Đề thi khảo sát môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Lý Tự Trọng

doc2 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Lý Tự Trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
PHòNG GIáO DụC Và ĐàO TạO bình xuyên
Trường thcs lý tự trọng

 Đề THI khảo sát lần 1
 Môn: Ngữ văn, lớp 9
 Thời gian làm bài 60 phút 	
I: Trắc nghiệm: (2điểm) 
 Em hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái A,B,C hoặc D ở đầu phương án mà em cho là đúng nhất. 
Xét về phương thức biểu đạt, văn bản “ Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” thuộc kiểu văn bản nào?
A- Miêu tả. B- Nghị luận. C- Tự sự. D- Biểu cảm.
2- Văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” được viết theo thể loại nào?
A- Tuỳ bút. B-Tiểu thuyết chương hồi. C- Truyền kì. D-Truyện ngắn.
3- Tên văn bản “ Hoàng Lê nhất thống chí” được hiểu theo nghĩa nào trong các nghĩa sau?
A- ý chí quyết tâm thống nhất đất nước của vua Lê.
B- Ghi chép lại sự việc vua Lê thống nhất đất nước.
C- Vua Lê nhất định thống nhất đất nước.
D- Ghi chépn lại trang sử vàng đầu tiên của triều đại nhà Lê.
4- Câu tục ngữ “ Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe” nhắc nhở người nói chú ý đến phương châm hội thoại nào?
A- Phương châm về lượng. B- Phương châm về quan hệ.
C- Phương châm về chất. D- Phương châm cách thức.
5- Truyện “ Lục Vân Tiên” được Nguyễn Đình Chiểu viêt vào khoảng thời gian nào?
A- Trước những năm 50 của thế kỉ XIX. B- Đầu những năm 50 của thế kỉ XIX.
C- Giữa những năm 50 của thế kỉ XIX. D- Cuối những năm 50 của thế kỉ XIX.
6- Trong câu thơ “ Hoa cười ngọc thốt đoan trang”, từ “hoa” được dùng theo biện pháp tu từ nào?
A- So sánh. B-Nhân hoá. C-Hoán dụ. D- ẩn dụ.
7- Trong văn bản “ Chị em Thuý Kiều”, nghệ thuật đặc sắc nhất là gì?
A- Nghệ thuật kể chuyện. B- Nghệ thuật tả người đặc sắc.
C- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ ước lệ tượng trưng.
D- Thể thơ lục bát giàu nhạc điệu, hình ảnh.
 8- Dòng nào nhận định không đúng về nghệ thuật của “Truyện Kiều”?
 A- Nghệ thuật xây dựng cốt truyện độc đáo. B- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tài tình.
 C- Ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ.
 D- Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật và miêu tả tâm lí nhân vật khéo léo.
II- Tự luận ( 8 điểm):
Câu1: (1 điểm): Em hãy cho biết, dựa vào cơ sở nào, tác giả Lê Anh Trà lại nhận định:
“ Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dâ tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ Tịch Hồ Chí Minh.”
Câu 2 :( 3 Điểm): Viết một đoạn văn tự sự ngắn có sử dụng cách dẫn trực tiếp.
Câu: ( 4 điểm): Em hãy giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và “ Truyện Kiều”.
………………………………………………..
Hết

 


Hướng dẫn chấm đề thi khảo sát ngữ văn 9 lần 1

I: Trắc nghiệm: (2điểm) Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
A
B
C
B
D
B
A

II- Tự luận ( 8 điểm):
Câu1: (1 điểm): Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm.
Người đã đặt chân đến nhiều vùng trên thế giới.
Người đã làm nhiều nghề khác nhau để sống.
Người nói và viết được nhiều ngoại ngư, có khả năng giao tiếp ví nhiều người, nhiều nền văn hoá.
Đến đâu, người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá nghệ thuật đến mức độ uyên thâm.
Câu 2 :( 3 Điểm):
Học sinh viêt được một đoạn văn tự sự.
Sử dụng cách dẫn trực tiếp.
( Giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm)
Câu: ( 4 điểm): Bài làm của học sinh phải trình bày sạch đẹp, diễn đạt rõ ràng, đúng nội dung, đúng kiểu bài thuyết minh.
 1: Học sinh giới thiệu được về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du ( 2,5 điểm)
Học sinh giới thiệu được tác phẩm “ Truyện Kiều”:
Nguồn gốc xuất xứ. ( 0,25 điểm)
Số câu thơ, bố cục, nội dung các phần. . ( 0,25 điểm)
Giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật. ( 1 điểm)
( Giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm)
Lưu ý chung: Điểm của bài thi là tổng điểm của các câu cộng lại, cho từ 0 đến 10, điểm lẻ làm tròn tính đến 0,5.

......................................................................
Hết

File đính kèm:

  • docDe KSCL.doc
Đề thi liên quan