Giáo án môn Tin học - Tuần 1 đến tuần 70 năm 2012

doc143 trang | Chia sẻ: hoangcuong.10 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Tin học - Tuần 1 đến tuần 70 năm 2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ ba ngày 21 tháng 8 năm 2012
Chiều T3 – T1 – 2A	TIẾT 1: NHẬN DẠNG MÁY TÍNH
Sáng T4 – T4 – 2B
A/ MỤC TIÊU
Biết được 1 số loại máy tính và các bộ phận của máy tính
Nhận dạng và gọi tên thành thạo các bộ phận của máy tính
Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì khi sử dụng máy tính
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	GV: Giáo án, SGK, phòng máy
	HS: vở ghi
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
I. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số (1’)
Lớp
2A
2B
Sĩ số
II. Bài mới (30’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Tìm hiểu các bộ phận của máy tính (15’)
? Có mấy loại máy tính
? Kể tên một số loại máy tính mà em biết
Yêu cầu HS quan sát máy tính trước mặt và nhớ lại kiến thức
? Máy tính trước mặt em là loại máy tính gì
? Máy tính có mấy bộ phận. Kể tên các bộ phận của máy tính
? Chỉ ra phần thân máy và màn hình
? Màn hình máy tính có cấu tạo và hình dạng giống đồ vật gì
- Lần lượt giúp HS quan sát và tìm hiểu về các bộ phận còn lại
- Nhận xét và kết luận về các bộ phận của máy tính
- Nhớ lại kiến thức đã học và trả lời
- Liên hệ kiến thức thực tế và kiến thức bản thân trả lời
- Quan sát hệ thống máy tính trước mặt và trả lời
- TL theo ý hiểu của bản thân
- TL: Máy tính có 4 bộ phận
Gồm: bàn phím, màn hình, thân máy, chuột
- Quan sát và trả lời
- TL: Có cấu tạo và hình dạng giống ti vi
- Chú ý quan sát, tìm hiểu các bộ phận của máy tính dưới sự hướng dẫn của GV
- Chú ý lắng nghe
2. Thực hành (15’)
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi cùng nhau tìm hiểu cấu tạo của máy tính và chức năng của các bộ phận máy tính
- Yêu cầu các nhóm lần lượt báo cáo kết quả việc kiểm tra của mình
- Yêu cầu các nhóm khác chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Làm việc nhóm đôi theo yêu cầu và hướng dẫn của GV
- Đại diện các nhóm tìm hiểu và báo cáo kết quả học tập của mình
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn cho hợp lí và hoàn thiện
- Chú ý lắng nghe
III. Củng cố dặn dò (3’)
? Máy tính gồm mấy bộ phận. Kể tên các bộ phận đó
? Chức năng của bàn phím và chuột
- Nhận xét ý thức, thái độ của HS trong giờ học
IV. Hướng dẫn về nhà (1’)
Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm về các bộ phận của máy tính và chức năng của các bộ phận đó
Thứ tư ngày 22 tháng 8 năm 2012
Sáng T4 – T2 – 2A 	TIẾT 2: LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH
Chiều T6 – T3 – 2B 
A/ MỤC TIÊU
Biết được các thao tác khi làm việc, học tập với máy tính
Thực hành các thao tác với máy tính
Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì và học cách bảo vệ máy tính
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	GV: Giáo án, SGK, phòng máy
	HS: vở ghi
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
I.Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số (1’)
II. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Máy tính bao gồm mấy bộ phận
? Chỉ ra các bộ phận của máy tính
III. Bài mới (25’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Thao tác làm việc cùng máy tính (10’)
? Khi làm việc kết quả họat động của máy tính xuất hiện ở đâu.
? Để có kết quả như vậy chúng ta phải nhập dữ liệu từ đâu.
- Giới thiệu các thao tác khi làm việc cùng máy tính
a. Bật máy
- Yêu cầu HS quan sát phòng học
? Nêu tên các đồ dùng hoạt động nhờ điện.
- Hướng dẫn HS nhận biết các nút công tắc trên màn hình và trên thân máy
- Giới thiệu thao tác bật máy tính
B1: Bật công tắc màn hình
B2: Bật công tắc trên thân máy
- Làm mẫu thao tác bật máy tính và yêu cầu HS quan sát
- Yêu cầu 1 số HSKG lên thực hiện lại thao tác theo yêu cầu và hướng dẫn của GV
- Yêu cầu HS quan sát thao tác của bạn và nhận xét
- Giới thiệu màn hình nền của máy tính
- Giới thiệu 1 số biểu tượng trên màn hình nền của máy tính
b. Tư thế ngồi
- Giới thiệu và làm mẫu tư thế ngồi chuẩn khi làm việc với máy tính
- Yêu cầu 1 số HS lên thực hiện thao tác ngồi
- Yêu cầu HS quan sát, nhận xét tư thế ngồi của bạn
- Suy nghĩ và trả lời
- Suy nghĩ và trả lời
- Chú ý lắng nghe
- Chú ý quan sát theo yêu cầu của GV
- Quan sát phòng học và trả lời
- Chú ý vào bộ phận trên máy tính để nhận biết
- Chú ý lắng nghe để thực hiện
- Theo dõi, quan sát thao tác cảu GV để thực hiện
- 1 số HSKG lên thực hiện thao tác theo hướng dẫn của GV
- Chú ý quan sát thao tác của bạn và nhận xét
- Quan sát màn hình nền của máy tính
- Chú ý lắng nghe, nhận biết theo giới thiệu của GV
- Chú ý lắng nghe và quan sát thao tác mẫu của GV
- 1 số HS lên thực hiện thao tác theo yêu cầu và hướng dẫn của GV
- Quan sát và nhận xét về tư thế ngồi của bạn
2. Thực hành (15’)
- Yêu cầu HS thực hành thao tác ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính
- Yêu cầu HS thực hiện thao tác bật máy tính
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi
- Nhận xét ý thức của HS
- Thực hành theo yêu cầu và hướng dẫn của GV
- Thực hành lần lượt các nội dung mà GV yêu cầu
- Làm việc nhóm đôi theo yêu cầu và hướng dẫn của GV
- Chú ý lắng nghe nhận xét của GV để rút kinh nghiệm
III. Củng cố, dặn dò(3’)
? Khi làm việc với máy tính ngồi như thế nào là ngồi đúng tư thế
? Thao tác bật máy tính gồm mấy bước. Kể tên các bước
Nhận xét ý thức, thái độ của HS trong giờ học
IV. Hướng dẫn về nhà (1’)
Yêu cầu HS về nhà thực hiện đúng thao tác ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính và thực hiện thao tác bật máy tính
Tuần 2
Thứ ba ngày 28 tháng 8 năm 2012
Chiều T3 – T1 – 2A 
Sáng T4 – T4 – 2B TIẾT 3: EM LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH (TIẾT 2)
A/ MỤC TIÊU
Biết được các thao tác khi làm việc, học tập với máy tính
Thực hành các thao tác với máy tính
Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì và học cách bảo vệ máy tính
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	GV: Giáo án, SGK, phòng máy
	HS: vở ghi
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
I.Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số (1’)
II. Kiểm tra bài cũ (4’)
? Khi bật máy tính em thực hiện các thao tác như thế nào?
? Ngồi đúng tư thế là ngồi như thế nào
III. Bài mới (30’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Làm việc với máy tính (20’)
- Khi bật máy tính ta thực hiện thao tác như thế nào?
- Yêu cầu 1 HS lên thực hiện thao tác bật máy tính
- Yêu cầu lớp quan sát thao tác của bạn và nhận xét
- Nhận xét thao tác của HS
? Tư thế ngồi của bạn đã đúng chưa
- Nhận xét tư thế ngồi của HS
a. Ánh sáng
- Khi ngồi học ánh sáng như thế nào là tốt cho chúng ta và không ảnh hưởng tới mắt
- Nhận xét và bổ sung câu trả lời của HS
- Kết luận:
Khi ngồi làm việc với máy tính cũng vậy chúng ta nên để bàn máy tính ở vị trí sao cho ánh sáng không chiếu thẳng vào mắt và màn hình
b. Tắt máy
? Khi không sử dụng đến máy tính nữa chúng ta nên làm gì
- Khi không sử dụng đến máy tính nữa chúng ta nên tắt máy
- Hướng dẫn và thực hiện mẫu thao tác tắt máy tính (Nhấn nút Start ở góc trái phía dưới màn hình, sau đó nhấn chọn Turn off computer (nút màu đỏ) và chọn Turn off (nút màu đỏ) )
- Yêu cầu 1 số HSKG lên thực hiện lại thao tác cho cả lớp quan sát
- Nhận xét thao tác của HS
- Nhớ lại kiến thức cũ trả lời
- 1 HS lên thực hiện
- Quan sát bạn thao tác và nhận xét
- Chú ý lắng nghe
- Quan sát và trả lời
- Chú ý lắng nghe
- Trả lời theo ý hiểu của bản thân
- Chú ý lắng nghe
- Trả lời theo ý hiểu của bản thân
- Chú ý lắng nghe
- Chú ý lắng nghe và quan sát GV thực hiện mẫu
-1 số HSKG lên thực hiện
2. Thực hành (10’)
- Yêu cầu HS thực hành thao tác ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính
- Khi thực hành đúng thao tác ngồi đúng tư thế thì bắt đầu thao tác bật, tắt máy tính
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi
- Nhận xét ý thức của HS
- Thực hành theo yêu cầu và hướng dẫn của GV
- Thực hành lần lượt các nội dung mà GV yêu cầu
- Làm việc nhóm đôi theo yêu cầu và hướng dẫn của GV
- Chú ý lắng nghe nhận xét của GV để rút kinh nghiệm
IV. Củng cố, dặn dò (3’)
	? Ánh sáng như thế nào là hợp lí khi làm việc với máy tính
	? Nêu thao tác tắt máy
V. Hướng dẫn về nhà (2’)
	 Thực hành ngồi đúng tư thế và bật, tắt máy tính
Thứ tư ngày 29 tháng 8 năm 2012
Sáng T4 – T2 – 2A 
Chiều T6 – T3 – 2B 	TIẾT 4: MÁY TÍNH TRONG ĐỜI SỐNG
A- MỤC TIÊU
- Biết được ứng dụng của máy tính trong đời sống hàng ngày
- Quan sát và tìm hiểu các chức năng của máy tính
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì và học cách bảo vệ máy tính
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Giáo án, SGK, phòng máy
HS: vở ghi
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
I. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số:(1')
II. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Ánh sáng như thế nào là hợp lí khi làm việc với máy tính.
? Nêu các bước để bật, tắt máy tính.
III. Bài mới: (30’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Trong gia đình (8’)
? Máy tính bao gồm mấy bộ phận, đó là những bộ phận nào.
? Bộ phận nào của máy tính thực hiện các phép tính toán.
- Nhận xét câu trả lời của HS
? Hãy cho biết một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình có bộ xử lí.
- Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung
- Nhận xét, kết luận
- Nhớ lại kiến thức trả lời
TL: Bộ xử lí làm nhiệm vụ xử lí thông tin
- Chú ý lắng nghe
- Liên hệ thực tế gia đình và trả lời theo ý hiểu của bản thân
- HS khác nhận xét, bổ sung
- Chú ý lắng nghe
2. Trong cơ quan cửa hàng, bệnh viện (7’)
? Cho ví dụ về việc sử dụng máy tính trong cơ quan, cửa hàng, bệnh viện
- Giới thiệu thêm một số tiện ích của máy tính trong các cơ quan
? Trong trường em, máy tính được dùng để làm gì.
- Nhận xét, kết luận
- Liên hệ thực tế và trả lời theo nhận thức của bản thân
- Chú ý lắng nghe
- Liên hệ thực tế trường học trả lời
- Chú ý lắng nghe
3. Trong phòng nghiên cứu, nhà máy (8’)
- Giới thiệu cách làm việc của con người trong nhà máy khi chưa có máy tính
- Khi có máy tính, công việc được thực hiện nhanh hơn, chính xác và đảm bảo chất lượng hơn
 ? Trong phòng nghiên cứu hoặc nhà máy người ta sử dụng máy tính để làm gì.
? Khi sử dụng máy tính để làm việc thì có mất thời gian không.
- Nhận xét, kết luận vai trò của máy tính trong nhà máy
- Chú ý lắng nghe để thấy được vai trò của máy tính trong nhà máy
- Trả lời theo nhận thức của bản thân
TL: Không mất thời gian
- Chú ý lắng nghe
4. Mạng máy tính (7)
-Nhiều máy tính nối lại với nhau thì tạo thành mạng máy tính. 
- Các máy tính trong mạng máy tính có thể trao đổi liên lạc với nhau không? Nếu có thì nó giống thiết bị liên lạc nào trong gia đình?
- Rất nhiều máy tính trên thế giới nối với nhau tạo thành 1 mạng lớn gọi là mạng Internet
- Nhận xét, kết luận
- Chú ý lắng nghe
- Trả lời theo ý hiểu của bản thân
- Chú ý lắng nghe
IV. Củng cố, dặn dò (3’)
? Nêu vai trò của máy tính trong gia đình, cơ quan.
? Máy tính được nối mạng đem lại tiện ích gì.
V- Hướng dẫn về nhà (1’)
	- Yêu cầu HS về nhà thực nghiên cứu lại các nội dung dã học
	- Tìm hiểu thêm các vai trò của máy tính
	- Chuẩn bị trước nội dung bài học " Luyện sử dụng chuột bằng trò chơi Sebran"
Tuần 3
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2011
	TIẾT 5: LUYỆN SỬ DỤNG CHUỘT BẰNG TRÒ CHƠI 
 SEBRAN
Chiều T3 – T1 – 2A
Sáng T4 – T3 – 2B
A- MỤC TIÊU
- Biết được nguyên tắc chơi trò chơi
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng chuột
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì và học cách bảo vệ máy tính
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Giáo án, SGK, phòng máy
- HS: vở ghi
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
I. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số:(1')
Lớp
2A
2B
Sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Nêu vai trò của máy tính trong gia đình, cơ quan.
? Khi nối mạng máy tính đem lại lợi ích gì.
III. Bài mới: (25’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu trò chơi (10’)
- Yêu cầu HS quan sát trên màn hình
- Giới thiệu biểu tượng của trò chơi
- Hướng dẫn HS thao tác mở trò chơi (Chọn khi màn hình xuất hiện hãy dùng chuột lật mở các cặp ô có hình giống nhau)
- Làm mẫu thao tác chơi 1 lần để HS biết quy tắc chơi
- Yêu cầu 1 số HS lên thực hiện thao tác chơi
- Yêu cầu lớp chú ý quan sát và nhận xét thao tác của bạn
- Quan sát trên màn hình
- Chú ý quan sát, lắng nghe để thực hành
- Quan sát thao tác mẫu của GV để biết được quy tắc chơi
- 1 số HS lên chơi theo sự hướng dẫn của GV
- 1 số HS lên thực hiện
- Lớp quan sát, nhận xét thao tác của bạn
2. Thực hành (15’)
- Yêu cầu HS mở máy, thực hành theo nội dung GV vừa hướng dẫn
- Yêu cầu HS thực hành, luyện tập nghiêm túc
- Theo dõi, hướng dẫn thao tác cho HS yếu
- Hướng dẫn HSKG thực hành bài thực hành có yêu cầu cao hơn (chơi 2 màu)
- Nhận xét các thao tác của HS
- Làm theo yêu cầu của GV
- Thực hành, luyện tập nghiêm túc
- Tiếp thu ý kiến của GV hoàn thành bài thực hành
- HSKG thực hành theo nội dung mà GV hướng dẫn
- Chú ý lắng nghe để rút kinh nghiệm
IV. Củng cố, dặn dò (3’)
- Yêu cầu HS tắt chương trình, tắt máy
- Nhận xét ý thức, thái độ của HS trong giờ luyện tập
V- Hướng dẫn về nhà (1’)
	- Yêu cầu HS về nhà thực hành lại các nội dung đã học trên lớp
	- Yêu cầu HS chuẩn bị trước nội dung bài học "Tô màu: Con cá"
Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2012
Sáng T4 – T2 – 2A 	TIẾT 6: TÔ MÀU: CON CÁ
Chiều T6 – T3 – 2B
A- MỤC TIÊU 
	- Biết cách quan sát các bộ phận của bức tranh
	- Biết sử dụng các công cụ tô màu tô theo nhận thức của bản thân phù hợp với thực tế
	- Rèn luyện kỹ năng sử dụng chuột, nhận biết màu tô, rèn tính cẩn thận, tính kiên trì
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Giáo án, SGK, phòng máy
- HS: vở ghi
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
I. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số:(1')
Lớp
2A
2B
Sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Kết hợp trong quá trình dạy- học
III. Bài mới: (30’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Quan sát tranh vẽ (15’) 
- Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học
? Nêu các thao tác tô màu theo mẫu.
- Mở tranh và yêu cầu HS quan sát
? Con cá lớn nhất nên tô màu gì.
? Có nên tô các con cá có màu giống nhau không.
- Cùng HS nhận biết các màu sắc và tô màu các con cá
- Làm mẫu một số thao tác tô màu bể cá
- Yêu cầu 1 số HS lên thực hiện thao tác tô màu
- Yêu cầu lớp nhận xét màu sắc của các bức tranh
- Nhớ lại kiến thức đã học
TL: 
B1: Quan sát tranh mẫu
B2: Quan sát màu tô của từng bộ phận trên bức tranh 
B3: Dùng dụng cụ tô màu để lấy màu tô theo mẫu
- Quan sát tranh cùng GV
- Trả lời theo nhận thức của bản thân
TL: Không nên vì bức tranh sẽ không sống động
- Cùng GV nhận biết và tô màu bức tranh
- Theo dõi thao tác của GV
- 1 số HS lên thực hành thao tác
- Lớp quan sát, nhận xét màu sắc của các bức tranh
2. Luyện tập (15')
- Yêu cầu HS mở thư mục Con cá
- Yêu cầu HS hoàn thành bức tranh dựa vào kiến thức đã học
- Theo dõi, uốn nắn thao tác cho HS.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- Tiếp thu ý kiến và hoàn thành bức tranh đạt hiệu quả cao
IV- Củng cố, dặn dò (3’)
	- Yêu cầu HS tắt chương trình và tắt máy.
	- Nhận xét ý thức, thái độ của HS trong giờ học.
? Để có bức tranh mang màu sắc đẹp nhất chúng ta làm thế nào.
V- Hướng dẫn về nhà (1’)
- Học bài cũ và thực hành tô màu các bức tranh
- Tìm hiểu trước màu sắc của Hươu sao và bồ nông.
Tuần 4
	Thứ ba ngày 18 tháng 9 năm 2012
Chiều T3 – T1- 2A
Sáng T4 – T4- 2B 	TIẾT 7: TÔ MÀU : HƯƠU SAO VÀ BỒ NÔNG
A/ MỤC TIÊU
- Biết cách quan sát các bộ phận của bức tranh
	- Biết sử dụng các công cụ tô màu tô theo nhận thức của bản thân phù hợp với thực tế
	- Rèn luyện kỹ năng sử dụng chuột, rèn tính cẩn thận, tính kiên trì
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	GV: Giáo án, SGK, phòng máy
	HS: SGK, vở ghi
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số (1’)
Lớp
2A
2B
Sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ (5’)
	? Nêu các thao tác tô màu theo mẫu
III. Bài mới (25’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Quan sát tranh vẽ (10’)
? Nêu các thao tác tô màu.
Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học và trả lời
GT: Để tô được bức tranh có màu sắc hợp lí nhất chúng ta nên liên hệ thực tế màu của vật trên bức tranh như vậy bức tranh sẽ thật, sinh động hơn
- Mở tranh và yêu cầu HS quan sátvà trả lời câu hỏi
? Em nhìn thấy hươu sao bao giờ chưa.
? Cơ thể của hươu sao có cùng 1 màu sắc không.
? Em thấy con bồ nông ở đâu rồi.
? Con bồ nông thường có màu gì.
- Yêu cầu 1 số HS lên thực hành thao tác tô màu bức tranh
- Yêu cầu lớp quan sát, nhận xét thác tô màu và màu sắc của bức tranh của bạn
- Nhận xét và đưa ra ý kiến về bức tranh có màu sắc đẹp nhất.
- Nhớ lại kiến thức đã học
TL: 
B1: Quan sát tranh 
B2: Liên hệ màu thực tế của các bộ phận trong bức tranh
B3: Dùng dụng cụ tô màu để lấy màu tô bức tranh
- Chú ý lắng nghe
- Quan sát tranh cùng GV. Liên hệ kiến thức bản thân trả lời
- HS quan sát tranh trả lời
- 1 số HS lên thực hiện thao tác
- Lớp quan sát, nhận xét các bức tranh
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ
2. Thực hành (15’)
- Yêu cầu HS mở thư mục bức tranh "Hươu sao và bồ nông"
- Yêu cầu HS hoàn thành bức tranh dựa vào kiến thức đã học
- Theo dõi, uốn nắn thao tác cho HS.
- Thực hành theo yêu cầu của GV
- Tiếp thu ý kiến và hoàn thành bức tranh đạt được yêu cầu cao nhất
IV- Củng cố, dặn dò (3’)
	- Yêu cầu HS tắt chương trình và tắt máy.
	- Nhận xét ý thức, thái độ của HS trong giờ học.
V- Hướng dẫn về nhà (1’)
- Học bài cũ và thực hành tô màu các bức tranh theo màu sắc thực tế
- Tìm hiểu trước bức tranh "Chim và hoa"
Thứ tư ngày 19 tháng 9 năm 2012
Sáng T4 – T2 – 2A
Chiều T5 – T3 – 2B	TIẾT 8: TÔ MÀU: CHIM VÀ HOA
A/ MỤC TIÊU
- Biết cách tô màu bức tranh hợp lí nhất
	- Biết sử dụng các công cụ tô màu tô theo nhận thức của bản thân phù hợp với thực tế
	- Rèn luyện kỹ năng sử dụng chuột, rèn tính cẩn thận, tính kiên trì
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	GV: Giáo án, SGK, phòng máy
	HS: SGK, vở ghi
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số (1’)
Lớp
2A
2B
Sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Làm thế nào để tô được bức tranh có màu sắc đẹp nhất.
III. Bài mới (25’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Quan sát tranh vẽ (10’)
- Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học về tô màu ở bài trước
- Nhắc lại thao tác tô màu bức tranh
- Mở tranh và yêu cầu HS quan sát
? Hoa thường có màu sắc thế nào.
? Em đã nhìn thấy những loại hoa gì rồi.
? Em thấy những loại hoa đó có màu sắc giống nhau không.
? Chúng ta nên tô màu chậu hoa thế nào cho đẹp.
? Chú chim thường có màu thế nào.
- Làm mẫu thao tác tô màu một số chi tiết của bức tranh
- Yêu cầu 1 số HS lênt thực hành thao tác tô màu bức tranh
- Nhận xét và đưa ra ý kiến về bức tranh có màu sắc đẹp nhất.
- Nhớ lại kiến thức đã học
- Chú ý lắng nghe
- Quan sát tranh cùng GV
TL: Hoa có màu sắc rất rực rỡ
- Liên hệ bản thân trả lời
- Trả lời theo ý hiểu của bản thân
- Trả lời theo ý hiểu của bản thân
- Liên hệ thực tế trả lời
- Quan sát thao tác mẫu của GV
- 1 số HS lên thực hiện thao tác
- Chú ý lắng nghe và ghi vở
2. Luyện tập (15')
- Yêu cầu HS mở bức tranh "Chim và hoa"
- Yêu cầu HS hoàn thành bức tranh dựa vào kiến thức đã học
- Theo dõi, uốn nắn thao tác cho HS.
- Nhận xét và cho điểm các máy có ý thức, tô màu hợp lí, phù hợp với thực tế
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- Tiếp thu ý kiến và hoàn thành bức tranh đạt được yêu cầu cao nhất
- Chú ý lắng nghe để rút kinh nghiệm
IV- Củng cố, dặn dò (3’)
	- Yêu cầu HS tắt chương trình và tắt máy.
	- Nhận xét ý thức, thái độ của HS trong giờ học.
V- Hướng dẫn về nhà (1’)
- Yêu cầu HS về nhà vận dụng kiến thức đã học vào thực tế 
- Tìm hiểu trước nội dung và màu sắc thực tế các bộ phận của bức tranh "Em bé và con ngựa"
Tuần 5
Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2012
Chiều T3 – T1 – 2A
Sáng T4 – T4 – 2B
TIẾT 9: TÔ MÀU: EM BÉ VÀ CON NGỰA
A/ MỤC TIÊU
	- Biết cách liên hệ thực tế và tô màu theo nhận thức của bản thân
	- Rèn luyện kỹ năng sử dụng chuột
	- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	GV: Giáo án, SGK, phòng máy
	HS: vở ghi
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
I. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số (1’)
II. Kiểm tra bài cũ (5’)
	? Tô màu bức tranh “Con cá ”
III. Bài mới (25’)
	Khác với tô màu theo mẫu, trong phần học tô màu này các em có thể tự chọn màu tô theo nhận thức của bản thân sao cho phù hợp với bức tranh mà vẫn đảm bảo được sự sinh động, hài hòa của bức tranh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Tìm hiểu bức tranh (10’)
* Hướng dẫn các thao tác tô màu 
B1: Chọn màu tô
B2: Tô màu vào từng bộ phận cần tô
Chú ý: -Nếu làm sai thao tác chúng ta có thể làm lại bằng cách ấn chuột vào biểu tuợng hình chiếc bút
- Muốn lưu bài tô hãy ấn chuột vào biểu tượng giống chiếc đĩa mềm (ở giữa)
- Thoát khỏi chương trình bằng cách ấn vào biểu tượng màu đỏ có dấu “x”
? Em nhìn thấy con ngựa bao giờ chưa.
? Em thấy con ngựa có màu gì.
? Nên tô màu quần áo, mũ của em bé thế nào cho đẹp.
- Làm mẫu thao tác tô màu.
- Yêu cầu 1 số HS lên thực hành thao tác tô màu.
- Nhận xét thao tác cho HS.
- Chú ý theo dõi các thao tác của GV
- Quan sát bức tranh
- Liên hệ thực tế bản thân trả lời
- Trả lời theo thực tế
- Trả lời theo ý hiểu của bản thân
- Chú ý thao tác của HS
- 1 số HS lên thực hiện thao tác theo yêu cầu, hướng dẫn của GV
- Chú ý lắng nghe để rút kinh nghiệm
2. Thực hành (15’)
- Theo dõi, uốn nắn và hướng dẫn HS cách chọn màu tô sao cho phù hợp
- Yêu cầu HS hoàn thành bài thực hành
- Theo dõi, hướng dẫn và uốn nắn thao tác cho HS
- Nhận xét và cho điểm các bài thực hành có ý thức, tô hợp lí
- Tiếp thu hướng dẫn của GV.
- Hoàn thành bài thực hành
- Tiếp thu ý kiến của GV 
- Chú ý lắng nghe, học tập và rút kinh nghiệm
IV. Củng cố, dặn dò (3’)
? Nêu các thao tác tô màu.
- Yêu cầu HS tắt chương trình, tắt máy.
- Nhận xét ý thức, thái độ của HS trong giờ học
V. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Học bài cũ và luyện tập các thao tác tô màu theo nhận thức của bản thân
Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2012
Sáng T4 – T2 – 2A
Chiều T4 – T3 – 2B
TIẾT 10: EM TẬP GÕ CÁC CHỮ CÁI: a, b, c, d, e, g, h, i
A/ MỤC TIÊU
	- Nhận biết được khu vực chính có chứa các phím chữ trên bàn phím
	- Biết cách bố trí các ngón tay sao cho phù hợp
	- Rèn luyện kỹ năng gõ bàn phím nhanh và chính xác
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	GV: Giáo án, SGK, phòng máy
	HS: vở ghi
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
I. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số (1’)
II. Kiểm tra bài cũ 
	Kết hợp trong quá trình dạy – học
III. Bài mới (25’)
	Trong các tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu cách sử dụng chuột bằng cách chơi trò chơi và tô màu. Hôm nay, bước đầu chúng ta sẽ học cách soạn thảo văn bản bằng cách tập gõ các chữ cái: a, b, c, d, e, g, h, i.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Quy tắc gõ phím a và c (5’)
- Nêu quy tắc đặt ngón tay 
+ Bàn tay trái: đặt ngón tay trỏ lên phím chữ F (phím có gai) các ngón tay còn lại đặt vào phím chữ D, S, A.
+ Bàn tay phải: đặt ngón tay trỏ vào phím chữ J (phím có gai) các ngón tay còn đặt lần lần lượt vào phím chữ K, L.
- Gõ phím a và phím c
+Dùng ngón út tay trái gõ phím a
+ Dùng ngón giữa tay trái gõ phím c
- Làm mẫu cho HS quan sát
- Yêu cầu 1 HS lên thực hiện lại thao tác
- Chú ý lắng nghe và thực hiện.
- Quan sát GV làm mẫu
- 1 HS lên thực hiện thao tác theo yêu cầu của GV
2. Quy tắc gõ phím b và h (5’)
- Hướng dẫn và làm mẫu thao tác cho HS quan sát
+ Dùng ngón trỏ tay trái gõ phím b
+ Dùng ngón trỏ tay phải gõ phím h
- Yêu cầu 1 HS lên thực hiện lại thao tác
- Chú ý theo dõi các thao tác của GV
- 1HS lên thực hiện thao tác gõ chữ b, h
3. Quy tắc gõ phím d và i (5’)
- Hướng dẫn và làm mẫu thao tác cho HS quan sát
+ Dùng ngón giữa tay trái gõ phím d
+ Dùng ngón giữa tay phải gõ phím i
- Yêu cầu HS nêu cách gõ sau khi quan sát GV gõ mẫu
- Chú ý theo dõi các thao tác của GV
- Quan sát và trả lời câu hỏi
4. Quy tắc gõ phím e và g (5’)
- Hướng dẫn và làm mẫu thao tác cho HS quan sát
+ Dùng ngón trỏ tay trái gõ phím g
+ Dùng ngón giữa tay trái gõ phím e
- Chú ý theo dõi các thao tác của GV
5. Luyện tập (10’)
- Yêu cầu HS mở phần mềm Word và thực hành gõ các chữ cái vừa học
- Theo dõi, uốn nắn các thao tác cho HS
- Nhận xét thao tác của HS
- Làm theo sự hướng dẫn của GV
- Thực hiện đúng các thao tác khi gõ các phím chữ cái
- Hoàn thành bài thực hành
- Chú ý lắng nghe để rút kinh nghiệm
IV. Củng cố, dặn dò (3’)
- Nhận xét ý thức, thái độ của HS trong giờ học
? Nêu quy tắc đặt ngón tay trên bàn phím để gõ bàn phím.
V. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Luyện tập thao tác đặt ngón tay gõ các chữ a, b, c, d, e, g, h, i.
- Tập gõ trước các chữ cái k, l, m, n, o, p, q.
Tuần 6
Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2011
Chiều T3 – T1 – 2A
Chiều T3 – T3 – 2B
TIẾT 11: EM TẬP GÕ CÁC CHỮ CÁI:
k, l, m, n, o, p, q, r
A/ MỤC TIÊU
	- Nhận biết được khu vực chính có chứa các phím chữ trên bàn phím
	- Biết cách bố trí các ngón tay sao cho phù hợp
	- Rèn luyện kỹ năng gõ bàn phím nhanh và chính xác
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	GV: Giáo án, SGK, phòng máy
	HS: SGK, vở ghi
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
I. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số (1’)
II. Kiểm tra bài cũ (5’)
1: Nêu và thực hành thao tác gõ phím a, b, c, d.
2: Thực hành gõ các phím e, g, h, i.
III. Bài mới (30’)
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Quy tắc gõ phím k và l (5’)
- Nhắc lại thao tác đặt ngón tay trên bàn phím
- Hướng dẫn và làm mẫu thao tác đặt ngón tay 
+ Dùng ngón giữa bàn tay phải gõ chữ k
+ Dùng ngón áp út bàn tay phải gõ chữ l
- Yêu cầu 1 số HS lên thực hiện thao tác 
- Chú ý lắng nghe và quan sát thao tác mẫu của GV
- Lên thực hiện thao tác theo yêu cầu và hướng dẫn của GV
2. Quy tắc gõ phím m và o (5’)
- Yêu cầu 1 số HSKG lên thực hiện thao tác theo hướng dẫn của GV
- Nhận xét thao tác của HS
- Làm lại thao tác gõ chữ m và o
- 1 số HSKG lên thực hiện thao tác theo yêu cầu và hướng dẫn của GV
- Chú ý lắng nghe để rút kinh nghiệm
- Chú ý quan sát thao tác của GV
3. Quy tắc gõ phím p và r (5’)
- Hướng dẫn và làm mẫu thao tác cho HS quan sát
+ Dùng ngón trỏ tay trái gõ phím r
+ Dùng ngón út tay ph

File đính kèm:

  • doctinhoc.doc
Đề thi liên quan