Đề thi kiểm định chất lượng kì I lớp 9 năm học 2008 – 2009 môn thi: Sinh Học

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm định chất lượng kì I lớp 9 năm học 2008 – 2009 môn thi: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã ký hiệu
Đ01-09-KĐKI S9
ĐỀ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG KÌ I LỚP 9 
Năm học 2008 – 2009
Môn thi: Sinh Học
Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề này gồm 04 câu 01 trang)
Câu 1/ So sánh định luật phân li với định luật phân li độc lập về 2 cặp tính trạng.
Câu 2/ Giải thích nguyên nhân và cơ chế phát sinh thể dị bội kèm theo sơ đồ minh hoạ.
Câu 3/ Giải thích một số biện pháp để phòng ngừa các bệnh, tật di truyền.
Câu 4/ ở đậu Hà Lan, gen A qui định hạt vàng trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt xanh. Gen B qui địn hạt trơn trội hoàn toàn so với hạt b qui định hạt nhăn. Hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng trên di truyền phân ly độc lập. Cho lai đậu thuần chủng hạt vàng, nhăn với đậu thuần chủng hạt xanh, trơn.
Hãy xác định kết quả lai thu được ở F1?
Cho giao phấn cây F1, tìm kết quả thu được ở F2?
Mã ký hiệu
Đ01-09-ĐTHKI S9
HƯỚNG DẤN CHẤM THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Năm học 2008 – 2009
Môn thi: Sinh Học
Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề này gồm 04 câu..01. trang)
Câu 1. 
1. Những điểm giống nhau
 - Đều có các điều kiện nghiệm đúng giống nhau như:
 * Bố mẹ mang lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được theo dõi.
 * Tính trội phải là trội hoàn toàn.
 * Số lượng con lai thu được phải đủ lớn. (0.5điểm)
 - ở F2 đều có sự phân li tính trạng ( xuất hiện nhiều hơn một kiểu hình)/ (0.25điểm)
 - Sự di truyền của các cặp tính trạng đều dựa trên sự kết hợp giữa hai cơ chế là: phân li của các cặp tính gen trong giảm phân tạo giao tử và tổ hợp của các gen trong thụ tinh tạo hợp tử. 	(0.5điểm)
 2. Những điểm khác nhau. 
Định luật phân li
Định luật phân li độc lập
 Phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng
Phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng.
0.5điểm
F1 dị hợp 1 cặp gen (Aa) tạo ra 2 loại giao tử
F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb) tạo ra 4 loại giao tử.
0.5điểm
F2 có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3 : 1
F2 có 4 kiểu hình với tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1
0.25điểm
F2 có 4 tổ hợp với 3 kiểu gen.
F2 có tổ hợp với 9 kiểu gen.
0.25điểm
F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp.
F2 xuất hiện biến dị tổ hợp.
0.25điểm
Câu 2.
1. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh thể dị bội
 a) Nguyên nhân phát sinh thể dị bội:
 Là do tác nhân lí, hoá học của môi trường ngoài, hoặc rối loạn trao đổi chất của môi trường bên trong tế bào và cơ thể.	 (0.25điểm)
 b) Cơ chế:
 Do các tác nhân gây đột biến nói trên dẫn đến có một cặp NST nào đó không phân ly trong quá trình giảm phân tạo giao tử. Kết quả là hình thành hai loại giao tử: loại giao tử thừa 1 NST (giao tử n + 1) và loại giao tử thiếu 1 NST (n-1).	(0.25điểm)
 Trong thụ tinh:
Giao tử n+1 kết hợp với giao tử bình thường n tạo hợp tử 2n +1 phát triển thành thể 3 nhiểm.	(0.25điểm)
Giao tử n – 1 kết hợp với giao tử bình thường n tạo hợp tử 2n – 1 phát triển thành thể 1 nhiễm.	(0.25điểm)
3.Sơ đồ minh họa
 Tế bào sinh giao tử: 2n x 2n
 Giao tử : n n n +1 n-1
 Hợp tử: 2n+1 2n-1
 Thể 3 nhiễm Thể 1 nhiễm (1điểm)
Câu 3.
 Các biện pháp để phòng ngừa các bệnh, tật di truyền ở người có liên quan đến các tác nhân gây ra bệnh.
 Dưới đây là một số biện pháp cơ bản.
Giải quyết hạn chế và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
 Để thực hiện được điều này cần phải:
Đấu tranh chống thử và sử dụng vũ khí hạt nhân và vũ khí hoá học.
Hạn chế ô nhiễm từ các chất thải công nghiệp bằng cách xây dựng hệ thống nhà máy có qui trình xử lý chất thải. Tận dụng các chất thải của nhà máy này để làm nguyên liệu cho nhà máy khác hoạt động bằng hệ thống nhà máy liên hợp có quan hệ với nhau trong quá trình sản xuất.
Không lạm dụng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, phân hoá học trên đồng ruộng
Làm tốt các việc trên góp phần ngăn ngừa sự xuất hiện các chất phóng xạ và chất độc hoá học xâm phạm vào cơ thê gây đột biến.	(1điểm)
Không kết hôn thân thuộc
Biện pháp này nhằm ngăn ngừa sự lan truyền các gen đột biến lặn gay hại trong dòng họ. Một nội dung trong điều kiện luật hôn nhân gia đình là cấm kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàn trong phạm vi 4 đời cũng nhằm ngăn ngừa các bệnh tật di truyền và suy thoái nòi giống.	(0.5điểm)
Không sinh con ở tuổi quá lớn.
 Vận động các cặp vợ chồng không sinh con ở tuổi cao, từ ngoài 35 tuổi trở đi.
	(0.5điểm)
Câu 4. Hạt vàng là tính trạng trội; hạt xanh là tính trạng lặn	(0.25điểm)
 Quy ước: Gen A : Hạt vàng 
 Gen a : Hạt xanh
	Gen B : Hạt trơn
	Gen b : Hạt nhăn 	(0.5điểm)
 Pt/c : Hạt vàng, nhăn	Aabb
	Hạt xanh, trơn aaBB	(0.5điểm)
Sơ đồ lai:
 	P:	(Hạt vàng, nhăn)	AAbb	x	aaBB	(Hạt xanh, trơn)
 GP:	 Ab	 aB	(0.25điểm)
 F1:	 AaBb (100% đậu hạt vàng, trơn) (0.5điểm)
2. F1: 	 AaBb	x	 AaBb
 GF1: AB, Ab, aB, ab 	 AB, Ab, aB, ab	(0.25điểm)
 F2:
AB
Ab
aB
Ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
Aabb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
Tỷ lệ kiểu gen F2: 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb : 1AAbb : 2Aabb : 1aaBb : 1aabb.
Tỷ lệ kiểu hình F2: 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.	
(0.75điểm)
 Khánh Cường, ngày 08 tháng 2 năm 2009
BGH KÝ DUYỆT Người duyệt hướng dẫn Người làm hướng dẫn chấm	
	Bùi Văn Chiến	 Vũ Thị Bích Nga

File đính kèm:

  • docDE kiem dinh HOC KY I - SINH 9.doc
Đề thi liên quan