Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 18

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
Trường THPT Trần Quốc Đại
Tham khảo
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài:120 phút .
Phần I: Đọc- hiểu văn bản
 Câu 1 (2,0 điểm). 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
 “ Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
 Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
 Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
 Chiếc nôi ngừng bổng gặp cánh tay đưa ’’
 (Trích “ Tiếng hát con tàu’’của Chế Lan Viên
 a/ Đoạn thơ trên sử dụng bút pháp nghệ thuật nào ? Tác dụng của nó như thế nào?
 b/ “Con gặp lại nhân dân’’ nghĩa là gì? Ý nghĩa của đoạn thơ?
Câu 2 (2,0 điểm).
Trong truyện ngắn “ Những đứa con trong gia đình’’ của Nguyễn Thi,có lời thoại: “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế đặng bề nước non”.
a/ Câu nói trên của nhân vật nào? Nói về những ai, với thái độ như thế nào? 
b/ Cảm nhận của anh/ chị về câu nói trên?
Phân II: Viết văn bản( Làm văn):HS chọn 1 trong 2 câu sau:
Câu 1 (6,0 điểm).
 Trong bài viết Nhìn về vốn văn hoá dân tộc Trần Đình Hượu có viết: “ Nhìn vào lối sống, quan niệm sống, ta có thể nói người Việt Nam sống có văn hoá, người Việt Nam có nền văn hoá của mình. Những cái thô dã, những cái hung bạo đã bị xoá bỏ để có cái nền nhân bản. Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là thiết thực, linh hoạt , dung hoà.”
Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của mình về văn hoá Việt Nam trong thời kì hội nhập?
Câu 2( 6,0 điểm).
Trong đoạn trích “ Đất Nước” Nguyễn Khoa Điềm viết:
 Trong anh và em hôm nay 
 Đều có một phần đất nước
 Khi hai đứa cầm tay
 Đất nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
 Khi chúng ta cầm tay mọi người
 Đất nước vẹn tròn, to lớn
 Mai này con ta lớn lên 
 Con sẽ mang đất nước đi xa
 Đến những tháng ngày mơ mộng
 Em ơi em đất nước là máu xương của mình
 Phải biết gắn bó và san sẻ
 Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
 Làm nên đất nước muôn đời...
 Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ trên? Anh/ chị sẽ làm gì để góp phần xây dựng đất nước trong tương lai?
	----------------------------------------------------HẾT------------------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN:
Phần I: Đọc- hiểu văn bản
 Câu 1 (2,0 điểm). 
a/ - Nghệ thuật: So sánh.(0,5đ)
Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh và so sánh niềm vui, niềm hạnh phúc của nhà thơ khi được găp lại nhân dân( 0,5đ)
b/ - “ Con gặp lại nhân dân” nghĩa là nhà thơ- người cách mạng trở lại vùng đất Tây Bắc và được găp lại những con người đã gắn bó trong kháng chiến.(0,5đ)
Ý nghĩa đoạn thơ: Thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ của nhà thơ khi được trở lại vùng đất Tây Bắc, vùng đất kháng chiến năm xưa với những tình cảm ấm áp, gắn bó mật thiết.(0,5đ)
Câu 2( 2,0 điểm).
a/ - Câu nói trên của chú Năm, nói về Việt và Chiến, với thái độ khen ngợi.(1,0)
b/- Câu nói của chú Năm khen ngợi chị em Chiến vừa đảm việc nhà, vừa giỏi việc nước. Chúng ta cần có ý thức học hỏi tinh thần và sự chu đáo của họ đối với gia đình, quê hương đất nước.(1,0)
Phân II: Viết văn bản( Làm văn):HS chọn 1 trong 2 câu sau:
Câu 1 (6,0 điểm).
 a/ Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn NLXH. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát,không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b/ Yêu cầu về kiến thức: Nêu được các ý chính sau đây:
- Nêu được vấn đề nghị luận( Văn hoá VN trong thời kì hội nhập) (1,0)
- Những biểu hiện của văn hoá VN: Dựa vào ngữ liệu trong đề bài( 1,0)
- Tinh thần chung của văn hoá VN trong thời kì hội nhập cần: Thiết thực, linh hoạt, dung hoà.(1,0)
- Bản sắc văn hoá dân tộc cần được gìn giữ và phát huy những mặt tích cực: Sống có văn hoá, trên cái nền nhân bản,tiếp nhận các nền văn hoá trên thế giới cần chú ý đến sự phù hợp, biến đổi,và linh hoạt.(1,0)
- Bày tỏ ý kiến về những ảnh hưởng xấu của sự du nhập văn hoá không lành mạnh hiện nay(1,0)
- Nêu ý nghĩa của việc gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc và bài học về việc rèn luyện để sống có văn hoá.(1,0)
Câu 2( 6,0điểm).
a/ Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn thơ, cách cảm nhận một đoạn thơ, bày tỏ được ý kiến cá nhân với vấn đề nghị luận. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b/ Yêu cầu về kiến thức: Cần làm rõ các ý chính sau:
Nêu được vấn đề cần nghị luận(1,0)
Cảm nhận chung về đoạn thơ:
+ Đất nước có trong mỗi con người, gắn giữa cái riêng với cái chung, cá nhân với cộng đồng(1,0)
+ Đất nước sẽ tươi sang trong tương lai nhờ thế hệ mai sau( 1,0)
+Ý thức trách nhiệm đối với đất nước: Phải biết gắn bó và san sẻ, phải biết hoá thân ch dáng hình xứ sở.( 1,0)
Nghệ thuật: Lời thơ trữ tình sâu lắng, lời nhắn nhũ thiết tha cùng nghệ thuật:Điệp từ, từ ngữ tăng tiến,từ ngữ khẳng định(1,0)
Đánh giá chung và bản thân cần làm gì để xây dựng đất nước, ý thức bảo vệ đất trong tương lai(1,0)

File đính kèm:

  • docDE THI TN 2014-TRUONG THPT TRÂN QUỐC ĐẠI.doc