Giáo án Sinh 9 - Tiết 52 Kiểm tra

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 9 - Tiết 52 Kiểm tra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/3/2013
Ngày kiểm tra: 15/3(9A) Tiết 52:
KIỂM TRA
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA
1. Kiến thức: 
- Kiểm tra nội dung kiến thức cơ bản đã học trong các chương VI, II,III :
+ Ứng dụng Di truyền học.
+ Sinh vật và môi trường
+ Hệ sinh thái.
- Kiểm tra và đánh giá chính xác chất lượng HS, từ đó có các biện pháp điều chỉnh trong giảng dạy.
 2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức về Ứng dụng di truyền học, Sinh vật và môi trường, Hệ sinh thái để biết và giải thích một số hiện tượng đơn giản trong thực tế.
 3. Thái độ: Tính nghiêm túc và tự giác trong kiểm tra.
II. HÌNH THỨC ĐỂ KIỂM TRA.
Hình thức: Tự luận
Cách tổ chức: Làm bài trên lớp thời gian 45 phút.
III. MA TRẬN
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
VD thấp
VD cao
Ứng dụng di truyền học
Trình bày được khái niệm của ưu thế lai và 
( Số câu :1
Số điểm: 1đ = 10%)
Nêu được cơ sở di truyền của ưu thế lai
( Số câu :1
Số điểm: 1đ
= 10%)
( Số câu :2
Số điểm: 2đ = 20%)
Sinh vật và môi trường
HS vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng tỉa cành tự nhiên.
( Số câu :1
Số điểm: 2đ = 20%)
Giải thích để giảm sự cạnh tranh giữa các cá thể trong chăn nuôi và trồng trọt
( Số câu :1
Số điểm: 1đ = 10%)
( Số câu :2
Số điểm: 3đ = 30%)
Hệ sinh thái
HS trình bày được khái niệm quần xã và lấy ví dụ.
 Số câu :1
Số điểm: 1,5đ = 15%)
Phân biệt quần xã với quần thể và nguyên nhân sự khác nhau đó.
( Số câu :1
Số điểm: 2đ = 20%)
HS vẽ được lưới thức ăn đơn giản.
( Số câu :1
Số điểm:1,5đ
= 15%)
( Số câu :3
Số điểm: 5đ = 50%)
Tổng
( Số câu :1
Số điểm:2,5đ
 = 25%)
( Số câu :2
Số điểm: 3đ = 30%)
( Số câu :2
Số điểm: 3,5đ = 35%)
( Số câu :1
Số điểm: 1đ = 10%)
( Số câu :7
Số điểm: 10đ =100%)
IV. ĐỀ BÀI:
Câu 1(2đ): Ưu thế lai là gì? Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai?
Câu 2(2đ): Vì sao các cành phía dưới trong rừng sớm bị rụng? (Hiện tượng tỉa cành tự nhiên)
Câu 3(1đ): Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật?
Câu 4(2đ) Quần thể người khác với quần thể sinh vật ở những đặc điểm nào? Vì sao có sự khác nhau?
Câu 5(1,5đ) Thế nào là quần xã sinh vật? Lấy ví dụ?
Câu 6(1,5đ): Giả sử có quần xã sinh vật gồm: Cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, VSV, mèo rừng. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn có thể có của quần xã đó?
V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1 (2đ)
 - Hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng mạnh hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.
- Nguyên nhân: Ở bố, mẹ thuần chủng các gen lặn ở trạng thái đồng hợp, khi lai 2 bố mẹ với nhau chỉ có gen trội có lợi mới được biểu hiện.
1 đ
1 đ
Câu 2 (2đ)
- Cây mọc trong rừng có ánh sáng mặt trời chiếu vào cành phía trên nhiều hơn cành phía dưới.
- Cành phái dưới thiếu ánh sáng, quang hợp kém, lượng chất hữu cơ tạo ra không đủ bù kèm theo khả năng hút nước kém nên cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng.
1đ
1đ
Câu 3 (1đ)
 Cần trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí, áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật và tách đàn đối với động vật khi cần thiết, cung cấp đầy thức ăn đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ.
1đ
Câu 4: 
2 đ
- Quần thể người khác quần thể sinh vật ở các đặc điểm: Kinh tế, xã hội, pháp luật, hôn nhân, giáo dục ...
- Do con người có lao động và tư duy, có khả năng điều chỉnh các đặc điểm sinh thái, cải tạo thiên nhiên.
1đ
1đ
Câu 5: 
1,5 đ
- Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng ....
- Ví dụ: Quần xã ao, ....
1đ
0,5đ
Câu 6: 
1,5 đ
 Dê Hổ
Cỏ Thỏ Mèo rừng VSV
 Sâu hại TV Chim ăn sâu
1,5 đ
VI.KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
- GV thu bài và nhận xét giờ kiểm tra của HS
VII. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Chuẩn bị bài 21: Đột biến gen.

File đính kèm:

  • docTiet 52 S9 Ma tran De bai Bieu cham.doc