Giáo án lớp 4 tuần 2

doc18 trang | Chia sẻ: trangpham20 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2.
Thứ hai, ngày 10 tháng 9 năm 2007.
Tiết 2 Tập đọc
 Dế Mèn bênh vực kẻ yếu( TT)
I. Mục tiêu:
 - Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu thích hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện, phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn.
 - Hiểu được nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghiã hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.
II. Đồ dùng dạy- học: Tranh, ảnh minh hoạ nội dung bài, bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn đọc.
III.Hoạt động dạy- học:
 1. Kiểm tra : (5phút)1 em đọc truyện: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( phần 1), nói ý nghĩa truyện.
 2. Dạy bài mới:(28phút)
2.1.Giới thiệu bài: (2phút)
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: (26phút)
*Luyện đọc:
 - 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
 Đ1:Bọn Nhệnhung dữ.
 Đ2: Tôi cất tiếnggiã gạo.
 Đ3: Tôi thétquang hẳn.
 - GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho các em.
 - Đọc chú giải và từ khó( chóp bu, nặc nô).
 - HS luyện đọc theo cặp. 1 em đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
Đoạn1:HS đọc thầm, thảo luận:
? Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
- ý1:Cảnh trận địa mai phục của bonk nhện thật đáng sợ.
Đoạn 2: 1HS đọc, cả lớp đọc thầm.
? Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?
? Dế Mèn đã dùng những lời lẽ nào để ra oai?
? Thái độ của bọn nhện ra sao khi gặp Dế Mèn?
- ý2:Dế Mèn ra oai với bọn nhện.
Đoạn 3:HS đọc bài:
? Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?
- ý3: Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải.
1 em đọc toàn bài và tìm nội dung bài.GV ghi bảng.
* Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- HS tiếp nối nhau đọc ba đoạn của bài.
- Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
GV đọc mẫu- hướng dẫn đọc theo cặp- vài em đọc.
3. Củng cố- dặn dò:((2phút) Vài em nhắc lại nội dung, GV nhận xét giờ học.
Chính tả( Nghe- viết)
 Mười năm cõng bạn đi học.
I. Mục tiêu:
+Nghe, viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn. Mười năm cõng bạn đi học.
+Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x; ăng/ăn.
II. Đồ dùng dạy-học: Bảng phụ viết sẵn nội dungBT2 để trắng phần dưới làm bài tập.
III. Hoạt động dạy-học:
1. Kiểm tra bài cũ: (4phút) 1 em đọc cho 2 bạn viết ở bảng lớp, cả lớp viết nháp bài tập 2.
2. Dạy bài mới:(30phút)
 a.Giới thiệu bài:GVnêu mục đích ,yêu cầu của tiết học .
 b. Hướng dẫn HS nghe, viết:
+ GV đọc thầm bài chính tả 1 lượt. HS theo dõi trong SGK.
+ HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý tên riêng cần viết hoa, con số, từ ngữ dễ viết sai.
+ GV đọc từng câu hoặc bộ phận ngắn cho HS viết.
+ GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt, HS soát bài.
 +GV chấm, chữa bài, +GV nhận xét chung.
 c. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập2: + HS nêu yêu cầu của bài tập, cả lớp làm vào vở, 3 em làm ở phiếu.
 + Vài em đọc lại truyện sau khi điền, nói về tính khôi hài của truyện.
 + Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
Bài tập (3): 2 em đọc câu đố, cả lớp thi giải nhanh.
3. Củng cố, dặn dò:(1phút)GVnhận xét giờ học
Toán
 Các số có sáu chữ số.
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Ôn lại quan hệ đơn vị và các hàng liền kề.
- Biết viết và đọc các số có tới sáu chữ số.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng cài, các thẻ số, các tấm ghi các chữ số.
III. Hoạt động dạy- học:
1.Bài cũ: (4phút)
2.Bài mới: (30phút)
a.Giới thiệu bài:
b.Tìm hiểu bài:
1. Số có sáu chữ số:
a. Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn.
Cho HS nêu quan hệ giữa đơn vị và các hàng liền kề.
10 đơn vị=1 chục. 10 trăm=1 nghìn.
10 chục= 1 trăm. 10 nghìn= 1 chục nghìn.
b. Hàng trăm nghìn:
GV giới thiệu: 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn,
1 trăm nghìn viết là 100 000.
c. Viết và đọc số có sáu chữ số:
GV cho HS quan sát bảng có viết các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn.
- Gắn các thẻ số: 100 000; 10 000; ;10 1 lên các cột tương ứng trên bảng, HS đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn bao nhiêu đơn vị.
- GV gắn kết quảđém xuống các cột ở cuối bảng.
- GV cho HS xác định lại số này gồm bao nhiêu trăm nghìn. GV hướng dẫn HS viết số và đọc số.
- GV viết số, HS lấy các thẻ số và các tấm ghi các chữ số gắn vào các cột tương ứng trên bảng.
2. Thực hành:
Bài 1:a. GV cho HS phân tích mẫu.
b. GV đưa hình vẽ như SGK, HS nêu kết quả cần viết vào ô trống, cả lớp đọc lại số.
Bài 2: HS tự làm bài, sau đó thống nhất kết quả.
Bài 3: GV cho HS đọc các số.
Bài 4: GV cho HS viét các số tương ứng vào vở.
GV chấm, Chữa bài:
3. Củng cố- dặn dò: (1phút) GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
Thứ ba, ngày 11 tháng 9 năm 2007.
Thể dục
Quay phải, quay trái,dàn hàng, dồn hàng. Trò chơi “Thi xếp hàng nhanh”.
I. Mục tiêu : - Củng cố và nâng cao kĩ thuật : Quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự , động tác.
- Trò chơi"thi xếp hàng nhanh”. Yêu cầu hs xếp hàng đúng cách, trật tự, nhanh nhẹn, hào hứng trong khi chơi.
II. Địa điểm, phương tiện :- Sân trường. Vệ sinh nơi tập và đảm bảo an toàn khi tập luyện. - Chuẩn bị 1 còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu ; 6-10phút.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện:1-2 phút.
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay.1-2 phút.
* Giậm chân tại chỗ theo nhịp 1-2,1-2 hoặc chơi trò chơi tuỳ thích.
2. Phần cơ bản :18-22phút.
a. Đội hình, đội ngũ:10-12phút.
- Ôn quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng.
+Lần 1,2: GV điều khiển tập, có nhận xét, sửa chữa những sai sót cho HS.
+Chia tổ tập. GV quan sát, nhận xét, sửa chữa cho HS.
+Tập hợp cả lớp, cho các tổ thi đua trình diễn, GV quan sát, sửa chữa.
+Cho cả lớp tập để củng cố do GV điều khiển.
b. Trò chơi vận động: 6-8 phút.
GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, 1 tổ chơi thử, cả lớp chơi thử, cả lớp chơi chính thức có thi đua, GV quan sát, nhận xét.
3. Phần kết thúc: 4-6 phút.
Cho HS làm động tác thả lỏng, GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét đánh giá giờ học.
Khoa học
Trao đổi chất ở người ( Tiếp theo).
I Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
+Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó.
+ Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất xẩy ra ở bên trong cơ thể.
+Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường.
II. Đồ dùng dạy- học: Hình trang 8,9 SGK, Phiếu học tập, bộ đồ chơi “ Ghép chữ vào chỗ trong sơ đồ.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5phút) Thế nào là quá trình trao đổi chất?
 Con người, thực vật, động vật sống được là nhờ những gì?
2. Dạy bài mới: (30phút)
Giới thiệu bài: (2phút) 
 Các hoạt động: (28phút)
HĐ1: Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở nhười.
-HS làm bài 1 ở vở bài tập.
- Số em trình bày kết quả- GV chữa bài.
- Thảo luận cả lớp.
? Dựa vào kết quả bài 1, hãy nêu lên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường?
? Kể tên các cơ quan thực hiện quá trình đó?
? Nêu vai trò của cơ quan tuần hoàn trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể?
GV kết luận: (SGK)
HĐ2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người.
Làm việc với sơ đồ trang 9 SGK.
Làm vở bài tập- làm việc theo cặp- làm việc cả lớp.
3.Củng cố dặn dò: (3phút) ?Hằng ngày, cơ thể người phải lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?
? Nhờ cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể được thực hiện?
? Điều gì sẽ xẩy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động?
- HS đọc mục bạn cần biết.
 Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Nhân hậu- đoàn kết.
I. Mục tiêu:
 - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm; Thương người như thể thương thân. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó.
II. Đồ dùng dạy- học: Bút dạ, bảng phụ, một số tờ giấy trăng khổ to để HS làm bài tập.
III. Hoạt động dạy- học:
 1. Kiểm tra bài cũ: (4phút) 2 em viết bảng những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần: 
- Có 1 âm ( bố, mẹ, chú, dì)
- Có 2 âm ( bác, thím, ông, cậu)
 2. Dạy bài mới: (30phút). Hướng dẫn HS làm bài tập .
+BT1 : 1 em đọc yêu cầu 
- Từng cặp HS trao đổi, làm bài tập vào vở- vài em làm bảng phụ.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét.
+ BT2 :1 em đọc yêu cầu BT, trao đổi, thảo luận theo cặp, làm bài tập vào vở.
Trình bày kết quả trên bảng phụ, cả lớp và GV nhận xét.
+ BT 3:1 em đọc yêu cầu, GV phát phiếu và bút cho các nhóm làm, dán kết quả- nhận xét. Mỗi em viết 2 câu đã đặt vào vở bài tập.
+BT4: HS đọc yêu cầu bài tập, từng nhóm trao đổi
 3. Củng cố- dặn dò: (1phút) GV nhận xét giờ học, về nhà học thuộc ba câu tục ngữ.
Toán
 Luyện tập.
I. Mục tiêu:
 Giúp HS luyện viết và đọc số có tới sáu chữ số ( cả trường hợp có các chữ số o).
II. Hoạt động dạy- học:
1. Ôn lại hàng: (10phút)
- GV cho HS ôn lại các hàng đã học: quan hệ giữa hai hàng liền kề.
-GV viết: 825 713, cho HS xác định các hàng và chữ số thuộc hàng đó là chữ số nào?
- GV cho HS đọc các số: 850 203; 820 004; 800 007; 832 100; 832 010.
2. Thực hành: (25phút)
Bài 1: GV cho HS tự làm bài sau đó chữa bài.
Bài 2:a. GV cho HS đọc các số.
 b. GV cho HS xác định hàng ứng với chữ số 5 của từng số đã cho.
Bài 3: GV cho HS tự làm bài, sau đó cho vài em lên bảng ghi số của mình, cả lớp nhận xét.
Bài 4: GV cho HS tự nhận xét quy luật viết tiếp các số trong dãy số, tự viết các số, sau đó thống nhất kết quả.
3. Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà hoàn thành bài tập.
Lịch sử
 Làm quen với bản đồ( tiếp theo).
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Trình tự các bước sử dụng bản đồ.
- Xác định được 4 hướng chính( Bắc, Nam, Đông, Tây) trên bản đồ theo quy ước.
- Tìm một số đối tượng địa lí dựa vào bảng chú giải của bản đồ.
II. Đồdùng dạy học: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Hoạt động dạy- học:
1.Nhắc lại nội dung bài hôm trước: (3phút)
2.Giới thiệu bàivà tìm hiểu nội dung bài: (8phút)
3. Cách sử dụng bảnđồ: (10phút)
HĐ1:Làm việc cả lớp.
? Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
? Dựa vào bảng chú giải ở hình 3( baì 2) để đọc các kí hiệucủa một số đối tượng địa lí.
? Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng và giải thích tại sao lại biết đó là đường biên giới quốc gia( căn cứ vào kí hiệu ở bảng chú giải).
+ Đại diện một số HS trả lời các câu hỏi trên và chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam trên bản đồ treo tường.
4. Bài tập:(12phút)
HĐ2: Thực hành theo nhóm.
- HS trong nhóm lần lượt làm các bài tập a, b trong SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp+ trả lời câu hỏi, các nhóm khác sửa chữa bổ sung, GV hoàn thiện câu trả lời.
HĐ3: Làm việc cả lớp.
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng.
-HS lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ các hướng trên bản đồ.
- 1 em lên chỉ vị trí của thành phố mình đang sống trên bản đồ.
- 1 em nêu tên những tỉnh giáp với tỉnh của mình.
GV hướng dẫn HS cách chỉ: Chỉ 1 khu vực thì phải khoanh kín theo ranh giới của khu vực, chỉ 1 địa điểm( thành phố) thì phải chỉ vào kí hiệu chứ không chỉ vào chữ ghi bên cạnh, chỉ 1 dòng sông phải từ đầu nguồn đến cửa sông.
3. Củng cố- dặn dò: (2phút) GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
Thứ tư, ngày 12 tháng 9 năm 2007.
Toán
 Hàng và lớp.
I. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được:
- Lớp đơn vị gồm ba hàng: Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. lớp nghìn gồm ba hàng: Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
- Vị trí của từng chữ số theo hàng và theo lớp.
- Giá trị của từng chữ số theo vị trí của chữ số đó ở từng hàng, từng lớp.
II.Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ đã kẻ sẵn như ở phần đầu bài học( chưa viết số).
III. Hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu lớp triệu, lớp nghìn: (14phút)
- GV cho HS nêu tên các hàng đã học rồi sắp xếp theo thứ tựtừ nhỏ đến lớn: Hàng đợ vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn
- GV giới thiệu: Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị.
 Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn hợp thành lớp nghìn.
- GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn và nêu: Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị, hay lớp đơn vị gồm có ba hàng: Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
- GV viết số 321 vào cột “ số” trong bảng phụ rồi cho HS điền từng chữ số vào các cột ghi hàng.
Tương tự với các số: 654 000 và 654 321.
- GV lưu ý HS: khi viết các chữ số vào cột ghi hàng nên viết theo các hàng từ nhỏ đến lớn( từ phải qua trái). Khi viết các số có nhiều chữ số nên viết sao cho khoảng cách giữa hai lớp hơi rộng hơn một chút.
2. Thực hành: (20phút)
Bài 1:- GV cho HS quan sát và phân tích mẫu trong SGK.
 - GV cho HS nêu kết quả các phần còn lại.
Bài 2: a. GV viết số 46 307 lên bảng, chỉ lần lượt vào các chữ số, yêu cầu HS nêu tên hàng tương ứng.- Tương tự với các số còn lại.
b. GV cho HS nêu lại mẫu, sau đó GV cho HS tự làm các phần còn lại vào vở( có kẻ bảng), sau đó HS thống nhất kết quả.
Bài 3: GV cho HS tự làm theo mẫu.
Bài 4: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 5: GV cho HS quan sát mẫu rồi tự làm bài, sau đó chữa bài.
3. Củng cố- dặn dò: (1phút) GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
Đạo đức
Trung thực trong học tập( Tiết 2).
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Kể tên những hành động trung thực và các hành động không trung thực.
- Kể một tấm gương trung thực mà em biết hoặc của chính em.
II. Đồ dùng dạy- học: Giấy, bút cho các nhóm.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:(4phút) ? Thế nào là trung thực trong học tập? Vì sao phải trung thực trong học tập?
2. Dạy bài mới: (30phút)
HĐ1: Kể tên những việc làm đúng, sai.
- HS làm việc theo nhóm.
+ HS trong nhóm lần lượt nêu tên 3 hành động trung thực, 3 hành động không trung thực( không ghi trùng lặp).
+ Các nhóm dán kết quả, nhận xét và bổ sung cho bạn- GV kết luận và chốt ý.
HĐ2: Xử lí tình huống.
+ HS làm việc theo nhóm.
- Đưa 3 tình huống bài tập 3 lên bảng- yêu cầu các nhóm thảo luận nêu cách xử lí mỗi tình huống và giải thích tại sao lại chọn cách giải quyết đó?
- HS làm việc cả lớp: Cách xử lí của nhóm có thể hiện tính trung thực hay không?
HĐ3: Đóng vai thể hiện tình huống.
+ HS làm việc theo nhóm: Các nhóm lựa chọn 1 trong 3 tình huống ở BT3 rồi cùng nhau đóng vai.
+ HS làm việc cả lớp: Chọn 5 giám khảo, từng nhóm lên thể hiện.
GV: Để thể hiện tính trung thực trong học tập ta cần phải làm gì?
HĐ4: Tấm gương trung thực.
Hãy kể một tấm gương trung thực mà em biết hoặc của chính em?
3. Củng cố- dặn dò: (1phút) Thế nào là trung thực trong học tập? Vì sao phải trung thực trong học tập?
Tập đọc 
 Truyện cổ nước mình.
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi dúng, phù hợpvới âm điệu, vần nhịp của từng câu thơ lục bát.
-Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông.
-Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ bài học, bảng phụ viết câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5phút)3 em đọc bài và trả lời câu hỏi: Sau khi học xong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, em nhớ nhất những hình ảnh nào về Dế Mèn? Vì sao?
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:(2phút)
b.Luyện đọc và tìm hiểu bài: (27phút)
+ Luyện đọc:
-5 em tiếp nối nhau đọc 5 đoạn của bài thơ+ GV kết hợp sửa chữa.
- Giải thích từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
-1 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần.
+ Tìm hiểu bài: HS đọc thầm, đọc lướt, trao đổi, thảo luận:
? Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?
? Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào?
? HS nêu nội dung 2 truyện này- nói về ý nghĩa của hai truyện đó.
? Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người Việt Nam ta?
Lưu ý: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là truyện hiện đai không phải truyện cổ.
+ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL:
- 3 em đọc tiếp nối nhau bài thơ.
-GV hướng dẫn đọc 1 đoạn: GV đọc mẫu, HS đọc theo cặp, vài em đọc thi trước lớp.
- HS nhẩm thuộc bài thơ, thi đọc thuộc từng đoạn- cả bài thơ.
3. Củng cố- dặn dò: (1phút) GV nhận xét giờ học, về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ.
Kể chuyện
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
I. Mục tiêu:
+Kể kại được bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình câu chuyện thơ Nàng tiên ốc đã đọc.
+Hiểu ý nghĩa câu chuyện, trao đổi được cùng các bạn về ý nghĩa câu chuyện: con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
II. Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ truyện trong SGk.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:(5phút)2 em kể nối tiép câu chuyện : Sự tích hồ Ba Bể và nêu ý nghĩa chuyện.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (2phút)
b. Tìm hiểu câu chuyện:(10phút)
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
- 3 em tiếp nối nhau đọc ba đoạn thơ, sau đó 1 em đọc toàn bài.
- Cả lớp đọc thầm từng đoạn+ hỏi:
Đoạn 1: Bà lão làm nghề gì để sinh sống?
Bà lão làm gì khi bắt được ốc?
Đoạn 2: Từ khi có ốc bà lão thấy trong nhà có gì lạ?
Đoạn 3: Khi rình xem bà lão nhìn thấy gì?
Sau đó bà lão đã làm gì?
Câu chuyên kết thúc thế nào?
c. Hướng dẫn kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: (16phút)
- Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện bằng lời của mình.
? Thế nào là kể câu chuyện bằng lời của em?
+GV viết 6 câu hỏi lên bảng- 1 em giỏi kể lại đoạn 1.
- HS kể theo cặp hoặc theo nhóm: kể từng khổ, toàn bài- ý nghĩa.
-HS kể tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện thơ trước lớp.
Mỗi HS kể xong cùng các bạn trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
3.Củng cố dặn dò:(1ph) GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
 Thứ năm, ngày 13 tháng 9 năm 2007.
Thể dục
 Động tác quay sau. Trò chơi “ Nhảy đúng, nhảy nhanh”.
I. Mục tiêu: - Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Quay phải, quay trái, đi đều, Yêu cầu động tác đều, đúng với khẩu lệnh.
- Học kĩ thuật động tác quay sau. Yêu cầu nhận biết đúng hướng xoay người, làm quen với động tác quay sau.
- Trò chơi “ Nhảy đúng, nhảy nhanh”. Yêu cầu HS chơi đúng luật, nhanh nhẹn, hào hứng, trật tự trong khi chơi.
II. Địa điểm, phương tiện: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, còi, kẻ sân để chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu: 6-10 phút.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
- Chơi trò chơi “ Diệt các con vật có hại’.
2. Phần cơ bản: 18-22 phút.
a) Đội hình đội ngũ:
- Ôn quay phải, quay trái, đi đều.
GV điều khiển cả lớp tập 1-2 lần, sau đó chia tổ tập luyện, GV quan sát, sửa chữa sai sót cho HS các tổ.
- Học động tác kĩ thuật quay sau.
GV làm mẫu động tác 2 lần- 3 em ra tập thử, GV nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS.
b.Trò chơi vận động:
GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi, GV hoặc một nhóm HS làm mẫu cách nhảy- 1 tổ chơi thử- cả lớp chơi 1-2 lần, cả lớp chơi thi đua 2-3 lần. GV quan sát , nhận xét.
3. Phần kết thúc: 4-6 phút.
- Cho HS hát một bài và vỗ tay theo nhịp.
- GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
Tập làm văn
 Kể lại hành động của nhân vật.
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết: Hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật.
- Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để xây dựng nhân vật trong một bài văn cụ thể.
II. Đồ dùng dạy- học: Giấy khổ to ghi sẵn các câu hỏi của phần nhận xét.
Chín câu văn ở phần luyện tập để HS điền tên nhân vật vào chỗ trống và sắp xếp lại cho đúng thứ tự.
III .Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:(5phút) Thế nào là kể chuyện? 1 em nói về nhân vật trong truyện.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: (2phút)
b. Phần nhận xét: (10phút)
HĐ1: Đọc truyện: Bài văn bị điểm không. - 2 em đọc bài văn, GV đọc diễn cảm bài văn.
HĐ2: Từng cặp HS trao đổi, thực hiện các yêu cầu 2,3.
+ Tìm hiểu yêu cầu của bài:
- 1 em đọc yêu cầu 2,3, HS còn lại đọc thầm.
-1 em giỏi lên bảng thực hiện thứ tự 1 ý của gài tập 2.
- GV nhận xét bài làm của HS.
+ Làm việc theo nhóm, GV phát giấy cho các nhóm làm, HS trình bày két quả bài làm.
c. Phần ghi nhớ:(5phút)Vài em tiếp nối nhau đọc ghi nhớ, GV dùng bảng phụ đã ghi sẵn để giải thích.
d. Phần luyện tập: (12phút)
-1 em đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm lại.
-GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài.
-Từng cặp HS trao đổi, GV phát phiếu cho 1 số cặp HS.
-1 số em làm bài trên phiếu trình bày kết quả, lớp nhận xét.
- 1 em kể lại câu chuyện theo dàn ý đã được sắp xếp.
3. Củng cố- dặn dò: (1ph) GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
Luyện từ và câu
 Dấu hai chấm.
I.Mục tiêu:
+Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm trong câu: Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
+Biết dùng dấu hai chấm khi viết văn.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ trong bài.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: (4phút)1 em làm bài tập 1, 1 em làm bài tập 4.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: (2phút)
b. Phần nhận xét: (8phút)
- Ba em tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1.
- HS đọc lần lượt từng câu văn, thơ, nhận xét về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu văn đó.
c. Phần ghi nhớ: (5phút)- Vài em đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- GV nhắc các em học thuộc phần ghi nhớ.
d. Phần luyện tập: (13phút)
Bài tập1:- 2 em tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1( mỗi em đọc 1 ý).
-HS đọc thầm từng đoạn văn, trao đổi về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu văn.
Bài tập2: - 1 em đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm.
- GV nhắc HS: + Để báo hiệu lời nói của nhân vật, có thể dùng dấu hai chấm kết hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng( nếu là những lời đối thoại ).
+Trường hợp cần giải thích chỉ dùng dấu hai chấm.
- HS thực hành viết đoạn văn vào vở bài tập- 1 số em trình bày trước lớp.
3.Củng cố dặn dò: (1phút)dấu hai chấm có tác dụng gì?
Toán
 So sánh các số có nhiều chữ số.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số có nhiều chữ số.
-Củng cố cách tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số.
-Xác định được số lớn nhất, số bé nhất có ba chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có sáu chữ số.
II. Hoạt động dạy- học:
1.So sánh các số có nhiều chữ số: (15phút)
a. So sánh 99 578 và 100 000.
-GV ghi bảng: 99 578.100 000 và yêu cầu HS viết dấu thích hợp vào chỗ chấm rồi giải thích vì sao? ( Căn cứ vào số chữ số).
- GV ch o HS nêu lại nhận xét: Trong hai số, số nào có số chữ số ít hơn thì số đó bé hơn.
b. So sánh 693 251 và 693 500.
- GV viết lên bảng: 693 251.693 500 và yêu cầu HS viết dấu thích hợp vào chỗ chấm rồi giải thích vì sao? (So sánh các chữ số cùng hàng với nhau).
- GV cho HS nêu nhận xét chung: Khi so sánh hai số có cùng chữ số, bao giờ cũng bắt đầu từ cặp chữ số đầu tiên ở bên trái, nếu chữ số nào lớn hơn thì số tương ứng sẽ lớn hơn, nếu chúng bằng nhau thì ta so sánh đến cặp chữ số ở hàng tiếp theo
2. Thực hành; (20phút)
Bài 1:- GV hướng dẫn cách so sánh hai số bất kì.
 - GV cho HS tự làm bài, GV yêu cầu HS giải thích tại sao lại chọn dấu đó.
Bài 2: GV cho HS tự làm bài, sau đó chữa bài.
Bài 3: GV cho HS nêu cách làm, HS tự làm bài, sau đó thống nhất kết quả.
Bài 4: GV cho HS tự làm, HS phát hiện số lớn nhất, số bé nhất bằng cách nêu số cụ thể, không giải thích lí luận.
3. Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài. 
Địa lí:
Dãy Hoàng Liên Sơn.
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn.
- Mô tả đỉnh núi Phan- xi- păng.
- Dựa vào lược đồ(bản đồ), tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy- học: -Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
-Tranh, ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan- xi- păng.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (3phút) Nêu các bước sử dụng bản đồ?
2. Dạy bài mới: (30phút)
a. Hoàng Liên Sơn- dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam:
HĐ1: Làm việc cá nhân.
+GV chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường. HS dựa vào kí hiệu, tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở hình 1 trong SGK.
Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc của nước ta( Bắc Bộ), trong những dãy núi đó, dãy núi nào dài nhất?
Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà?
Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km? rộng bao nhiêu km?
Dỉnh núi, sườn núi và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào?
+HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
HS chỉ vị trí và mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường.
HĐ2: Thảo luận nhóm.
Chỉ đỉnh núi Phan- xi- păng trên hình 1 và cho biết độ cao của nó.
Tại sao đỉnh núi Phan- xi-păng được gọi là “nóc nhà” của Tổ quốc?
b. Khí hậu lạnh quanh năm:
HĐ3: Làm việc cả lớp.
HS đọc thầm mục 2 trong SGK và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào?
-Vài em trả lời-GV nhận xét và hoàn thiện phần trả lời của HS.
-GV gọi 1 em chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Địa lí Việt Nam treo tường.
-HS trả lời câu hỏi ở mục 2 trong SGK. GV sửa chữa.
3. Củng cố- dặn dò:(3phút)
-Trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình và khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn.
-GV cho HS xem một số tranh, ảnh về dãy núi H

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 2.doc