Đề thi thử DDại học lần 2- Môn: Hóa học

doc6 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử DDại học lần 2- Môn: Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐHKH HUẾ Đề thi thử đại học lần 2-năm 2014
KHỐI CHUYÊN THPT Môn: Hóa học
 Thời gian làm bài: 90 phút ( 60 câu trắc nghiệm )
 (Đề thi gồm có 06 trang)
Cho H=1, Li=7, Be=9, C=12, N=14, O=16, Na=23, Mg=24, Al=27, P=31, S=32, Cl=35,5; K=39, Ca=40, Cr=52, Fe=56, Cu=64, Zn=65, Sn=119, Ba=137.
 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu và bảng hệ thống tuần hoàn)
Họ và tên thí sinh:........................................................... Số báo danh:.......................... Mã Đề: 209
I. Phần chung cho tất cả thí sinh: 40 câu (từ câu 1 đến câu 40). 
Câu 1: Cho 5,76 g một axit hữu cơ đơn chức mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 g muối của axit hữu cơ. CTCT thu gọn của axit này là:
A.  C2H3COOH.	B.  CH3COOH.	C.  C2H5COOH.	D.  HCOOH.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Các dung dịch KF, NaCl, KBr, NaI đều có pH=7.
B. Các dung dịch KNO2, (NH4)2CO3, KBr, CH3COONa đều có pH>7.
C. Các dung dịch NaAlO2, K3PO4, AlCl3, Na2CO3 đều có pH>7.
D. Các dung dịch NH4Cl, KH2PO4, CuCl2, Mg(NO3)2 đều có pH<7.
Câu 3: Cho 2-metylpropan-1,2,3-triol tác dụng với CuO dư đun nóng thì thu được chất có công thức phân tử là:
A. C4H6O3.	B. C4H4O3.	C. C5H10O3.	D. C4H8O3.
Câu 4: Lấy 22,4 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,55 mol H2SO4 đặc nóng thu được khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Cô cạn X, khối lượng muối thu được là:
A. 60 gam.	B. 40 gam.	C. 84 gam.	D. 72 gam.
Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng sau:
 C2H6 → C2H5Cl → C2H5OH → CH3CHO → CH3COOH → CH3COOC2H5 → C2H5OH.
 Biết rằng sản phẩm của mỗi phản ứng trong sơ đồ chỉ gồm một chất hữu cơ. Số phản ứng oxi hóa khử trong sơ đồ trên là:
A. 5	B. 3	C. 2	D. 4
Giải: Vì sản phẩm của mỗi phản ứng là một chất hữu cơ nên CH3COOC2H5 → C2H5OH là phản ứng oxi hóa-khử (LiAlH4).
Câu 6: Cho các chất sau: axit ε-aminocaproic, axit etanđioic, etylen glicol, caprolactam, stiren, fomandehit, axit ađipic. Số chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng tạo polime là:
A. 5.	B. 4.	C. 6.	D. 3.
Câu 7: Cho m gam ancol no, mạch hở X tác dụng hoàn toàn với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 47/3) có chất hữu cơ Z và thấy khối lượng chất rắn giảm 9,6 gam. Mặt khác đốt a mol Z, thu được b mol CO2 và c mol nước; với b = a+c. Giá trị của m là:
A. 18,6.	B. 37,2.	C. 34,8.	D. 17,4.
Giải: vì sản phẩm chứa 2 liên kết pi nên 1 mol ancol, chất rắn giảm 32 gam ==> nancol=0,3==> 
m= 0,3*3*47/3*2-9,6=18,6.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Trong nhóm IIA, đi từ Be đến Ba, nhiệt độ nóng chảy các kim loại giảm dần.
B. Tất cả các kim loại kiềm và kiềm thổ đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.
C. Tính khử các kim loại giảm dần theo thứ tự Na, K, Mg, Al.
D. Trong các kim loại, Cs là kim loại mềm nhất.
Câu 9: Dãy nào sau đây gồm các kim loại có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện:
A. Ca, Cu, Fe, Au.	B. Cu, Hg, Ag, Sn.	C. Ag, Cu, Au, Al.	D. Au, Cu, Sr, Fe.
Câu 10: Chất nào sau đây là thành phần chính của khí thiên nhiên:
A. CH4.	B. N2.	C. H2.	D. C2H6.
Câu 11: Đặc tính nào sau đây chung cho phần lớn chất hữu cơ:
A. Ít tan trong benzen.	B. Các phản ứng thường xảy ra rất nhanh.
C. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.	D. Dễ bị phân hủy khi nung nóng.
Câu 12: Cho các cấu hình electron sau:
 1. 1s22s22p2. 2. 1s22s22p63s13p2. 3. 1s22s22p63s13p23d1. 
 4. 1s22s22p63s13p33d4. 5. 1s22s12p4. 6. 1s22s22p63s23p43d1. 
Số cấu hình electron không phù hợp với cấu hình của một nguyên tử là:
A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 5
HD: Lưu ý rằng đây là cả trạng thái cơ bản và kích thích nên cấu hình 3, 4, 5 không phù hợp.
Câu 13: Thủy phân 6,84 gam mantozơ trong môi trường axit thu được dung dịch X. Kiềm hóa X rồi cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 6,48 gam kết tủa. Hiệu suất của phản ứng thủy phân là:
A. 60%.	B. 80%.	C. 50%.	D. 75%.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Cr2O3 là oxit lưỡng tính, không tan trong dung dịch axit và kiềm loãng.
B. CrO là oxit bazơ, tan dễ dàng trong dung dịch axit.
C. CrO3 tan dễ trong nước, tác dụng dễ dàng với dung dịch kiềm loãng.
D. Do Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính nên crom tác dụng được với dung dịch NaOH đặc.
Câu 15: Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng:
A. với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.	B. thuỷ phân trong môi trường axit.
C. AgNO3 trong dung dịch NH3.	D. với dung dịch NaCl.
Câu 16: Cho 16 g hỗn hợp A có Fe, Mg, Al, Zn vào dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lit H2 (đktc). Cho 16g hỗn hợp A tác dụng với Cl2 dư thu 46,104 g muối. Vậy % Fe trong hỗn hợp là:
A. 22,4%.	B. 19,2 %.	C. 14,0%.	D. 16,8%.
Câu 17: Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế axit trong phòng thí nghiệm:
A. H2 + Cl2 → 2HCl.	B. NaCl(rắn) + H2SO4(đặc) → Na2SO4 + HCl ↑.
C. FeS + HCl → FeCl2 + H2S ↑.	D. Cl2 + H2O → HCl + HClO.
Câu 18: Dãy gồm các ion (không kể sự điện li của H2O) cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. Fe2+, K+, NO3, Cl.	B. Ba2+, HSO, K+, NO.
C. Al3+, Na+, S, NO.	D. Fe2+, NO, H+, Cl.
Câu 19: Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm NaCl và CuSO4 với điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi nước bị điện phân ở hai điện cực thì ngừng điện phân. Ở anot thu được 4,48 lít khí (đktc), dung dịch sau điện phân hòa tan 4,08 gam Al2O3. Giá trị lớn nhất của m là:
A. 30,04.	B. 49,00.	C. 57,98.	D. 60,08.
Câu 20: Cho các phản ứng xảy ra như sau:
 2Fe2+ + Br2 → 2Fe3+ + 2Br-. 2Fe3+ + 2I- → 2Fe2+ + I2. 
 Fe + I2 → Fe2+ + 2I-. Br2 + 2I- → 2Br- + I2. 
Dãy được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của các tiểu phân (phân tử và ion) là:
A. Br2, Fe3+, Fe2+, I2.	B. I2, Fe2+, Fe3+, Br2.	C. I2, Fe2+, Fe3+, Br-.	D. Fe2+, I2, Fe3+, Br2.
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) một ankan. Toàn bộ sản phẩm cháy được hấp thụ hết vào 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được 59,1 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là:
A. C3H8 hoặc C5H12.	B. C3H8.	C. C3H8 hoặc C4H10.	D. C5H12.
Câu 22: Cho các polime sau: cao su lưu hóa, cao su thiên nhiên, thủy tinh hữu cơ, glicogen, polietilen, amilozơ. Số polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là :
A. 2.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
Câu 23: Có 6 dung dịch riêng biệt: Fe(NO3)3, AgNO3, CuSO4, ZnSO4, NaCl, MgSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Mn kim loại ( biết ion Mn2+ có tính oxi hóa yếu hơn ion Zn2+), số trường hợp có thể xảy ra ăn mòn điện hóa là:
A. 3.	B. 5.	C. 4.	D. 2.
Câu 24: Từ m gam α-aminoaxit X (có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2) điều chế được m1 gam đipeptit Y. Cũng từ m gam X điều chế được m2 gam tetrapeptit Z. Đốt cháy m1 gam Y được 3,24 gam H2O. Đốt cháy m2 gam Z được 2,97 gam H2O. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 3,56.	B. 5,34.	C. 4,5.	D. 3,0.
Câu 25: Cho m gam kali vào 120 ml dung dịch ZnSO4 1M thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 4,24 gam. Giá trị của m là:
A. 14,04.	B. 9,36.	C. 4,368.	D. 12,48.
Giải: x=nK ==> 38x-(0,12*4-x)/2*99=4,24 ==> D
Câu 26: Cho các phát biểu sau:
 1. Ankin tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng.
 2. Chỉ có 1 ankin tác dụng với nước trong điều kiện thích hợp tạo sản phẩm chính là anđehit.
 3. Trong phản ứng thế của metan với khí clo theo tỉ lệ mol 1:1, sản phẩm sinh ra có một ít etan.
 4. Có 4 chất có cùng công thức phân tử C6H12 tác dụng với HBr tỉ lệ 1:1 tạo một sản phẩm duy nhất.
 5. Tất cả các ankan đều nhẹ hơn nước.
 6. Tách nước từ một ancol mạch cacbon không phân nhánh thu được tối đa 4 anken.
 Số phát biểu sai là:
A. 4.	B. 1.	C. 2.	D. 3.
Câu 27: Điện phân 400ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 1M và NaCl 1M một thời gian đến khi ở catôt thu được 4,48 lít khí thì dừng điện phân. Thể tích khí thu được ở anôt là (các khí cùng đo ở đktc):
A. 11,2 lít.	B. 8,96 lít.	C. 6,72 lít.	D. 5,6 lít.
Câu 28: Phương pháp nào sau đây dùng để điều chế C2H5OH trong phòng thí nghiệm:
A. Cho C2H5Br tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng.
B. Cho etilen tác dụng với nước, xúc tác axit, đun nóng.
C. Lên men glucozơ.
D. Cho CH3CHO tác dụng với H2, xúc tác Ni, đun nóng.
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 4,10 gam chất hữu cơ A người ta thu được 2,65 gam Na2CO3, 1,35 gam H2O và 1,68 lít CO2 (đktc). Công thức đơn giản nhất của A là:
A. C2H4O2Na.	B. C2H2O2Na.	C. C2H3O2Na.	D. C4H6O4Na.
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm propanđial, fomanđehit, metyl fomat cần dùng vừa đủ 4,48 lít O2 (đktc) thu được 2,7 gam H2O. Giá trị của m là:
A. 6,2.	B. 4,3.	C. 2,7.	D. 5,1.
Câu 31: Cho 9,9 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở tác dụng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với HNO3 thoát ra 3,36 lít khí NO duy nhất (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH2=CHCHO.	B. CH3CHO.	C. HCHO.	D. CH3CH2CHO.
Câu 32: Khối lượng glucozơ cần để điều chế 1 lít rượu 400 là m gam. Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml và hiệu suất phản ứng lên men là 75%. Giá trị của m là
A. 834,8.	B. 751,3.	C. 667,8.	D. 626,1.
Câu 33: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Trùng hợp isopren ta được cao su thiên nhiên.
B. Cao su lưu hóa là một polime tổng hợp.
C. polietilen, PVC, teflon, nhựa rezol, thủy tinh plexiglas là các polime dùng làm chất dẻo.
D. Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền cao hơn cao su thiên nhiên.
Câu 34: Cho các chất rắn sau: Al2O3, CrO, Mg, Zn, Fe(NO3)2, CuSO4, Be. Số chất trong dãy vừa tác dụng với dung dịch NaOH loãng, vừa tác dụng với dung dịch HCl là:
A. 5.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Câu 35: Cho 100 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 100 ml dung dịch HCl xM thu được dung dịch chứa 8,18 gam chất tan. Giá trị của x là:
A. 0,82.	B. 1,00.	C. 1,52.	D. 1,20.
Câu 36: Cho phản ứng 2H2O2 → 2H2O + O2
xảy ra trong bình dung tích 2 lít. Sau 10 phút thể tích khí thoát ra khỏi bình là 3,36 lít (đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 10 phút đó là:
A. 5.10-4 mol/l.s.	B. 2,5.10-4 mol/l.s.	C. 10.10-4 mol/l.s.	D. 0,0025 mol/l.s.
Câu 37: Cho 2,4g Mg tác dụng với HNO3 dư. Phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,12 lit NO (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối thu được trong X:
A. 17,25g.	B. 14,8g.	C. 11,7g.	D. 15,3g.
Câu 38: Hỗn hợp khí A gồm CO và H2 có tỉ khối đối với hiđro bằng 4,25, hỗn hợp khí B gồm O2 và O3 có tỉ khối đối với H2 là 20. Để đốt cháy hoàn toàn 10 lít khí A cần lượng thể tích hỗn hợp khí B là: (các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)
A. 8 lít.	B. 6 lít.	C. 10 lít.	D. 4 lít.
Câu 39: Hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic X, Y no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kế tiếp (MX<MY). Cho m gam M tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 8,52 gam muối. Cũng m gam M tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 vừa đủ thu được 12,16 gam muối. Thành phần phần trăm về số mol của X trong M là:
A. 21,89%.	B. 75,00%.	C. 25,00%.	D. 29,81%.
Câu 40: Cho m gam X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 vào 400 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng thu được 2,24 lít H2 (đktc), dung dịch Y, và 2,8 gam Fe không tan. Giá trị m là:
A. 27,2.	B. 25,2.	C. 22,4.	D. 30,0.
II. Phần riêng: Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần:
 1. Theo chương trình nâng cao: 10 câu (từ câu 41 đến câu 50).
Câu 41: Cho các phát biểu sau:
 1. Các hợp chất có từ 1 đến 49 liên kết -CO-NH- gọi là peptit.
 2. Dung dịch các peptit có môi trường trung tính.
 3. Các aminoaxit đều có vị ngọt.
 4. Benzylamin là 1 amin thơm.
 5. Tính bazơ giảm dần theo dãy: C2H5ONa > NaOH > CH3NH2 > NH3 > C6H5NHCH3 > C6H5NH2.
Số phát biểu đúng là:
A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 4.
Câu 42: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 18,38 gam.	B. 16,68 gam.	C. 17,80 gam.	D. 18,24 gam.
Câu 43: Clo hóa PVC thu được một loại polime chứa 62,39% clo về khối lượng. Trung bình mỗi phân tử clo phản ứng với k mắc xích của PVC. Giá trị của k là:
A. 2.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
Câu 44: Cho các phản ứng:
(1). O3 + dung dịch KI → 	(6). F2 + H2O 
(2). MnO2 + HCl đặc 	 (7). H2S + dung dịch Cl2 →
	(3). KClO3 + HCl đặc 	 (8). HF + SiO2 → 
	(4). NH4HCO3	 (9). NH4Cl + NaNO2	
	(5). Na2S2O3 + H2SO4 đặc 	 (10). Cu2S + Cu2O → 
Số trường hợp luôn tạo ra đơn chất là:
A. 7.	B. 9.	C. 6.	D. 8.
Câu 45: Cho dãy chất sau: CH3Cl, CH3NH3Cl, CH2=CHCH2Cl, CH3Br, CH2=CHCH2Br, CH3NH3Br. Số chất trong dãy tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng là:
A. 3.	B. 4.	C. 1.	D. 2.
HD: Lưu ý rằng dd AgNO3/NH3 có môi trường kiềm mạnh và AgCl không kết tủa trong NH3.
Câu 46: Hòa tan hoàn toàn 22,30 gam hỗn hợp X gồm crom và thiếc vào dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). Số mol O2 cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 11,15 gam X là:
A. 0,150.	B. 0,125.	C. 0,100.	D. 0,075.
Câu 47: Cho các phản ứng sau:
 X + H2 (Ni, t0) → Y.
 Y + axit Z (H2SO4, t0) → Este có mùi chuối chín.
Biết X là hợp chất no, mạch hở. Tên thay thế của X là:
A. isopentanal.	B. 3-metylbutanal.	C. anđehit isovaleric.	D. 2-metylbutanal.
Câu 48: Thực hiện các thí nghiệm sau:
1. Cho Mg tác dụng với khí SO2 nung nóng. 2. Sục khí H2S vào dung dịch nước clo.
3. Sục khí SO2 vào dung dịch nước brom. 4. Nhiệt phân hoàn toàn muối Sn(NO3)2.
5. Thổi oxi đi qua than đốt nóng đỏ. 6. Cho FeBr2 vào dung dịch KMnO4/H2SO4. 
7. Sục khí clo vào dung dịch NaBr. 8. Nhiệt phân KClO3 ( xt: MnO2 ).
 Số thí nghiệm mà sản phẩm cuối cùng luôn có đơn chất là:
A. 1	B. 4	C. 2	D. 3
Câu 49: Caroten (chất màu vàng da cam có trong củ cà rốt) có công thức phân tử C40H56 và không chứa liên kết ba. Khi hiđro hoá hoàn toàn caroten thu được một hiđrocacbon có công thức phân tử C40H78. Biết rằng các hợp chất thiên nhiên không chứa các vòng ba hoặc 4 cạnh. Số vòng và số liên kết đôi trong phân tử caroten là:
A. 1 vòng và 11 nối đôi.	B. 2 vòng và 13 nối đôi.
C. 2 vòng và 11 nối đôi.	D. 1 vòng và 13 nối đôi.
Câu 50: Cho 7,1 gam P2O5 vào 100 ml dung dịch KOH 1,5M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được hỗn hợp gồm các chất là:
A. KH2PO4 và K2HPO4.	B. KH2PO4 và H3PO4.
C. KH2PO4 và K3PO4.	D. K3PO4 và K2HPO4.
2. Theo chương trình chuẩn: 10 câu ( từ câu 51 đến câu 60).
Câu 51: Cho phản ứng:
 FeS2 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Tỉ lệ số phân tử bị khử và số phân tử bị oxi hóa là:
A. 15:2.	B. 11:4.	C. 11:2.	D. 15:4.
Câu 52: Hỗn hợp X gồm vinylaxetilen và hiđro có tỷ khối hơi so với H2 là 16. Đun nóng hỗn hợp X một thời gian thu được 1,792 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc). Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 25,6 gam Br2 trong CCl4. Thể tích không khí (chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích, ở đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là:
A. 38,08.	B. 7,168.	C. 7,616.	D. 35,84.
Câu 53: Cho 0,1 mol một este X mạch hở tác dụng với 100 gam dung dịch chứa NaOH 4% và KOH 5,6%, thu được 111,6 gam dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 12,4 gam chất rắn khan. Số công thức cấu tạo thỏa mãn với X là:
A. 10.	B. 8.	C. 4.	D. 6.
Câu 54: Crackinh hoàn toàn một ankan X chỉ thu được sản phẩm gồm 2 hiđrocacbon. X có thể là:
A. neopentan.	B. isopentan.	C. pentan.	D. butan.
Câu 55: Cho stiren tác dụng với nước trong dung dịch axit đun nóng thu được chất hữu cơ X. Cho X tác dụng với CuO nung nóng thu được chất hữu cơ Y. Cho Y tác dụng với brom, xúc tác axit thu được chất hữu cơ Z (X, Z là các sản phẩm chính). Công thức của Z là:
A. o-BrC6H5COCH3.	B. C6H5COCH2Br.	C. m-BrC6H5COCH3.	D. p-BrC6H5COCH3.
Câu 56: Hỗn hợp A gồm 2 anđehit no đơn chức mạch hở Y, Z (MY < MZ). Chia A thành 2 phần bằng nhau.
- Phần 1. tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 64,8 gam Ag.
- Phần 2. Oxi hóa hoàn toàn thành hỗn hợp axit B. Trung hòa C bằng 400ml dung dịch NaOH 1M (gấp đôi lượng cần để phản ứng) thu được dung dịch D. Cô cạn D, đốt cháy hoàn toàn chất rắn sinh ra thu được 6,72 lít CO2 (đktc). Công thức của Z là:
A. C3H7CHO.	B. CH3CHO.	C. C2H5CHO.	D. C4H9CHO.
Câu 57: Khi sản xuất Na bằng cách điện phân nóng chảy NaCl, người ta trộn thêm 3 phần khối lượng CaCl2 vào 2 phần khối lượng NaCl với mục đích chính là:
A. Loại các tạp chất, thu được Na tinh khiết hơn.
B. Tạo dung dịch dẫn điện tốt hơn NaCl nóng chảy.
C. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của NaCl.
D. Bảo vệ điện cực không bị oxi hóa.
Câu 58: Hỗn hợp X gồm Al và Cr2O3. Nung 10,57 gam X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y vào dung dịch NaOH loãng, dư thấy có 5,512 gam chất rắn không tan và thu được 0,7728 lít khí (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
A. 79,1%	B. 87%	C. 90%	D. 83%
Câu 59: Hòa tan hết 10 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4 bằng dung dịch 800ml dung dịch HNO3 1M thu được V lít khí NO (đktc). Dung dịch sau phản ứng hòa tan tối đa 11,2 gam Cu. Biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của V là:
A. 2,24.	B. 1,87.	C. 4,48.	D. 3,36.
Câu 60: Cho dãy chất sau: Cl2, N2, HNO3, H2SO4, H2O2, HCl, HF. Số chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử trong các phản ứng hóa học là:
A. 6.	B. 3.	C. 5.	D. 4.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docDap an thi thu lan 2 DHKH Hue co HD 1 so cau.doc