Đề thi Tiếng Việt 5 - Đề 17

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Tiếng Việt 5 - Đề 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 17
Câu 1: Trong các câu thơ dưới đây của Bác Hồ, nghĩa của từ xuân (in đậm) có gì khác nhau:
	a/ Xuân này kháng chiến đã năm xuân
	b/ Sáu mưới tuổi hãy còn xuân chán
	 So với ông Bành vẫn thiếu niên.
	c/ Mùa xuân là Tết trồng cây
	 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Câu 2: Tìm những từ cùng nghiac chỉ màu đen để điền vào chỗ trống trong các từ dưới đây:
	Bảng..; vải; đũa; mắt..; ngựa..; chó.
Câu 3: Nghĩa của các câu trong từng cặp câu sau có gì khác nhau:
	a/	 - Vì bão lớn nên cây đổ.
	- Nếu bão lớn thì cây đã đổ.
	b/	- Nếu nó học chăm thì nó thi đỗ.
	- Nếu nó học chăm thì nó đã thi đỗ.
Câu 4:	“ Con đi trăm núi ngàn khe
	Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.”
	Theo em, trong câu thơ trên, trăm có bằng 99 + 1 và ngàn có bằng 999 + 1 hay không? Vì sao?
Câu 5: Tả một ca sĩ đang biểu diễn. (Bài viết dài khoảng 20 – 25 dòng).
 GIẢI ĐÁP – GỢI Ý
________________
Câu 1: Trong câu thơ “Xuân này kháng chiến đã năm xuân”, xuân ở đầu câu chỉ mùa xuân, xuân ở cuối câu chỉ năm, một năm (lấy bộ phận chỉ toàn thể).
	- Trong câu thơ “ Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán”, xuân có nghĩa : trẻ trung, đầy sức sống.
	- Trong “Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, xuân chỉ sự tươi đẹp, đầy triển vọng.
Câu 2: Các từ cũng nghĩa chỉ màu đen được sử dụng để điền vào chỗ trống như sau: bảng đen, vải thâm, gạo hẩm, đũa mun, mắt huyền, ngựa ô, chó mực.
Câu 3: Nghĩa của các câu trong từng cặp khác nhau ở chỗ:
a)	- Vì bão lớn nên cây đổ: Giải thích nguyên nhân của cây đỗ là do bão lớn.
	- Nếu bão lớn thì cây đã đổ: Nêu giả thiết nếu bão lớn thì cây đã đỗ, để khẳng định : bão không lớn.
b)	- Nếu nó chăm học thì nó thi đỗ: Nêu giả thiết nếu học chăm thì thi đỗ.
	- Nếu nó học chăm thì nó đã thi đỗ: Từ giả thiết nêu ra, người viết muốn khẳng định: nó học chưa chăm.
Câu 4: Trong câu thơ này, trăm không phải con số chính xác 99+ 1 và ngàn không phải là 999 + 1. Trăm và ngàn ở đây được hiểu theo nghĩa bóng, chỉ số nhiều. Dòng thơ “Con đi trăm níu ngàn khe” muốn nói: con đã đi qua rất nhiều núi, nhiều khe, đã vượt qua rất nhiều khó khăn gian khổ trên những dặm đường kháng chiến.
Câu 5: Bài viết dài khoảng 20 – 25 dòng, viết đúng thể loại bài văn miêu tả (kiểu bài tả người). Nội dung bài viết cần nêu được những ý cơ bản sau:
	- Nói rõ ca sĩ đó là ai. Em xem ca sĩ biểu diễn trong hoàn cảnh nào (xem trực tiếp trên sân khấu hay xem qua màn ảnh nhở)?
	- Đặc điểm nổi bật của ca sĩ về dáng vẻ bên ngoài (gương mặt, mái tóc, làn da, trang phục), về giọng hát (cao hay trầm, truyền cảm nhiều hay ít), về phong cách biểu diễn, diễn xuất trên sân khấu Cần tả kĩ về hoạt động biểu diễn của ca sĩ (hoạt động phát âm, hoạt động của tay chân, thân mình, nét mặt). Bài viết phải đảm bảo được các yêu cầu về chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt, trình bày

File đính kèm:

  • docĐỀ 17.doc