Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 24

doc6 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 3087 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI 
BIÊN SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI
Môn: Ngữ Văn
Thời gian: 120 phút
 Sở GD&ĐT Tây Ninh
Trường THPT Dương Minh Châu
I/ MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh lớp 12.
 Đánh giá việc vận dụng kiến thức kĩ năng đã học ; viết một bài NL.
 Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu các đơn vị tri thức:
 + Kiến thức văn học: Các văn bản đọc hiểu trong và ngoài chương trình ngữ văn 12.
 + Kiến thức Tiếng Việt về biện pháp tu từ, từ ngữ, ngữ pháp...
 + Kĩ năng làm văn NLVH và NLXH.
II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận
III/ THIẾT LẬP MA TRẬN
 MA TRẬN ĐỀ THI – MÔN NGỮ VĂN 12
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Cộng
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU( 5 Điểm)
1.Đoạn văn đầu truyện ngắn Vợ Nhặt
Nghệ thuật đặc sắc của đoạn văn
Đại ý của đoạn văn
Số câu:1
Tỉ lệ: 20%
10% x 10điểm =1,0đ
10% x 10điểm =1,0đ
20% x10điểm =2,0đ
2. Đoạn thơ trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi
Nhận biết biện pháp tu từ trong đoạn thơ
Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ
Số câu: 1
Tỉ lệ: 30%
10 x10điểm =1,0đ
20% x 10điểm =2,0đ
30% x10điểm =3,0đ
PHẦN II: LÀM VĂN (5 Điểm)
NLXH
Vận dụng kĩ năng làm văn nghị luận và kiến thức từ cuộc sống để viết bài văn nghị luận xã hội
Số câu: 1
Tỉ lệ: 50%
50% x10điểm =5,0đ
50% x10điểm =5,0đ
NLVH
Vận dụng kĩ năng làm văn nghị luận và kiến thức văn học để viết bài văn nghị luận văn học- phân tích nhân vật
Số câu: 1
Tỉ lệ: 50%
50% x10điểm =5,0đ
50% x10điểm =5,0đ
ĐỀ THI ĐƯỢC BIÊN SOẠN THEO MA TRẬN
Thời gian: 120 phút
I/ PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU( 5 điểm)
 Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi ( 2 điểm)
 “ Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta thường nói: nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng . Thế thì con gái nó còn bao giờ biết xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra: Cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra.” 
 ( Trích Vợ Chồng A Phủ - Tô Hoài)
a/ Đoạn văn trên nói về vấn đề gì? ( 1 điểm)
b/ Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc trong đoạn văn trên? ( 1 điểm)
Câu 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi (3 điểm)
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
 ( Trích Đất Nước – Nguyễn Đình Thi) 
a/ Hãy xác định các câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên? Đó là biện pháp tu từ gì, chỉ rõ? (2 điểm)
b/ Việc sử dụng biện pháp tu từ đó có tác dụng gì? ( 1điểm)
II/ PHẦN II: LÀM VĂN (5 điểm)
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Trong Một góc nhìn tri thức – NXB Trẻ TPHCM năm 2002 có viết: “ Bước vào thế kỉ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới...Nếp nghĩ Sùng ngoại hay bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của Đất nước”. Anh/ chị nghĩ như thế nào? ( 5 điểm)
Đề 2: Những suy nghĩ và đánh giá của anh/ chị về người Vợ nhặt – người đàn bà không tên trong truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân ( 5 điểm)
Hết
ĐÁP ÁN
Nội dung
Điểm
I.PHẦN ĐỌC – HIỂU ( 5 điểm)
Câu 1: ( 2đ) Đọc đoạn văn trích Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài “ Ai ở xa về...con trai thống lí Pá Tra”, trả lời câu hỏi:
a/ giới thiệu thân phận và sự vất vả của Mị ở nhà thống lí Pá Tra
b/ Miêu tả và liệt kê
1,0
1,0
Câu 2: (3 điểm) Đọc đoạn thơ, trích Đất Nước của Nguyễn Đình Thi và trả lời câu hỏi:
 a/ Câu 1,2; Câu 3,4,5 có sử dụng biện pháp tu từ. Đó là phép lặp cú pháp ( câu 1,2) và lặp từ ( câu 3,4, 5)
 b/ Tác dụng:
*Câu 1,2: Khẳng định chủ quyền của dân ta. Trời xanh, núi rừng là hình ảnh cụ thể của đất nước. Mấy tiếng “là của chúng ta” nhấn mạnh quyền làm chủ đất nước.
*Câu 3,4,5: Khẳng định tư thế, vai trò làm chủ đất nước của con người.
1,0
1,0
1,0
II.PHẦN II: LÀM VĂN ( 5 điểm)
 Đề 1: Trong Một góc nhìn tri thức – NXB Trẻ TPHCM năm 2002 có viết: “ Bước vào thế kỉ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới...Nếp nghĩ Sùng ngoại hay bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của Đất nước”. Anh/ chị nghĩ như thế nào? ( 5 điểm)
a. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận xh. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả
 b. Yêu cầu về kiến thức: Hs có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, làm rõ được các ý sau:
- Nêu được vấn đề nghị luận: Nếp nghĩ “Sùng ngoại hay bài ngoại quá mức” sẽ cản trở sự phát triển của Đất nước
- giải thích Nếp nghĩ: là một thói quen, sở thích
- Giải thích Sùng ngoại: Tư tưởng hướng ngoại, thích, học đòi những kiểu, cách sống hiện đại, văn minh nước ngoài.
-giải thích bài ngoại: Ngược lại sùng ngoại – luôn chỉ trích, chê bai những kiểu sống, cách sống văn minh, tiến bộ của nước ngoài.
- Đó là hai nếp nghĩ khác nhau vốn đang tồn tại trong xã hội ngay trong thời điểm đất nước hội nhập. Thế nhưng, một trong hai nếp nghĩ này đều quá mức thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của Đất nước. Đây là một quan điểm, một cái nhìn tích cực, đúng đắn.
+ Sùng ngoại quá mức: tư tưởng hướng ngoại đang dần ăn sâu vào trong tư tưởng, hành động của con người. Hiện nay, đặc biệt là giới trẻ đang cuồng nhiệt với tư tưởng hướng ngoại. Ví dụ: Thích mua sắm quần áo, phụ kiện hàng nước ngoài bởi họ cho rằng nó còn rẻ hơn hàng trong nước; Trong giao tiếp chêm xen vào những câu ngoại ngữ để chứng tỏ mình hiện đại, thời thượng; Ăn uống thì chê món ăn của người Việt, khen đáo để món ăn của nước ngoài... Như vậy vô tình các bạn đã làm xấu đi hình ảnh của đất nước mình.
+ Bài ngoại quá mức: Thái độ sống không tiếp thu cái mới, chỉ biết chê bai là một thái độ sống tiêu cực. ... Thực ra, hướng ngoại đúng cách ta có thể tiếp thu, học hỏi được nhiều để xây dựng đất nước mình cho tốt đẹp, văn minh hơn.
 Ví dụ: chúng ta có thể học tập văn hóa, ứng xử của người Nhật, văn hóa giữ gìn vệ sinh công cộng của nước bạn Singapor, giáo dục của các nước tiên tiến...
-Hai nếp nghĩ này quá mức sẽ cản trở sự phát triển của Đất nước về nhiều mặt.Chúng ta nên biết cân nhắc dung hòa giữa giữ gìn và tiếp thu để phát triển đất nước.
-Nêu ý nghĩa của vấn đề trong hoàn cảnh đất nước hội nhập. Bài học bản thân.
0,5
1,0
0,25
1,25
1,25
0,25
0,5
Đề 2: Những suy nghĩ và đánh giá của anh/ chị về người Vợ nhặt – người đàn bà không tên trong truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân ( 5 điểm)
a. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận xh. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả
0,5
b. Yêu cầu về kiến thức: Hs có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, làm rõ được các ý sau:
- giới thiệu vấn đề - nhân vật người Vợ nhặt
0,5
- Hoàn cảnh của Thị: Thị xuất hiện trong tác phẩm khi nạn đói tràn về xóm ngụ cư, cái đói, cái chết đang đe dọa người dân. Thị cũng như bao người dân khốn cùng của xóm ngụ cư: không rõ quê quán, không nghề nghiệp, đói rách.
0,75
- Vì đói mà phải đánh mất lòng tự trọng, sẵn sàng đi theo một người đàn ông xa lạ về nhà làm vợ không cưới hỏià Thị là người phụ nữ đáng thương, chỉ vì hoàn cảnh mà phải mang tiếng theo trai, vì đói mà trở nên đanh đá, chao chát.
1,0
- Nhưng vẫn là người có tư cách:
+ Trên đường về cũng ngượng ngùng, xấu hổ, mất đi cái vẻ đanh đá, chao chát.+ Ra mắt mẹ chồng trong tư thế khép nép và tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp.
+ Làm vợ Tràng, Thị đã tìm thấy được sự đầm ấm gia đình nên đã hoàn toàn thay đổi tính cách trong buổi sáng hôm sau: trở thành một người vở đảm đang, một cô con dâu ngoan, làm việc tự nguyện chăm chỉ.
+ Chính Thị là người đã thắp nên niềm tin và hy vọng của mọi người khi kể chuyện về Việt Minh ở Thái Nguyên cướp kho thóc nhật chia cho dân
*Là nhân vật có phẩm chất, có tư cách của một người phụ nữ Việt Nam- Dù trong hoàn cảnh nào người phụ nữ vẫn khát khao một mái ấm gia đình, hạnh phúc. Nhân vật người vợ nhặt góp phần tô đậm hiện thực nạn đói và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
1,5
0,75
Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật
0,5
 .Hết.

File đính kèm:

  • docDE TOT NGHIEP SOAN THEO HUONG MOI.doc