 trừ 35 bằng bao nhiêu ?
- 24 gọi là gì ?
- Vậy 59 – 35 cũng gọi là hiệu. Hãy nêu hiệu trong phép trừ 59 - 35 = 24
3, Luyện tập :
a, Bài1: Viết số thích hợp vào ô trống :
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu đọc phép trừ mẫu
- Nêu số bị trừ, số trừ của phép trừ 
19 - 6 = 13.
- Hiệu của phép trừ là số nào ? 
- Muốn tính hiệu ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
b, Bài 2 : 
- Gọi 1HS đọc đề bài, đọc phép tính mẫu.
- Nêu nhận xét của em về cách trình bày phép tính mẫu ?
- Nêu cách viết, cách thực hiện phép tính theo cột dọc ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài. 
- Nêu cách viết, cách thực hiện phép tính 
38 - 12 ; 79 - 25
* Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Vì sao em lấy 8dm – 3dm ?
3) Củng cố, dặn dò :
- Thi tìm nhanh kết quả của các phép tính trừ :
+ Hiệu của 45 và 41 là bao nhiêu ?
+ Số bị trừ là 26 và số trừ là 12 thì hiệu là bao nhiêu ?
+ Hiệu của phép trừ bằng 0 khi nào ? 
- Nhận xét giờ học.
- HS thực hiện yêu cầu.
- 59 gọi là số bị trừ.
- 35 gọi là số trừ.
- 24 gọi là hiệu.
- Là các thành phần của phép trừ.
- Là kết quả của phép trừ.
- 59 - 35 = 24
- 24 gọi là hiệu.
- Hiệu là 24, hiệu là 59 - 35.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS đọc.
- Số bị trừ là 19 ; số trừ là 6
- Hiệu là 12
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- 1H lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- HS đọc theo yêu cầu.
- HS đọc theo yêu cầu.
- Phép tính được trình bày theo cột dọc.
- Viết số bị trừ rồi viết tiếp số trừ xuống dưới sao cho đơn vị thẳng cột đơn vị, chục thẳng cột chục, viết dấu -, kẻ vạch ngang, tính từ phải sang trái.
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- 2 HS nêu lại cách làm.
- 1HS đọc đề bài
- Sợi dây dài 8dm, cắt đi 3dm.
- Đoạn dây còn lại dài mấy dm?
- HS làm bài vào vở, 1HS làm bảng lớn
- Lấy 8dm – 3dm để tìm độ dài đoạn dây còn lại
- HS Thi tìm nhanh.
- Là 4
- Là 14
- Khi số bị trừ bằng số trừ.
BàI 8 : Luyện tập
I/ Mục đích, yêu cầu :Giúp học sinh củng cố về:
- Tên gọi các thành phần và kết quả trong phép trừ.
- Thực hiện phép trừ không nhớ các số có 2 chữ số ( trừ nhẩm, trừ viết ) .
- Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính trừ.
	- Làm quen với toán trắc nghiệm.
- Rèn kĩ năng tính nhẩm.
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích đề toán.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Viết sẵn nội dung kiểm tra bài cũ lên bảng.
III/ Các hoạt động dạy - học :
 Các hoạt động dạy
 Các hoạt động học
A. Bài cũ :
- Yêu cầu HS lấy bảng con thực hiện các phép trừ sau :
+ 28 - 21 ; 47 - 32.
+ 17 - 12 ; 30 - 30
+ Gọi tên các thành phần và kết quả của từng phép tính ?
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
 Trong giờ học toán hôm nay, chúng ta sẽ luyện tập về số bị trừ, số trừ, hiệu . Ghi đầu bài.
2) Hướng dẫn bài mới :
a, Bài 1:Tính
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
- Nêu cách viết, cách thực hiện các phép tính trừ 2 số có 2 chữ số
b, Bài 2 : 
- Gọi 1HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài. 
- Nêu cách tính nhẩm 60 - 10 – 30 
- Khi biết 60 - 10 - 30 = 20 có cần tính 60 - 40 không ? Vì sao ?
c, Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Muốn tính hiệu khi đã biết các số bị trừ, số trừ ta làm thế nào ?
d, Bài 4 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
- Vì sao em lấy 9dm – 5dm ?
e, Bài 5 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét bài làm của bạn. 
- Vì sao em khoanh vào chữ C ? 
3) Củng cố, dặn dò :
- Nêu cách thực hiện phép trừ không nhớ các số có 2 chữ số theo cột dọc.
- Gọi tên các thành phần và kết quả của phép tính trừ sau : 25 - 13 = 12
- Nhận xét giờ học.
- HS thực hiện yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- Viết số bị trừ rồi viết tiếp số trừ xuống dưới sao cho đơn vị thẳng cột đơn vị, chục thẳng cột chục, viết dấu -, kẻ vạch ngang, tính từ phải sang trái.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- 60 - 10 = 50, 50 - 30 = 20.
- Không cần tính mà có thể ghi ngay kết quả là 20 vì 10 + 3 = 40
- 1HS đọc đề bài
- HS làm vở, 1HS làm bảng lớn.
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- 1HS đọc đề bài
- Mảnh vải dài 9dm, cắt 5dm để may túi.
- Mảnh vải còn lại dài mấy dm.
- HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm
- Lấy 9dm – 5dm để tìm độ dài mảnh vải còn lại.
- 1HS đọc đề bài
- HS làm bài, đọc kết quả.
- Vì 84 – 24 = 60.
- 2HS nêu.
- 2HS gọi tên
BàI 9 : Luyện tập chung
I/ Mục đích, yêu cầu :Giúp học sinh củng cố về:
- Đọc, viết các số có 2 chữ số; số tròn chục.
- Số liền trước, liền sau của một số.
- Thực hiện phép tính cộng, trừ không nhớ các số có 2 chữ số.
- Giải bài toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng đếm.
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích đề toán.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Đồ dùng phục vụ trò chơi.
III/ Các hoạt động dạy - học :
 Các hoạt động dạy
 Các hoạt động học
A. Bài cũ :
- Yêu cầu HS lấy bảng con thực hiện các phép trừ sau :
+ 65 - 22 ; 47 - 22.
+ 57 - 42 ; 30 - 0
+ Gọi tên các thành phần và kết quả của từng phép tính ?
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới 

File đính kèm:

  • docgiaoantoan2HKI.doc