Đề thi học sinh giỏi khối 9 - Môn Sinh Học - Trường THCS Nguyễn Trực

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi khối 9 - Môn Sinh Học - Trường THCS Nguyễn Trực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRỰC – TT KIM BÀI 
ĐỀ THI HSG KHỐI 9
Môn Sinh học
Thời gian làm bài 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (5đ) 
Trình bày quá trình tự sao của ADN?
Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa cơ chế tổng hợp ADN với cơ chế tổng hợp ARN?
Câu 2: (3,5đ)
Ở cà chua thân cao là trội A so với thân thấp a; quả tròn B la trội so với quả bầu dục b. Các gen liên kết hoàn toàn.
Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ 1:1 ; viết sơ đồ minh họa? 
(1) (3) 
(2)	(4)
 b. Phép lai nào cho tỉ lệ 3:1 ; viết sơ đồ minh họa?
c. Phép lai nào là phép lai phân tích?
Câu : (3đ)
Nêu sự khác nhau giữa kết quả lai phân tích 2 cặp gen xác định 2 cặp tính trạng tương phản trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết?
Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong di truyền và chọn giống là gì?
Câu 4: ( 3đ) 
Nêu sự khác nhau giữa thường biến và đột biến? cho ví dụ ?
Câu 5:( 4,5đ)
Cho lúa thân cao, chín muộn lai với lúa thân thấp, chín sớm F1 thu được 100% lúa thân cao, chín sớm. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có kết quả như thế nào?
 Muốn tìm được lúa thân cao, chín sớm ở F2 thuần chủng ta làm như thế nào?
Câu 6: (1đ)
Trong hai lần phân bào của giảm phân, lần nào được coi là phân bào nguyên nhiễm, lần nào được coi là phân bào giảm nhiễm?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
	Câu 1 : (5 điểm)
(2 đ) :	 1. 
Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN
- Thời gian, địa điểm: diễn ra trong nhân tế bào, ở kì trung gian, khi đó NST ở dạng sợi mảnh duỗi xoắn.
- Quá trình:
+ Phân tử ADN tháo xoắn
+ Hai mạch đơn tách nhau dần dần.
+ Các Nu trên mỗi mạch đơn lần lượt liên kết với các Nu tự do trong môi trường nội bào theo NTBS: A-T, G- X và ngược lại để hình thành mạch mới.
+ Trong quá trình nhân đôi của ADN có sự tham gia của các enzim
- Kết thúc:
Từ 1 phân tử ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống nhau và giống hệt mẹ.
2
(3 đ) : 2. Điểm khác nhau giữa cơ chế tổng hợp ADN và ARN.
Cơ chế tổng hợp ADN
Cơ chế tổng hợp ARN
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
- Xẩy ra trên toàn bộ 2 mạch đơn của ADN
- Nguyên liệu A, T, G, X
- Nguyên tắc tổng hợp :
+ NT bổ sung A - T , G - X
+ NT giữ lại 1 nửa.
- en zim xúc tác :
ADN - pôlimeraza
- Kết quả từ 1 ADN mẹ sau một lần tổng hợp tạo ra 2 ADN con giống ADN mẹ.
- Tổng hợp ADN là cơ chế truyền đạt thông tin di truyền cho thế hệ sau.
- Xẩy ra trên từng gen riêng rẽ, tại 1 mạch đơn
- Nguyên liệu A, U, G, X
- Nguyên tắc tổng hợp :
+ NT bổ sung A - U, T - A, G - X
+ NT khuôn mẫu là 1 mạch đơn gen.
- en zim xúc tác :
ARN - Pilimeraza
- Kết quả 1 gen sau 1 lần tổng hợp được 1 phân tử ARN.
- Tổng hợp ARN đảm bảo cho các gen cấu trúc riêng rẽ thực hiện tổng hợp prôtêin
Câu 2 : (3,5 điểm)
(0,5 đ)	1 - Phép lai (4) cho tỉ lệ 1 : 1
(1 đ)	- Sơ đồ minh họa 
	 KG 
KH : 1 cao, tròn : 1 thấp, bầu dục
(0,5 đ)	2 - Phép lai (1) cho tỉ lệ 3 : 1
(1 đ) 	- Sơ đồ lai minh họa :
 ♂
♀
cao, tròn
cao, tròn
cao, tròn
thấp, Bđục
	F1 KG : 
	KH 	3 cao, tròn : 1 thấp, bầu dục.
(0,5 đ) 	3- Phép lai (4) là phép lai phân tích.
Câu 3 : (3 điểm)
(2 đ)	 1. Điểm khác nhau :
Di truyền độc lập
Di truyền liên kết
0,25 đ
2 cặp gen tồn tại trên 2 cặp NST
2 cặp gen tồn tại trên cùng 1 cặp NST
0,75 đ
Các cặp gen phân li độc lập và tổ hợp tự do, tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau
Các cặp gen liên kết tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau
0,75 đ
Kết quả lai phân tích tạo ra 
+ 4 kiểu gen.
+ 4 kiểu hình có tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1
- Kết quả lai phân tích tạo ra
+ 2 kiểu gen
+ 2 kiểu hình có tỉ lệ 1 : 1
0,25 đ
Xuất hiện biến dị tổ hợp
- Không xuất hiện biến dị tổ hợp
(1 đ) 	2. Ý nghĩa của di truyền liên kết :
- Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp (0,25 điểm)
- Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên cùng 1 NST (0,25 điểm)
- Nhờ di truyền liên kết trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau (0,5 điểm)
Câu 4 (3 điểm) : 
Sự khác nhau giữa đột biến và thường biến 
Thường biến
Đột biến
0,5 đ
- Những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể.
- Những biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền (NST, ADN) dẫn đến biến đổi kiểu hình.
0,5 đ
- Chịu tác động trực tiếp của môi trường trong mức phản ứng
- Do tác động của tác nhân vật lý, hóa học của môi trường vượt ra ngoài mức phản ứng
0,5 đ
- Không di truyền được
- Di truyền được
- Phát sinh đồng loạt theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện môi trường
- Thường phát sinh đơn lẻ, vô hướng với tần số thấp.
0,5 đ
- Thường biến giúp cơ thể thích nghi với môi trường nên thường có lợi cho sinh vật
- Thường có hại cho sinh vật tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
0,5 đ
Lấy 1 ví dụ thực tế...
- Lấy 1 ví dụ thực tế...
Câu 5 (4,5 điểm)
(1)	0,5 đ 	- Theo đề bài ra ta có P.T cao, chín muộn x T thấp, C sớm
	F1	100 % T cao, chín sớm.
=> 	- P thuần chủng
	T cao, chín sớm là 2 tính trạng trội hoàn toàn.
	T thấp, chín muộn là 2 tính trạng lặn
0,25 đ	 - Quy ước gen :
	Thân cao T	, thân thấp t
	Chín sớm S	, chín muộn s
* TH 1: Nếu 2 cặp TT tuân theo qui luật phân li độc lập:
0,25 đ - Kiểu gen của P
	T cao, chín muộn Thuần chủng có KG TTss
	T thấp, chín sớm Thuần chủng có KG	 ttSS
0,5 đ - Ta có sơ đồ lai
	PTC	KH T cao, c muộn x T thấp, c sớm
	KG	 TTss	 ttSS
GP	Ts	 tS
F1	KG	TtSs
	KH 	100 % T cao, c sớm
F1 Tự thụ phấn T cao, c sớm x T cao, c sớm.
	 TtSs	 TtSs
GF1	TS, Ts, tS, ts	TS, Ts, tS, ts
1 đ 	- Kể ksung pen nét đúng ..........
0,5 đ 	- F2 có tỉ lệ KG	, 	tỉ lệ KH là
1 TTSS
2 TtSS
2 TTSs	9 T cao, c sớm
4 TtSs
1 TTss
2 Ttss	3 T cao, c muộn
1 ttss
2 ttSs	3 T thấp, c sớm
1 ttss	1 T thấp, c muộn
* TH 2: Nếu 2 cặp TT tuân theo qui luật di truyền liên kết:
- Kiểu gen của P
	T cao, chín muộn Thuần chủng có KG Ts/ Ts
	T thấp, chín sớm Thuần chủng có KG	 tS/tS
Ta có sơ đồ lai:
	Ptc KH T cao, muộn x T thấp, sớm
	 KG Ts/ Ts x tS/tS
	Gp Ts tS
	F1 Ts/tS T cao, sớm
 	F1 x F1 Ts/tS ( T cao, sớm) x Ts/tS (T cao, sớm)
 HS kẻ bảng.
(2)	0,5 điểm
- Muốn tìm được thân cao, chín sớm ở F2 thuần chủng ta cho lúa T cao, c sớm ở F2 lai phân tích nghĩa là lai với lúa T thấp, chín muộn.
0,5 đ	- Nếu kết quả của phép lai phân tích ở trên là đồng tính (có 1 loại kiểu hình thân cao, c sớm) thì lúa thân cao chín sớm ở F2 đó thuần chủng.
0,5 đ 	- Sơ đồ minh họa
	F2 T cao, c sớm x T thấp , c muộn
	TTSS	ttss
	G TS	 ts
	FB	 KG TtSs
	 KH 100 % T cao, c sớm.
Câu 6 : (1 điểm)
Trong hai lần phân bào của giảm phân thì :
0,5 đ	- Lần phân bào 1 (giảm phân 1) : giảm nhiễm
0,5 đ	- Lần phân bào 2 (giảm phân 2) : nguyên nhiễm.

File đính kèm:

  • docDe dap an thi HSG mon Sinh 9 THCS Nguyen Truc.doc
Đề thi liên quan