Giáo án môn Sinh 7 - Tiết 67: Kiểm tra học kì II

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 - Tiết 67: Kiểm tra học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35. 	 Ngày soạn 03/05/2012
	 Ngày kiểm tra 09/05/2012
Tiết 67: 	KIỂM TRA HỌC KÌ II
 Thời gian: 45 phút
I. Mục tiêu: 
Về kiến thức:
Chủ đề 1: Lớp lưỡng cư
1. Phân tích được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước.
Chủ đề 2: Lớp bò sát
2. Trình bày được vai trò của Bò sát đối với đời sống con người.
Chủ đề 3: Lớp chim
3. Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn của chim.
Chủ đề 4: Lớp thú
4. Nêu được đặc điểm chung của lớp Thú.
Chủ đề 5: Sự tiến hóa của động vật
5.1. Trình bày được sự tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính.
5.2. Nêu được ví dụ và phân tích biện pháp đấu tranh sinh học sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại.
Về kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng:
a. Tái hiện kiến thức.
b. So sánh.
c. Vận dụng kiến thức đã học để giải thích, chứng minh vấn đề có liên quan.
d. Liên hệ thực tế.
II. Hình thức kiểm tra:
Tự luận: 100%
III. Khung ma trận đề kiểm tra:
- Tổng số câu hỏi: 5 câu 
- Tổng điểm: 10 điểm.
- Trong đó: nhận biết: 3 điểm; thông hiểu: 4 điểm; vận dụng: 3 điểm. 
KHUNG MA TRẬN 
Chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở cấp độ thấp
Vận dụng ở cấp độ cao
Chủ đề 1: Lớp lưỡng cư (3 tiết)
1, a, c
Số câu: 1 câu
Số điểm:1đ (10%)
1 câu = 1 điểm
( 10%)
Chủ đề 2: Lớp bò sát (3 tiết)
2, a, c
Số câu: 1 câu
Số điểm: 1đ (10%)
1 câu = 1 điểm
( 10%)
Chủ đề 3: Lớp chim (5 tiết)
3, a, b, c
Số câu: 1 câu
Số điểm: 2đ (20%)
1 câu = 2 điểm
(20%)
Chủ đề 4: Lớp thú (8 tiết)
4, a
Số câu: 1 câu
Số điểm: 3đ (30%)
1 câu = 3 điểm
(30%)
Chủ đề 5: Sự tiến hóa của động vật (9 tiết)
5.1, a, c
5.2, c, d
Số câu: 1 câu
Số điểm: 3đ (30%)
1/2 câu = 2 điểm
(20%)
1/2 câu = 1 điểm
(10%)
Tổng số câu: 5
Tổng số tiết: 19
100% = 10 điểm
Số câu: 1 câu
3 điểm = 30%
Số câu: 2,5 câu
4 điểm = 40%
Số câu: 1 câu
2 điểm = 20%
Số câu: 1/2 câu
1 điểm = 10%
IV: Đề kiểm tra và hướng dẫn chấm:
1. Đề kiểm tra
Câu 1: (1 điểm) Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước?
Câu 2: (1 điểm) Trình bày vai trò của Bò sát đối với đời sống con người?
Câu 3: (2 điểm) Phân biệt kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn của chim?
Câu 4: (3 điểm) Nêu đặc điểm chung của lớp Thú?
Câu 5: (3 điểm) 
a. Trình bày sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính?
b. Nêu ví dụ và phân tích biện pháp đấu tranh sinh học sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại?
2. Đáp án và hướng dẫn chấm
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1:
1 điểm
Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước: 
- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước → giảm sức cản của nước khi bơi.
- Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí → giúp hô hấp trong nước.
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón → tạo thành chân bơi để đẩy nước.
0.3đ
0.3đ
0.3đ
Câu 2:
1 điểm
Vai trò của Bò sát đối với đời sống con người: 
- Lợi ích:
+ Có ích cho nông nghiệp: Diệt sâu bọ, diệt chuột
+ Có giá trị thực phẩm: ba ba, rùa
+ Làm dược phẩm: rượu rắn, mật trăn, yếm rùa
+ Sản phẩm mĩ nghệ: vảy đồi mồi, da cá sấu
- Tác hại: Gây độc cho người: rắn
0.2đ
0.2đ
0.2đ
0.2đ
0.2đ
Câu 3:
2 điểm
Phân biệt kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn:
Kiểu bay vỗ cánh
Kiểu bay lượn
- Đập cánh liên tục.
- Sự bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh.
- Cánh đập chậm rãi và không liên tục; cánh giang rộng mà không đập.
- Sự bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi của luồng gió.
1đ
1đ
Câu 4:
3 điểm
Đặc điểm chung của lớp Thú:
Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất:
- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể
- Bộ răng phân hóa 3 loại: răng cửa, răng nanh, răng hàm 
- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể màu đỏ tươi
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ 
- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não 
- Là động vật hằng nhiệt
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 5:
3 điểm
a. Sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính:
- Từ thụ tinh ngoài → thụ tinh trong
- Đẻ nhiều trứng → đẻ ít trứng → đẻ con
- Phôi phát triển có biến thái → phát triển trực tiếp không có nhau thai → phát triển trực tiếp có nhau thai
- Con non không được nuôi dưỡng → được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ → được học tập thích nghi với cuộc sống
b. Ví dụ và phân tích biện pháp đấu tranh sinh học sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại:
*/ Ví dụ: Sử dụng Ong Mắt Đỏ để tiêu diệt sâu Xám trên cây Ngô.
*/ Phân tích: 
- Sinh vật gây hại: Sâu Xám.
- Thiên địch: Ong Mắt Đỏ.
- Ấu trùng của Ong Mắt Đỏ sau khi nở, dục và ăn hết trứng của sâu Xám.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
V. Kết quả kiểm tra và rút kinh nghiệm
1. Kết quả kiểm tra
Lớp
0-<3
3-<5
5-<6,5
6,5-<8,0
8-10
7A
7B
2. Rút kinh nghiệm.
Duyệt BGH	Duyệt tổ chuyên môn	Người ra đề
	Lê Thị Lan Anh

File đính kèm:

  • doctiet67kiemtrahockiIISinh7.doc