Đề thi học sinh giỏi - Môn thực hành Sinh học 9

pdf2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi - Môn thực hành Sinh học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Chia các dung dịch trong mỗi ống A, B, C, D thành các ống: A thành A1 và A2, B thành 
B1 và B2, C thành C1 và C2, D thành D1 và D2 đã dán nhãn. 
+ Thêm vào lô 1 (A1, B1, C1, D1) dung dịch iôt (10%), 5-6 giọt lắc đều. 
+ Thêm vào lô 2 (A2, B2, C2, D2) dung dịch strôme 5-6 giọt lắc đều, sau đó đun sôi trên 
đèn cồn. 
- Kết quả: 
Ống 
nghiệm 
Kết quả thí nghiệm 
( hiện tượng) 
Nhận xét 
( giải thích kết quả) 
A1 do iốt + tinh bột cho màu xanh. 
A2 Không có màu đỏ nâu 
do nước lã không có enzim biến đổi tinh bột 
thành đường. 
B1 Không có màu xanh 
B2 
C1 Có màu xanh do iốt + tinh bột cho màu xanh. 
C2 Không có màu đỏ nâu 
do nước bọt đun sôi nên không có enzim biến 
đổi tinh bột thành đường. 
D1 Có màu xanh do iốt + tinh bột cho màu xanh. 
D2 Không có màu đỏ nâu 
 KỲ THI HSG NĂM HỌC 2013-2014 Môn: Thực hành Sinh học 9 (Thời gian: 15 phút) 
Họ tên: Số BD Họ tên-chữ ký giám thị Số phách 
Ngày sinh: 1. 
Trường THCS: 
2. 
================================================================= 
ĐIỂM BÀI THI HỌ TÊN – CHỮ KÝ GIÁM KHẢO Số phách 
Bằng số: 1. 
Bằng chữ: 2. 
BÀI THI 
A. Phần trắc nghiệm. ( 10 điểm) 
Bài 1. (5,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất 
Câu 1. (0,75 điểm) Cho các thao tác sau: 
1. Vặn ốc điều chỉnh cho vật kính xa tiêu bản nhất, 
2. Đặt kính ở vị trí vững chắc trên bàn, 
3. Đặt tiêu bản vào chính giữa lỗ, trên mâm kính và kẹp lại, 
4. Xoay gương chiếu để có độ sáng thích hợp, 
5. Xoay ổ quay để dùng vật kính có độ phóng đại bé nhất, 
6. Xê dịch tiêu bản cho bộ phận của mẫu vật cần quan sát vào giữa thị kính. 
7. Điều chỉnh ốc và gương cho đến khi thấy rõ, 
8. Xoay ổ quay để có độ phóng to hơn. 
Thao tác sử dụng kính hiển vi theo các bước 
A. 12345678. B. 21354768 
C.13546782 D. 21453678 
Câu 2. (0,75 điểm) Khi làm tiêu bản tế bào thịt quả cà chua cần lưu ý dùng kim mũi mác nạo 
A. nhiều thịt quả cà chua dằm trên bản kính. 
B. nhiều thịt quả cà chua ,dằm tan đều trong một giọt nước trên bản kính. 
C. một ít thịt quả cà chua dằm trên bản kính. 
D. một ít thịt quả cà chua dằm tan đều trong 1 giọt nước trên bản kính. 
Câu 3. (0,75 điểm) Cho các ý sau: 
 1. Chọn cành để chiết. 
 2. Dùng bẹ chuối hoặc nilon bọc kín bầu, chọc lỗ thủng cho bầu thoáng. Sau đó buộc hai 
đầu. 
 3. Tiện một khoanh vỏ gồm cả mạch dây rộng 3 cm, lột vỏ lau sạch nhựa rồi dùng bồ hóng 
hoặc nước vôi bôi vào để sát trùng. 
 4. Hàng tuần tưới nước cho bầu ẩm. 
KHÔNG ĐƯỢC VIẾT 
 VÀO ĐÂY 
================================================================
= 
 5. Làm bầu đất: lấy đất bùn tơi trộn thêm nước cho đủ ẩm dắp lên chỗ vết cắt thành bầu 
dài 15-18cm, đường kính 8-10 cm. 
 Các bước tiến hành khi chiết cành là: 
 A. 14523 B. 23145 C. 13524 D. 45123 
Câu 4: Cho các thao tác sau: 
 1. Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt. 
2. Lấy một chậu trồng cây khoai lang (cây đỗ) để chỗ tối trong 2 ngày. 
3. Đem chậu cây đó để ra chỗ có ánh sáng nắng gắt(hoặc để dưới ánh sáng của 
bóng điện 500W từ 4-6 giờ. 
4. Ngắt lá đó, bỏ băng giấy đen, cho vào cồn 90 độ đun sôi cách thuỷ đến khi lá 
có màu trắng. 
5. Rửa sạch lá trong nước ấm. 
6. Cho lá vào cốc đựng thuốc thử tinh bột (dung dịch iốt loãng). 
4.1 (0,75 điểm) Mục đích của thí nghiệm trên là tìm hiểu 
A. chất cây cần để tạo tinh bột. 
B. vai trò của ánh sáng đối với quang hợp. 
C. chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng. 
D. chất thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột. 
4.2 (0,5 điểm) Các thao tác đúng trong thí nghiệm là: 
 A. 123456. B. 213456. C. 321456 D. 123465 
Câu 5. (0,5điểm) Cho các ý sau: 
1. Sát trùng vết thương, đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng lại 
2. Buộc ga rô: dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt gần sát nhưng cao 
hơn vết thương về phía tim. 
3. Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạnh cánh tay, bóp mạnh để làm ngừng 
chảy máu ở vết thương vài phút. 
4. Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu. 
 Các bước tiến hành băng bó vết thương ở cổ tay: 
A. 3124 B. 3214 C. 3412 D. 3421 
Câu 6. (0,5 điểm) Khi mổ động vật có xương sống cần chú ý 
 A. mổ mặt lưng, nâng mũi kéo tránh cắt vào các nội quan. 
 B. mổ mặt bụng, nâng mũi kéo tránh cắt vào các nội quan ở vùng bụng 
 C. ghim mẫu vật trên khay mổ, mổ mặt lưng, nâng mũi kéo tránh cắt vào các nội quan. 
 D. ghim mẫu vật trên khay mổ, mổ mặt bụng. 
Câu 7. (0,5 điểm) Để tìm hiểu chức năng của tuỷ sống một nhóm học sinh đã tiến hành 
 A. huỷ não để nguyên tuỷ, kích thích bằng axít HCL trên các chi của ếch. 
 B. phá tuỷ sống, kích thích bằng axít HCL trên các chi của ếch. 
 C. huỷ não và tuỷ sống, kích thích bằng axít HCL trên các chi của ếch. 
 D. huỷ não, kích thích bằng axít HCL trên các chi của ếch. 
Bài 2. ( 1,5 điểm) Tìm 3 từ sai trong thao tác sau và sửa lại cho đúng. 
Làm tiêu bản tế bào mô cơ vân trên Ếch 
- Hủy não để ếch bất động 
- Rạch da đùi ếch lấy 1 bắp cơ đùi đạt trên lam kính, dùng kim mũi nhọn rạch bao cơ theo 
chiều dọc bắp cơ, dùng ngón cái hoặc ngón trỏ dặt 2 bên mép rạch, ấn nhẹ sẽ thấy những sợi 
mảnh nằm dọc bắp cơ, đó là các tế bào cơ. Lấy kim mũi mác gạt nhẹ cho các sợi cơ đó tách 
ra khỏi bắp cơ dính vào bản kính, rồi bỏ bắp cơ tách ra, nhỏ 1 giọt dung dịch sinh lí 0,85% 
NaCl lên các tế bào cơ, đậy lamen, quan sát dưới kính hiển vi. Muốn nhìn rõ nhân tế bào thì 
nhỏ 1 giọt axit lactic 1% vào 1 cạnh của lamen, ở cạnh đối diện dặt 1 mẫu giấy thấm hút bớt 
dung dịch sinh lí, làm cho axit thấm vào dưới lamen. Chú ý đặt lamen sao cho không có bọt 
khí. Muốn vậy, trước hết đặt 1 cạnh lamen tiếp xúc đều với dung dịch sinh lí, dùng kim mũi 
mác đỡ, rồi hạ dàn cạnh kia của lamen xuống lam kính 
Từ sai1:.................................Sửa lại ................................. 
Từ sai 2:.................................Sửa lại ................................. 
Từ sai 3:.................................Sửa lại ................................. 
Bài 3. (3,5 điểm) Điền kết quả và các nhận xét còn thiếu khi thực hiện thí nghiệm tìm 
hiểu thành phần của enzim trong nước bọt. 
+ Ống A: 2 ml hồ tinh bột + 2 ml nước lã. 
+ Ống B: 2 ml hồ tinh bột + 2 ml nước bọt. 
+ Ống C: 2 ml hồ tinh bột + 2 ml nước bọt đã đun sôi. 
+ Ống D: 2 ml hồ tinh bột + 2 ml nước bọt + vài giọt HCl (2%) 
- Đặt các ống nghiệm vào bình thuỷ tinh chứa nước ấm 370 trong khoảng 10 – 15 phút. 
KHÔNG ĐƯỢC VIẾT 
 VÀO ĐÂY 
================================================================
= 
KHÔNG ĐƯỢC VIẾT 
 VÀO ĐÂY 
================================================================
= 

File đính kèm:

  • pdfDE TN Sinh (13-14).pdf