Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 8 - Năm học 2011-2012

doc3 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1733 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 8 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS
SỐ 1 LONG KHÁNH

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2011- 2012
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian: 150 phút
( Không kể thời gian giao đề)


Câu 1: (5 điểm)
Phân tích biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong 2 câu thơ sau:
" Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trongthớ vỏ"
Câu 2: (5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :
 “Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 Người thuê viết nay đâu?
 Giấy đỏ buồn không thắm ;
 Mực đọng trong nghiên sầu”
 ( Vũ Đình Liên, Ông đồ)
a, Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ?
b, Xác định các trường từ vựng có trong đoạn thơ ?
c, Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích giá trị biểu đạt của chúng.
Câu 3: ( 10 điểm) 
 Có ý kiến cho rằng : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
 	Qua đoạn trích: Tức nước vỡ bờ ( Ngô Tất Tố ), Lão Hạc ( Nam Cao ), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
















HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG VĂN 8
Năm học: 2011- 2012


Câu 1: 5 điểm
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng : nhân hóa 
- Bằng biện pháp nhân hóa: tác giả không chỉ diễn tả hình ảnh con thuyền nằm im trên bến mà còn cảm thấy nó như đang lắng nghe, đang cảm nhận chất mặn mòi của biển cả. Hình ảnh con thuyền vô tri đã trở nên có hồn. Và , cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn của biển khơi, đó là sự vất vả nhưng tràn đầy hạnh phúc.
- Câu thơ thể hiện sự tinh tế tài hoa và một tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người, cuộc sống lao động của quê hương.
Câu 2: 5 điểm
a, Phương thức biểu đạt: Biểu cảm 
b, Các trường từ vựng: 
Vật dụng: giấy, mực , nghiên 
Tình cảm: buồn, sầu 
 - Màu sắc: đỏ, thắm 
c, Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ: Điệp ngữ (mỗi); câu hỏi tu từ (Người thuê viết nay đâu?); nhân hoá(giấy-buồn, mực-sầu). 
 Phân tích có các ý : 
Sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ mỗi năm mỗi vắng.
Hình ảnh ông đồ già tiều tuỵ, lặng lẽ bên góc phố, người trên phố vẫn đông nhưng chỗ ông ngồi thì vắng vẻ, thưa thớt người thuê viết.
Một câu hỏi nghi vấn có từ nghi vấn nhưng không một lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút- tâm trạng xót xa ngao ngán.
Cái buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật(giấy, nghiên), những vật vô tri vô giác ấy cũng buồn cùng ông, như có linh hồn cảm thấy cô đơn lạc lõng.
Câu 3: 10 điểm
1, Mở bài : 
 Học sinh dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
2, Thân bài:
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng .
* Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của ngời phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng : Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể :
- Là một người vợ giàu tình thương : Ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế. 
- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng . * Lão Hạc :Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện ở :
 - Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu ( dẫn chứng). 
 - Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng(dẫn chứng) 
b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng :
* Chị Dậu 
 Số phận điêu đứng : Nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại. * Lão Hạc : 
 Số phận đau khổ, bi thảm : Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo được món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử. 
c. Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm.
 Nó bộc lộ cách nhìn về ngời nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân ; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng : Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người… Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất… 
3, Kết bài : 	Khẳng định lại vấn đề. 
Câu 4: 
- Nội dung: + Tư thế hiên ngang, không khuất phục trước khó khăn thử thách.
 + Phong thái ung dung, đường hoàng trong hoàn cảnh tù đày khốc liệt.
( Phân tích cụ thể từng bài thơ để làm nổi bật lên hình ảnh người tù như thế).

File đính kèm:

  • docde va dap an HSG lop 8 1213 Ly.doc