Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 61: Tuyến sinh dục

doc11 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 61: Tuyến sinh dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:
 Ngày dạy:
 Tiết 61 
 Mục tiêu: 
1Kiến thức: 
. Trình bày được chức năng của tinh hoàn và buồng trứng
. Kể tên các hoóc môn sinh dục nam và hoóc môn sinh dục nữ
. Hiểu rõ ảnh hưởng của hoóc môn sinh dục nam và nữ đến những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì
2.Kỹ năng:
. Phát triển kỷ năng phân tích và quan sát kênh hình
3.Giáo dục:
. Giáo dục ý thức vệ sinh và bảo vệ cơ thể
 II. Đồ dùng dạy học 
Phiếu học tập bảng 58.1
 Phiếu học tập bảng 58.2
Hình 58.1,3 ,5 sgk
Bảng phụ bài tập lệnh trang 182 
 Bảng phụ bài tập lệnh trang 183 
III. Tiến trình: 
. ổn định lớp 
. Bài cũ:
 ? Trình bày vai trò của hoóc môn tuyến tụy
 ? Bài tập 3 
. Bài mới: 
 Đến tuổi dậy thì cơ thể các em bắt đầu có những biến đổi. Những biến đổi đó do đâu mà có - > Bài mới 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV yêu cầu h/s tìm thông tin để nêu được chức năng kép của tinh hoàn và buồng trứng?
? Hoạt động tiết của các tuyến sinh dục chịu ảnh hưởng của các hoóc môn từ tuyến nào tiết ra?
Nêu được:
. Buồng trứng :+ Trứng (TB sinh dục nữ)
 + ơt sto gen ( hoóc môn)
. Tinh hoàn: + Tinh trùng (TB SD nam) 
 + Testosteron (hoóc môn) 
-> Tuyến yên 
* Hoạt động1: Tinh hoàn và hoóc môn sinh dục nam
Mục tiêu: Học sinh nắm được chức năng của tinh hoàn và hoóc môn sinh dục nam
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Treo sơ đồ, 58.158.2
Yêu cầu h/s quan sát
- GV đưa ra đáp án đúng
1. LH (ICSH )
2. Tế bào kẽ
3. Testosteron
- giáo viên nêu câu hỏi
? Testosteron có tác dụng gì?
GV: xuất hiện những đặc điểm giới tính nam
- GV phát phiếu học tập (Bảng 58.1) yêu cầu h/s nam đánh dấu vào dấu hiệu có ở bản thân
- GV tổng kết những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì
Nhấn mạnh: Dấu hiệu của giai đoạn dậy thì chính thức ở nam: xuất tinh lần đầu
- GV hướng dẫn h/s ‏‎y thức giữ vệ sinh cơ quan sinh dục
Quan sát hình, tìm vị trí của tế bào kẽ tiết hoóc môn và ảnh hưởng của hoóc môn tương ứng của tuyến yên để hoàn chỉnh thông tin trong mục I
Thảo luận nhóm để thống nhất từ cần điền
Đại diện nhóm có y kiến khác bổ sung 
Học sinh tự điều chỉnh kiến thức
-> Gây ra những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.
HS nam đọc kỹ nội dung bảng 58.1 đánh dấu vào các ô
Nạp bài cho giáo viên
HS thu nhận thông tin
I.Tinh hoàn và hoóc môn sinh dục nam
Các từ cần điền
1. LH (ICSH )
2. Tế bào kẽ
3. Testosteron
*Những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam(khoảng 11-12).Bảng 58-1(SGK)
 Hoạt động2 Buồng trứng và hoóc môn sinh dục Nữ
Mục tiêu:Học sinh nắm được chức năng của tinh hoàn và hoóc môn sinh dục nam
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV yêu cầu HS quan sát hình 58-3 và hoàn chỉnh các thông tin ở phần lệnh sách giáo khoa
Giáo viên đưa đáp án đúng
1.Tuyến yên
2.Nang trứng
3.ơstrôgen 
4.Prôgestêrôn
? .ơstrôgen có tác dụng gì?
GV: xuất hiện những đặc điểm giới tính nữ
- GV phát phiếu học tập (Bảng 58.2) yêu cầu h/s nữ đánh dấu vào dấu hiệu có ở bản thân
- GV tổng kết những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì
Nhấn mạnh: Dấu hiệu của giai đoạn dậy thì chính thức ở nam: xuất tinh lần đầu
- GV hướng dẫn h/s ‏‎y thức giữ vệ sinh cơ quan sinh dục
Quan sát hình 58-3 để hoàn chỉnh thông tin trong mục I
Thảo luận nhóm để thống nhất từ cần điền
Đại diện nhóm có ý kiến khác bổ sung 
Học sinh tự điều chỉnh kiến thức
Gây ra những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.
HS nữ đọc kỹ nội dung bảng 58.2 đánh dấu vào các ô
Nạp bài cho giáo viên
HS thu nhận thông tin
II.Buồng trứng và hoóc môn sinh dục Nữ
Các từ cần điền
1.Tuyến yên
2.Nang trứng
3.ơstrôgen 
4.Prôgestêrôn
*Những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nữ (khoảng 11-12).Bảng 58-1(SGK)
* IV. Củng cố - đánh giá:
? Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng?
? Nguyên nhân dẫn tới biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và ở nữ?
V. Hướng dẫn học bài . Hoàn thành bài tập sgk.
 . Đọc " Em có biết"
 Ngày tháng năm 2007
 Tiết 62 
I. Mục tiêu: 
. Nêu được các VD để chứng minh cơ chế tự điều hoà trong hoạt động tiết của các tuyến nội tiết ( hay chứng minh được vai trò của các thông tin ngược trong sự điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết )
. Bằng dẫn chứng nêu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững được tính ổn định của môi trường trong, đảm bảo cho các quá trình sinh lý diễn ra bình thường
. Phát triển kỷ năng phân tích và quan sát kênh hình
. Giáo dục y thức giữ gìn sức khoẻ
 II. Đồ dùng dạy học 
Tranh màu 59.1, 59.2, 59.3 sgk
Bảng phụ 
III. Tiến trình: 
. ổn định lớp 
. Bài cũ: ? 
( Bảng phụ ) GV đưa ra sơ đồ về quá trình điều hoà đường huyết của hoóc môn tuyến tuỵ? ( Bảng câm )
 H/S lên hoàn thành
 ? Điền vào chỗ trống ( chọn cụm từ trong ngoặc )
Các ... (1) ... ( tế bào kẽ, tế bào sinh tinh ) trong tinh hoàn tiết hoóc môn ... (2) ... ( Testosterôn, ostrôgen), còn các tế bào thành ống sinh tinh sản xuất ra ... (3) ... ( tinh trùng, TB kẽ )
. Bài mới: 
? Nếu tiết nhiều tirôxin sẽ gây bệnh gì - > Bướu bazơđô
? Nếu tiết ít tirôxin sẽ gây bệnh - > Bướu cổ
? Nếu không tiết đủ Insulin có thể gây - > Bệnh tiểu đường
Vậy ở người bình thường thì cơ chế nào đã điều chỉnh hoóc môn tuyến giáp (Tirôxin) và tuyến tuỵ (Insulin) tiết vừa đủ hoặc điều chỉnh đường huyết giữ ổn định - > Bài mới. 
* Hoạt động1: Điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV gọi h/s trả lời câu hỏi sgk
? Kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hoóc môn tiết ra từ tuyến yên? 
GV nhấn mạnh:
Tuyến yên tiết hoóc môn điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết
Hoạt động của tuyến yên tăng cường hay kìm hãm chịu sự chi phối của các hoóc môn do các tuyến nội tiết tiết ra - > Cơ chế tự điều hoà các tuyến nội tiết ...
GV treo tranh 59.1, 59.2, yêu cầu h/s quan sát nghiên cứu thông tin trình bày sự điều hoà hoạt động của 
+ Tuyến giáp
+ Tuyến trên thận 
Gv gợi ý: Tuyến giáp, trên thận, tiết ra loại hoóc môn nào? ảnh hưởng?
GV nhận xét hoàn thiện kiến thức
? Cơ chế tự điều hoà này để đảm bảo hoóc môn tiết ra vừa đủ cũng là nhờ các thông tin ngược.
Thiếu thông tin ngược - > rối loạn hoạt động tiết - > bệnh lý
GV hướng h/s liên hệ tới vòng phản xạ ( thông tin điều chỉnh phản xạ - > Chính xác)
GV: Các tuyến nội tiết không chỉ hoạt đông riêng rẽ mà còn có sự phối hợp hoạt động giữa một số tuyến trong sự điều hoà các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể
Vận dụng kiến thức đã học cá nhân trả lời. Các ý kiến khác bổ sung
- > Tuyến giáp , tuyến trên thận , tuyến sinh dục
H/S ghi nhớ thông tin
Quan sát, nghiên cứu thông tin 
Thảo luận nhóm, ghi ra giấy ý kiến thống nhất về sự điều hoà hoạt động của từng tuyến nội tiết 
Đại diện nhóm trình bày trên hình vẽ, các nhóm khác bổ sung
Liên hệ kiến thức đã học
GV: Các tuyến nội tiết không chỉ hoạt đông riêng rẽ mà còn có sự phối hợp hoạt động giữa một số tuyến trong sự điều hoà các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể
* Hoạt động2: Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sgk
? Lượng đường trong máu tương đối ổn định do đâu?
GV treo sơ đồ hình 57 sgk
GV treo hình 59.3 
Trong thực tế khi lượng đường trong máu giảm mạnh (hoạt động mạnh, đói kéo dài...) - > Nhiều tuyến nội tiết cùng phối hợp hoạt động - > Tăng đường huyết
Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin sgk,quan sát hình trình bày theo sơ đồ hình 59.3
Gv đánh giá yêu cầu nêu được sự phối hợp
Glucagôn (tuyến tuỵ) Tăng
Coóctizôn (vỏ T.trên thận) đường huyết
* Ngoài ra
. Ađrênalin
.Noađrênalin	Tuỷ tuyến
 góp phần cùng glucagôn -> tăng đường huyết
? Sự điều hoà và phối hợp hoạt động của tuyến nội tiết có tác dụng gì?
Gọi h/s đọc kết lụân sgk
Dựa vào kiến thức đã học ở bài 57 (chức năng của tuyến tuỵ). Thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trình bày sự điều hoà lượng đường huyết do sự điều hoà và phối hợp hoạt động của 2 tế bào và trong tuyến tuỵ
Nhóm khác có ý kiến bổ sung
Quan sát, ghi nhớ thông tin. Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến
Đại diện trình bày trên hình. Các nhóm có ý kiến khác bổ sung
Hoàn thiện kiến thức
Cá nhân học sinh nêu được ở phần kết luận của bài
. Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong
. Đảm bảo cho các quá trình sinh lý diễn ra bình thường
* IV. Củng cố - đánh giá:
? Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hoà của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết
? Lấy VD, nêu rõ mối quan hệ trong sự phối hợp hoạt động nội tiết để giữ vững được tính ổn định của môi trường trong
V. Hướng dẫn học bài . Hoàn thành câu hỏi bài tập cuối bài
 . Lấy thêm 1 số VD ... 	
Ngày tháng năm 2007
 Tiết 63 
I. Mục tiêu: Học sinh
. Kể tên và xác định được các bộ phận trong cơ quan sinh dục nam và đường đi của tinh trùng từ nơi sinh sản - > Ra ngoài cơ thể
. Chức năng cơ bản của các bộ phận đó
. Nêu rõ đặc điểm của tinh trùng
. Rèn các kỹ năng quan sát tranh hình, hoạt động nhóm. 
. Giáo dục nhận thức đúng đắn về cơ quan sinh sản của cơ thể 
 II. Đồ dùng dạy học 
Tranh phóng to 60.1, bài tập điền thông tin
Bài tập: Bảng 60 sgk (Bảng phụ)
III. Tiến trình: 
. ổn định lớp 
. Bài cũ: Không
. Bài mới: Cơ quan sinh sản có chức năng quan trọng, đó là sinh sản duy trì nòi giống, vậy chúng có cấu tạo như thế nào?
* Hoạt động1: Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan sinh dục nam
và chức năng của từng bộ phận
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sgk
? Cơ quan sinh dục nam gồm những bộ phận nào?
? Chức năng của từng bộ phận là gì?
GV đưa ra đáp án đúng
+ Bộ phận: Tinh hoàn, túi tinh, ống dẫn tinh, dương vật, tuyến tiền liệt, tuyến hành
? Hoàn thành bài tập điền từ
GV nêu đáp án (nếu cần)
+ Chức năng:
H/S tự nghiên cứu thông tin sgk và hình 60.1 -> Ghi nhớ kiến thức
Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến
Đại diện trình bày. Các khác bổ sung
Đại diện nhóm trình bày trên tranh -> Nhóm khác nhận xét bổ sung
Cá nhân trình bày đáp án 
Các ý kiến khác bổ sung
Qua đó h/s nắm được:
- Tinh hoàn: Là nơi sản xuất tinh trùng
- Túi tinh: Là nơi chứa tinh trùng
- ống dẫn tinh: Dẫn tinh trùng -> Tuí tinh
- Dương vật: Phóng tinh ra ngoài
- Tuyến hành, tiền liệt: Tiết dịch nhờn
* Hoạt động2: Tinh hoàn và tinh trùng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV nêu câu hỏi
? Tinh trùng được sinh ra bắt đầu từ tuổi nào?
? Tinh trùng được sản sinh ra từ đâu? và ntn?
? Tinh trùng có đặc điểm gì về hình thái cấu tạo và hoạt động sống?
GV đánh giá kết quả của các nhóm. Đưa ra đáp án đúng
. Tinh trùng được sản sinh bắt đầu từ tuổi dậy thì
. Tinh trùng nhỏ, có đuôi dài, di chuyển
. Có 2 loại tinh trùng: X và Y
. Sống 3 - 4 ngày
GV nhấn mạnh hiện tượng xuất tinh lần đầu tiên ở em nam là dấu hiệu tuổi dậy thì
H/S tự nghiên cứu thông tin sgk 
Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến ghi ra giấy
Đại diện trình bày. Các khác bổ sung
H/S tự hoàn thiện kiến thức
* IV. Củng cố - đánh giá:
. Phát phiếu học tập - > H/S tự lựa chọn để hoàn thành bài tập trang 189
. Đổi bài cho bạn 
. GV thông báo đáp án đúng. H/S đánh giá
V. Hướng dẫn học bài . Hoàn thành bài tập cuối bài
 . Đọc "Em có biết"
Ngày tháng năm 2007
 Tiết 64 
I. Mục tiêu: Học sinh
. Kể tên được và xác định trên tranh các bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ
. Nêu được chức năng cơ bản của các bộ phận sinh dục nữ
. Nêu rõ được đặc điểm đặc biệt của trứng
. Rèn các kỹ năng quan sát tranh hình nhận biết kiến thức 
 II. Đồ dùng dạy học 
Tranh hình 61.1, 61.2
Tranh quá trình sinh sản của trứng
Phiếu học tập trang 192
III. Tiến trình: 
. ổn định lớp 
. Bài cũ: ? Gọi 1 h/s hoàn thành bảng 60
 ? Một h/s trình bày các đặc điểm của tinh hoàn?
. Bài mới: Cơ quan sinh dục nữ có chức năng đặc biệt đó là mang thai và sinh sản.Vậy chúng có cấu tạo như thế nào?
* Hoạt động1: Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV nêu câu hỏi:
? Cơ quan sinh dục nữ gồm những bộ phận nào?
? Chức năng của từng bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ là gì?
? Hoàn thành bài tập trang 190 (điền từ vào chỗ trống)
GV treo hình 60.1. Bảng phụ bài tập trang 190
GV đánh giá, đưa ra đáp án đúng
Giảng giải thêm cho h/s về vị trí của tử cung, buồng trứng liên quan đến 1 số bệnh ở nữ 
Gv giáo dục ý thức giữ vệ sinh ở em nữ -> Tránh gây viêm nhiễm
H/S tự nghiên cứu thông tin sgk. Ghi nhớ kiến thức
Thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi trả lời
Đại diện trình bày trên tranh các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ ở hình 61.1. Nhóm khác bổ sung
Đại diện nhóm khác trình bày nội dung bài tập trang 190.
 Nhóm khác nhận xét bổ sung
Tiếp thu kiến thức
* Hoạt động2: Buồng trứng và trứng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV nêu vấn đề:
? Trứng được sinh ra bắt đầu từ tuổi nào?
? Trứng có đặc điểm gì về cấu tạo và hoạt động sống?
GV đánh giá kết quả và giúp h/s hoàn thiện kiến thức
GV: Quá trình giảm phân hình thành trứng (tương tự như sự hình thành tinh trùng)
H/S nêu được
Bắt đầu từ buồng trứng bắt đầu ở tuổi dậy thì
Thảo luận nhóm, ghi kết quả ra giấy
Đại diện trình bày. các nhóm khác bổ sung
H/S kết luận được:
. Trứng lớn hơn tinh trùng, chứa nhiều chất dinh dưỡng, không di chuyển
. Trứng có 1 loại mang X
. Sống được 2-3 ngày
. Nếu được thụ tinh sẽ phát triển thành thai
* IV. Củng cố - đánh giá:
. Phát phiếu học tập - > bài tập trang 192
. Cá nhân hoàn thành
. Đổi phiếu cho nhau
. GV thông báo đáp án đúng
. Các nhóm đánh giá cho điểm bài của bạn
V. Hướng dẫn học bài . Hoàn thành bài tập sgk
 . Đọc "Em có biết"
 Ngày tháng năm 2007
 Tiết 65 
I. Mục tiêu: Học sinh chỉ rõ được những điều kiện của sự thụ tinh và thụ thai trên cơ sở hiểu rõ các khái niệm về thụ tinh và thụ thai
. Trình bày được môi trường nuôi dưỡng thai trong quá trình mang thai và điều kiện đảm bảo cho thai phát triển
. Giải thích được hiện tượng kinh nguyệt
 II. Đồ dùng dạy học 
Tranh hình 62.1, 62.2 sgk , sơ đồ 62.3
Phiếu học tập: bài tập trang 195 sgk
III. Tiến trình: 
. ổn định lớp 
. Bài cũ: ? Cấu tạo và chức năng các bộ phận cơ quan sinh dục nữ
. Bài mới: Chúng ta đã biết hình thành một cá thể mới qua các lớp động vật, còn ở người thì sao? thai nhi được phát triển trong cơ thể mẹ như thế nào?
* Hoạt động1: Thụ tinh và thụ thai
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV nêu câu hỏi:
? Thế nào là thụ tinh và thụ thai?
? Điều kiện cần cho sự thụ tinh là gì?
GV treo bảng phụ đưa ra đáp án
. Thụ tinh: Sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử
. ĐK: Trứng + Tinh trùng - > Hợp tử ở 1/3 ống dẫn trứng phía ngoài
. Thụ thai: trứng được thụ tinh phải bám và làm tổ được trên thành tử cung
H/S nghiên cứu thông tin sgk và hình 62.1
Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, ghi ra giấy. Đại diện trình bày trước lớp. Nhóm có ý kiến khác bổ sung
H/S tự điều chỉnh kiến thức
* Hoạt động2: Sự phát triển của thai
Hoạt động dạy
Hoạt động học
? Quá trình phát triển của thai đi ra như thế nào?
GV treo tranh 62.2
? Sức khoẻ của mẹ có ảnh hưởng ntn tới sự phát triển của bào thai
? Trong quá trình mang thai người mẹ cần làm gì và tránh điều gì để thai phát triển tốt và con sinh ra khoẻ mạnh?
GV nhấn mạnh:
Khi mang thai người mẹ cầnđược cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh các ch có hại cho thai: Rượu, cà phê, thuốc lá ...
H/S tự nghiên cứu sgk , quan sát tranh 62.2 
Ghi nhớ kiến thức 
Thai được nuôi dưỡng nhờ chất dinh dưỡng lấy từ mẹ qua nhau thai
Cá nhân phân tích trình bày nhiều ý kiến 
H/S đọc kết luận của bài
*Hoạt động3 Kinh nguyệt
Hoạt động dạy
Hoạt động học
? Hiện tượng kinh nguyệt là gì ? Xảy ra khi nào? do đâu?
GV kết luận
Kinh nguyệt là do trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung bong ra thoát ra ngoài cùng máu và dịch nhầy
Kinh nguyệt xảy ra theo chu kỳ
Kinh nguyệt đánh dấu chính th tuổi dậy thì ở em gái
Kinh nguyệt sớm hay muộn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố
H/S thu thập thông tin qua sgk. Vận dụng kiến thức đã học trao đổi thống nhất trong nhóm
Đại diện trình bày. Nhóm có ý kiến bổ sung
Nắm được: T/C chu kỳ của kinh nguyệt do tác dụng của hoóc môn tuyến yên
Kinh nguyệt không bình thường - > Bệnh lý
* IV. Củng cố - đánh giá:
. Phát phiếu học tập - > H/S hoàn thành
. Đổi phiếu cho nhau
. GV thông báo đáp án đúng
. Các nhóm đánh giá cho điểm bài của bạn
V. Hướng dẫn học bài . Hoàn thành bài tập sgk
 . Đọc "Em có biết"
 Ngày tháng năm 2009
 Tiết 66 
I. Mục tiêu: Phân tích được ý nghĩa của sự vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hoá gia đình 
. Phân tích được những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên
. Giải thích được cơ sở của các biện pháp tránh thai, từ đó xác định được các nguyên tắc cần tuân thủ để tránh có thai
 II. Đồ dùng dạy học 
GV: Một số dụng cụ tránh thai: Bao cao su, thu tránh thai, vòng tránh thai
III. Tiến trình: 
. ổn định lớp 
. Bài cũ: 
. Bài mới: ? Điều kiện cần cho sự thụ tinh và sự thụ thai là gì?
* Hoạt động1: ý nghĩa của việc tránh thai là gì?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV đặt câu hỏi:
? Em hãy cho biết nội dung của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hoá gia đình?
GV hướng dẫn thêm
? ý nghĩa của cuộc vận động đó
? Thực hiện cuộc vận động đó bằng cách nào?
Vậy:
? Điều gì sẽ xảy ra khi có thai ở tuổi đang đi học
GV nhận xét, nhấn mạnh
Có con sớm sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ, học tập và tinh thần 
Vận dụng sự hiểu biết của mình, qua phương tiện thông tin đại chúng. Thảo luận nhóm.
Nêu được:
. Không sinh con quá sớm (trước 20)
. Không đẻ dày, đẻ nhiều
. Đảm bảo chất lượng cuộc sống
-> Tự giác nhận thức được ý nghĩa của cuộc vận động và thực hiện
. Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện 
Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến, ghi ra giấy
Đại diện trình bày trước lớp. Nhóm có ý kiến khác bổ sung
* Hoạt động2: Những nguy cơ có thai khi ở tuổi vị thành niên
GV yêu cầu h/s trả lời câu hỏi hoạt động sgk
GV đưa thêm những thông tin, dẫn chứng về những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên
H/S tự nghiên cứu thông tin sgk, thảo luận nhóm để thống nhất câu hỏi trả lời
Sau đó thảo luận trước lớp
Nắm được:
. Có thai ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân dẫn đến 
+ Tử vong cao
+ ảnh hưởng học tập, địa vị xã hội
*Hoạt động3 Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
?Dựa vào điều kiện của thụ tinh và thụ thai. Hãy nêu các nguyên tắc tránh thai?
GV phân tích kỹ hơn cho h/s về cơ sở của các nguyên tắc
Đưa ra phương tiện tránh thai
Căn cứ vào hiểu biết và thông tin nêu được:
. Ngăn trứng chín và rụng
. Tránh không để tinh trùng gặp trứng
. Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh
H/S biết được:
+ Các phương tiện tránh thai: Bao cao su, vòng tránh thai, thuốc tránh thai
* IV. Củng cố - đánh giá:
. Trả lời câu hỏi 1 cuối bài
. Hoàn thành bảng 63. Gv hướng dẫn.
V. Hướng dẫn học bài . Hoàn thành bài tập sgk
 . Đọc "Em có biết"

File đính kèm:

  • dockiem tra hoc ki hai mon sinh.doc
Đề thi liên quan