Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 19

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TÂY NINH
 TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT
NĂM HỌC: 2013 – 2014
GV: Hà Thị Thương Huyền
Câu 1. Đọc và trả lời các câu hỏi sau (3đ)
a) Đoạn văn sau nói về vấn đề gì? Hãy đặt tên cho đoạn trích (1 điểm)
“Mưa mùa xuân xôn xao, phới phới. Những hạt mưa nhỏ bé, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt”.
 (Tiếng mưa, Nguyễn Thị Thu Trang)
- Nội dung của đoạn văn: Đoạn văn miêu tả về tiếng mưa mùa xuân và sự thay đổi của vạn vật nhờ có những cơn mưa mùa xuân.
- Đặt tên: có thể đặt tên cho đoạn trích: Tiếng mưa; Mưa mùa xuân.
b) Đây là một đoạn văn nháp, trong đó còn mắc phải một số lỗi về ngữ pháp, chính tả, dùng từ, logic... Anh, chị hãy chỉ ra những sai sót đó. (1 điểm)
Phan Bội Châu đã tố cáo bọn thực dân Pháp bốc lột nhân dân ta về thuế má nhưng ông cũng không chần chừ mà vạch chần bọn thực dân Pháp cướp bốc nhân dân ta
Gợi ý đáp án:
- Lỗi chính tả: bốc lột → bóc lột; vạch chần → vạch trần; cướp bốc → cướp bóc
- Lỗi dùng từ: chần chừ → ngần ngại
- Lỗi logic: Không có sự đối lập hay trái ngược giữa hai vế, nên dùng từ nhưng là không thích hợp. Giữa 2 vế có quan hệ liệt kê hoặc tăng tiến về ý nghĩa. Có thể chữa lại:
Phan Bội Châu đã tố cáo bọn thực dân Pháp bốc lột nhân dân ta về thuế má, hơn nữa ông cũng không chần chừ mà vạch chần bọn thực dân Pháp cướp bóc nhân dân ta ở nhiều lĩnh vực khác nữa.
c) Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau (1 điểm):
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Gợi ý đáp án:
- Biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong hai câu thơ trên là phép đối
- Giá trị của phép đối trong câu thơ trên là tạo nên vẻ đẹp cân xứng trong xếp đặt từ ngữ, ý nghĩa nhằm nhấn mạnh ý nghĩa cuộc chia tay của hai nhân vật Thúy Kiều và Thúc Sinh. Hai câu thơ như chia đều nỗi nhớ, chia đều sự xa cách, chia đều sự cô đơn cho hai người trong cảnh biệt ly.
Câu 2. Thí sinh chọn 1 trong 2 đề sau: (7 điểm)
2.a. Có ý kiến xem quan điểm nghệ thuật của phóng viên báo ảnh trong Chiếc thuyền ngoài xa với quan điểm của tác giả Nguyễn Minh Châu chỉ là một. ý kiến của anh (chị) về điều này.
Gợi ý đáp án:
- Nêu vấn đề cần nghị luận
- Về quan điểm nghệ thuật của nghệ sĩ Phùng và quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu: Thực ra, quan điểm của nghệ sĩ Phùng và quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu không hoàn toàn trùng khít, nên không thể đồng nhất làm một.
+ Nhìn chiếc thuyền ngoài xa, nhân vật lúc đầu đã ngộ nhận, còn tác giả thì không hề ngộ nhận.
+ Những vấn đề mà tác giả đưa vào tác phẩm , không chỉ đơn thuần là quan điểm nghệ thuật mà còn là quan điểm về cách mạng, về vấn đề giải phóng con người, về môi trường giáo dục,.
- Đánh giá, nhận xét chung.
2.b. Bài học cuộc sống được rút ra từ hai câu thơ của Chế Lan Viên trong bài “Tiếng hát con tàu”:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
Gợi ý đáp án:
- Nêu vấn đề cần nghị luận
- Thứ nhất, thí sinh cần rút ra bài học cuộc sống được rút ra từ hai câu thơ của Chế Lan Viên “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Có thể có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng ý chung nhất mà ai cũng thấy toát lên từ hai câu thơ ấy là lời nhắn nhủ:
+ Trong cuộc sống, những gì đơn giản, gần gũi quanh ta thường bình thường nhưng sẽ trở nên vô cùng quý giá khi ta đã rời xa chúng.
+ Do đó, phải biết yêu thương, quý trọng, nâng niu những gì gần gũi, thân thiết ngay khi ta đang sống bên chúng.
+.
- Thứ hai, thí sinh đi vào phát biểu, bàn luận về bài học đã nêu ra.
- Đánh giá, nhận xét chung.

File đính kèm:

  • docDE THI TN. MOI.doc