Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 16

doc4 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 3411 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2013-2014
 MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 (120 phút)
(gồm 01 trang)
1. Đọc và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: (6/20 điểm)
a/ Đặt dấu câu cần thiết vào vị trí thích hợp để đảm bảo sự trong sáng của đoạn văn và đặt tên cho đoạn văn: (2đ) 
(...)Nhưng trong Truyện Kiều còn có bao nhiêu người khác có chàng Kim con người rất mực chung tình có Thúy Vân cô em gái ngoan có Hoạn Thư người đàn bà có bản lĩnh khác thường biết điều mà cay nghiệt có Thúc Sinh anh chàng sợ vợ có Từ Hải chợt hiện ra chợt biến đi như một vì sao lạ mỗi người một cá tính khó quên đối với bọn nhà chứa ngòi bút của Nguyễn Du không tò mò Nguyễn Du ngại bới ra những gì quá dơ dáy Nguyễn Du chỉ ghi vội vài nét nhưng chỉ vài nét cũng đủ khiến cả cái xã hội ghê tởm đó sống nhơ nhúc dưới ngòi bút của Nguyễn Du với cái màu da “nhờn nhợt” của Tú Bà cái bộ mặt “mày râu nhẵn nhụi” của Mã Giám Sinh cái vẻ chải chuốt dịu dàng của Sở Khanh cái miệng thề “xoen xoét” của Bạc Bà Bạc Hạnh.
(Theo Hoài Thanh toàn tập, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội)
b/ Hãy diễn đạt nội dung sau theo phong cách ngôn ngữ khoa học: (2 đ)
“Sông Đà khai sinh ở huyện Cảnh Đông tỉnh Vân Nam, lấy tên là Li Tiên (theo Dư địa chí của nguyễn Trãi thì tên Trung Quốc của Sông Đà là Bả Biên Giang) mà đi qua một vùng núi ác, rồi đến gần nửa đường thì xin nhập quốc tịch Việt Nam, trưởng thành mãi lên và đến ngã ba Trung Hà thì chan hòa vào sông Hồng. Từ biên giới Việt –Trung tới ngã ba Trung Hà là 500 cây số lượn rồng rắn, và tính toàn thân Sông Đà thì chiều dài là 883 nghìn thước mét chảy qua hai nước Việt Nam, Trung Quốc xóm giềng”.
 (Nguyễn Tuân, Người lái đò Sông Đà)
c/ Chỉ ra phép điệp âm đầu và tác dụng của chúng trong hai câu thơ sau (2 đ):
“Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
 Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên”
(Tố Hữu, Nước non ngàn dặm)
2. Viết một đoạn văn khoảng 30 dòng giới thiệu với mọi người về quê hương của anh, chị. (6/20 đ)
3. Qua tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, anh (chị) hãy làm rõ chân lý tất yếu trong cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân miền Nam lúc đó. (8/20đ) 
.Hết.
Đáp án
Câu 1
Đọc và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:
6 đ
a/ Đặt dấu câu cần thiết vào vị trí thích hợp để đảm bảo sự trong sáng của đoạn văn và đặt tên cho đoạn văn:
2đ
-Đặt dấu câu cần thiết vào vị trí thích hợp :
(...)Nhưng trong Truyện Kiều còn có bao nhiêu người khác. Có chàng Kim, con người rất mực chung tình, có Thúy Vân, cô em gái ngoan, có Hoạn thư,người đàn bà có bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt, có Thúc Sinh, anh chàng sợ vợ, có Từ Hải chợt hiện ra, chợt biến đi như  một vì sao lạ, mỗi người một cá tính khó quên. Đối với bọn nhà chứa, ngòi bút của Nguyễn Du không tò mò, Nguyễn Du ngại bới ra những gì quá dơ dáy, Nguyễn Du chỉ ghi vội vài nét. Nhưng chỉ vài nét cũng đủ khiến cả cái xã hội ghê tởm đó sống nhơ nhúc dưới ngòi bút của Nguyễn Du với cái màu da “nhờn nhợt” của Tú Bà, cái bộ mặt “mày râu nhẵn nhụi” của Mã Giám Sinh , cái vẻ chải chuốt dịu dàng của Sở Khanh cái miệng thề “xoen xoét” của Bạc Bà, Bạc Hạnh.
1đ
- Đặt tên: Nhân vật của Truyện Kiều, Nhân vật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều...
1đ
 b/ Hãy diễn đạt nội dung sau theo phong cách ngôn ngữ khoa học:
2đ
“Sông Đà bắt nguồn từ huyện Cảnh Đông, tỉnh Vân Nam, có tên là Li Tiên (theo Dư địa chí của nguyễn Trãi thì tên Trung Quốc của sông Đà là Bả Biên Giang) . Sau khi vượt qua một vùng núi hiểm trở, đến gần nửa độ dài thì vào lãnh thổ Việt Nam. Từ đây sông Đà to, rộng hơn, đến ngã ba Trung Hà thì hợp lưu với sông Hồng. Từ biên giới Việt –Trung đến ngã ba Trung Hà là 500 ki-lô-mét, trong tổng chiều dài là 883 ki-lô-mét sông Đà chảy qua hai nước Việt Nam, Trung Quốc ”.
 c/ Chỉ ra phép điệp âm đầu và tác dụng của chúng trong hai câu thơ sau :
“Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
 Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên”
 2 đ 
 -Điệp âm đầu ở các từ ngữ: nỗi niềm, mà mưa, xối xả, trắng trời, Thừa Thiên.
-Tác dụng: miêu tả những cơn mưa mạnh mẽ, liên tiếp; bộc lộ cảm xúc da diết nhớ thương của tác giả đối với quê hương.
1 đ
1 đ
Câu 2
Viết một đoạn văn khoảng 30 dòng giới thiệu với mọi người về quê hương của anh, chị.
6 đ
1.Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách viết một đoạn văn thuyết minh, đoạn văn có kết cấu chặt chẽ : luận điểm, luận cứ rõ ràng, giữa các câu có liên kết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận.
2.Yêu cầu về kiến thức:
-Có những hiểu biết về con người và cuộc sống ở quê hương. Có tình cảm gắn bó và tình yêu sâu đậm với quê hương. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau:
-Giới thiệu nét đặc biệt của quê hương.
1 đ
-Cung cấp những tri thức cần thiết về những đặc điểm nổi bật về quê hương (cảnh đẹp, nghề nghiệp, đặc sản.)
3 đ
-Tình cảm đối với quê hương
2 đ
Câu 3
Qua tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, anh (chị) hãy làm rõ chân lý tất yếu trong cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân miền Nam lúc đó.
8 đ
1.Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách phân tích một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi, bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận.
2.Yêu cầu về kiến thức:
-Trên cơ sở vận dụng được những hiểu biết về Nguyễn Trung Thành, về tác phẩm “Rừng xà nu” (hoàn cảnh ra đời, giá trị bao trùm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ). Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau:
-Nêu được vấn đề cần nghị luận: chân lý tất yếu trong cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân miền Nam lúc đó: Dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng. 
1 đ
+Khi chưa cầm vũ khí, làng Xô Man cũng đầy đau thương: Bọn giặc đi lùng như hùm beo, tiếng kêu khóc dậy cả làng, ngọn roi của chúng không từ một ai. Anh Xút bị treo cổ, bà Nhan bị chặt đầu, mẹ con Mai bị chết rất thảm.Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương.
1, 5 đ
+Khi Tnú chưa cầm vũ khí: “Tnú không cứu được vợ con”, bị tra tấn ba năm, bị đốt mười đầu ngón tay 
1,5 đ
+Khi Tnú và dân làng cầm vũ khí: Cụ Mết : “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”làng Xô Man đã nổi dậy “ào ào rung động”, xác 10 tên giặc ngổn ngang  Lửa xà nu tắt trên tay Tnú, Tnú có 3 năm cầm vũ khí, bàn tay được hồi sinh, Tnú sống trong cảm giác tìm lại được những gì mình đã mất. 
3 đ
-Đánh giá chung về chân lý được thể hiện qua cuộc đấu tranh của dân làng Tây Nguyên.
1 đ
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

File đính kèm:

  • docĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2014.doc