Đề thi tuyển sinh lớp 10 đại trà năm học 2008 – 2009 môn thi: Sinh Học

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 đại trà năm học 2008 – 2009 môn thi: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã ký hiệu
Đ01-09- ĐTTSL10
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ
Năm học 2008 – 2009
Môn thi: Sinh Học
Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề này gồm 04 câu.01.. trang)
Câu 1/ / Có thể sử dụng phép lai phân tích về hai cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không? Cho ví dụ và lập sơ đồ minh hoạ.
Câu 2/ Trình bày cơ chế chung của sự phân tính đực, cái ở loài động vật phân tính. Vì sao tỉ lệ đực : cái trong mỗi loài đều xấp xỉ 1 : 1
Câu 3/ Giải thích tại sao bộ NST đặc trưng của loài sinh sản vô tính và ở loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các hệ?
Câu 4/ ở đậu Hà Lan, gen A qui định hạt vàng trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt xanh. Gen B qui định hạt trơn trội hoàn toàn so với hạt b qui định hạt nhăn. Hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng trên di truyền phân ly độc lập. Cho lai đậu thuần chủng hạt vàng, nhẵn với đậu thuần chủng hạt xanh, trơn.
Hãy xác định kết quả lai thu được ở F1?
Cho giao phấn cây F1, tìm kết quả thu được ở F2?
Mã ký hiệu
Đ01-09- ĐTTSL10
HƯỚNG DẪN CHẤM THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ
Năm học 2008 – 2009
Môn thi: Sinh Học
Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề này gồm 4 câu....1.... trang)
Câu 1. 
1. Những điểm giống nhau
 - Đều có các điều kiện nghiệm đúng giống nhau như:
 * Bố mẹ mang lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được theo dõi.
 * Tính trội phải là trội hoàn toàn.
 * Số lượng con lai thu được phải đủ lớn. (0.5điểm)
 - ở F2 đều có sự phân li tính trạng ( xuất hiện nhiều hơn một kiểu hình)/ (0.25điểm)
 - Sự di truyền của các cặp tính trạng đều dựa trên sự kết hợp giữa hai cơ chế là: phân li của các cặp tính gen trong giảm phân tạo giao tử và tổ hợp của các gen trong thụ tinh tạo hợp tử. 	(0.25điểm)
 2. Những điểm khác nhau. 
Định luật phân li
Định luật phân li độc lập
 Phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng
Phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng.
0.25điểm
F1 dị hợp 1 cặp gen (Aa) tạo ra 2 loại giao tử
F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb) tạo ra 4 loại giao tử.
0.25điểm
F2 có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3 : 1
F2 có 4 kiểu hình với tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1
0.25điểm
F2 có 4 tổ hợp với 3 kiểu gen.
F2 có tổ hợp với 9 kiểu gen.
0.25điểm
F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp.
F2 xuất hiện biến dị tổ hợp.
0.25điểm
Câu 2:
1.Cơ chế phân tính đực, cái ở loài động vật phân tính
Giải thích:
 Trong mỗi loài động vật phân tính luôn có hiện tượng: một giới mang cặp NST giới tính XX và giới còn lại mang cặp NST giới tính XY.
 Cơ chế tạo ra sự phân tính đực, cái do sự kết hợp giữa phân li cặp NST giới tính trong giảm phân tạo giao tử và tổ hợp NST giới tính trong thụ tinh tạo hợp tử. (0.25điểm)
Trong giảm phân tạo giao tử:
 Do sự phân li của cặp NST giới tính, dẫn đến
Giới tính cặp NST giới tính XY tạo 1 loại giao tử duy nhất mg X, gọi là đồng giao tử.
Giới mang cặp NST giới tính XY tạo 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là loại mang X và loại mang Y; được gọi là giới dị giao tử.	(0.5điểm)
Trong thụ tinh tạo hợp tử:
Do sự tổ hợp NST giới tính từ các giao tử trong thụ tinh dẫn đến:
Nếu 2 giao tử đều mang X kết hợp, tạo hợp tử XX.
Nếu giao tử mang X kết hợp giao tử Y tạo hợp tử XY.
Hai loại hợp tử XX và XY phát triển thành hai giới đực, cái khác nhau. (0.5điểm)
Sơ đồ minh hoạ:
P: 	Giới đồng hợp tử 	 * 	giới dị giao tử
	XX	XY
GP: 	X	 	X	Y
 F: 
X
Y
X
XX
XY
(0.5điểm)
 2) Tỉ lệ đực cái của mỗi loài luôn xấp xỉ 1:1
 Do ở mỗi loài luôn có hiện tượng: có một giới chỉ tạo một loại giao tử duy nhất mang NST giới tính X, và giới còn lại tạo 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là loại mang X và loại mang Y.
 Các giao tử trên tổ hợp, vì vậy dẫn đến tỉ lệ đực : cái ở mỗi loại luôn xấp xỉ 1:1.
(0.5điểm)
Câu 3.
Bộ NST đặc trưng ở loài sinh sản vô tính được ổn định qua các thế hệ
 Sinh sản vô tính là quá trình sinh sản dựa vào sự nguyên phân của tế bào, trong nguyên phân sự kết hợp giữa sự nhân đôi NST (ở kì trung gian) và sự phân li NST ở (kì sau) là cơ chế để bộ NST đặc trưng của loài được ổn định từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác, từ cơ thể này sang cơ thể khác.	(1điểm)
Bộ NST đặc trưng ở loài sinh sản hữu tính ổn định qua các thế hệ
 Sinh sản hữu tính là sự sinh sản dựa vào hai quá trình giảm phân và thụ tinh.
Trong giảm phân: NST xảy ra nhân đôi 1 lần (ở kì trung gian I) và phân li 2 lần (ở kì sau 1 và kì sau II) dẫn đến tạo ra bộ NST đơn bội (n) trong các giao tử.
(0.5điểm)
Trong thụ tinh: khi 2 giao tử đực và cái kết hợp dẫn đến xảy ra sự tổ hợp của 2 bộ NST đơn bội (n) của 2 giao tử, tạo trở lại bộ NST 2n trong hợp tử được hình thành.
Vậy sự kết hợp hai quá trình giảm phân và thụ tinh giúp cho bộ NST đặc trưng của loài được ổn định qua các thế hệ cơ thể khác nhau. (0.5điểm)
Ngoài ra nguyên phân còn tạo ra sự ổn định của bộ NST từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác của cùng một cơ thể ở loài sinh sản hữu tính. (0.5điểm)
Câu 4. Hạt vàng là tính trạng trội; hạt xanh là tính trạng lặn	(0.25điểm)
 Quy ước: Gen A : Hạt vàng 
 Gen a : Hạt xanh
	Gen B : Hạt trơn
	Gen b : Hạt nhăn 	(0.5điểm)
 Pt/c : Hạt vàng, nhăn	Aabb
	Hạt xanh, trơn aaBB	(0.5điểm)
Sơ đồ lai:
 	P:	(Hạt vàng, nhăn)	AAbb	x	aaBB	(Hạt xanh, trơn)
 GP:	 Ab	 aB	(0.25điểm)
 F1:	 AaBb (100% đậu hạt vàng, trơn) (0.5điểm)
2. F1: 	 AaBb	x	 AaBb
 GF1: AB, Ab, aB, ab 	 AB, Ab, aB, ab	(0.25điểm)
 F2:
AB
Ab
aB
Ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
Aabb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
Tỷ lệ kiểu gen F2: 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb : 1AAbb : 2Aabb : 1aaBb : 1aabb.
Tỷ lệ kiểu hình F2: 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.	
(0.75điểm)
 Khánh Cường, ngày 08 tháng 2 năm 2009
BGH KÝ DUYỆT Người duyệt đề thi	 Người hướng dẫn chấm 	
	 Vũ Thị Bích Nga

File đính kèm:

  • docDE THI VAO LOP 10 - MON SINH.doc
Đề thi liên quan