Đề thi học sinh giỏi cấp huyện - Môn Sinh học 9 - Đề 12

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện - Môn Sinh học 9 - Đề 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2007-2008
MÔN SINH HỌC 9
 Thời gian: Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
®Ò 12
Câu 1: ( 3 đ) Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtít như sau: 
- A - U - G - X - U - A - X - G - U -
a. Xác định trình tự các nuclêôtít trong đoạn gen đã tổng ra đoạn mạch ARN trên?
b. Tính số lượng từng loại nuclêôtít của gen.
c. Nếu đoạn gen đó nhân đôi 1 lần thì cấu trúc của các đoạn mới được tạo ra như thế nào?
Câu 2: (2đ) ADN là gì? Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù?
Câu 3: (3đ) Ở chuột tính trạng màu lông do gen nằm trên NST thường quy định. Lông sám trội hoàn toàn so với lông đen.
Cho một chuột đực giao phối hai chuột cái khác nhau, thu được tổng số tổ hợp giao tử từ 2 phép lai là 6.
Biết số loại giao tử của cá thể cái thứ nhất nhiều hơn số loại giao tử của cá thể cái thứ 2. 
Biện luận để xác định kiểu gen, của các cá thể nói trên.
Lập sơ đồ cho mỗi phép lai.
Câu 4: (3 đ) Ở người bệnh teo cơ do gen lặn d nằm trên NST giới tính X quy định, gen D quy định tính trạng bình thường.
 Cho người nữ có kiểu gen dị hợp kết hôn với người nam bình thường thì con cái sinh ra sẽ như thế nào ? 
Câu 5: (3đ)
Ở cà chua, cây cao (A) trội so với cây thấp (a) , quả đỏ (B) trội so với quả vàng (b).
Cho ph ép lai sau:
 P: Cao, đỏ x cao, đỏ
F1: 3 cao, đỏ : 1 thấp, vàng
Em hãy cho biết phép lai trên tuân theo quy luật di truyền nào ? biện luận và viết sơ đồ lai.
 Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường ?
Câu 6 : ( 3đ) Nêu ý nghĩa sinh học của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh?
Câu 7: (3 đ) Có 5 tế bào của vịt nhà nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường nội bào 2800 NST. 
Các tế bào con tạo ra có chứa tất cả 3200 NST. 
	Xác định:
	a). Số NST lưỡng bội của vịt nhà?
	b). Số lần nguyên phân của mỗi tế bào?
	c). Số tâm động trong các tế bào con được tạo ra?
H ẾT
ĐÁP ÁN ĐỀ 1
Câu 1: ( 3 đ) a. Trình tự các Nuclêôtít trong đoạn gen là: 
Mạch khuôn: 	- T - A - X - G - A - T - G - X - A – 
Mạch bổ sung:	- A - T - G - X - T - A - X - G - T – (0,5 đ)
b. (0,5 đ) A = T = 5 (Nuclêôtít) 
 G = X = 4 (Nuclêôtít)
c. Gen nhân đôi 1 lần tạo 2 gen con có cấu trúc giống hệt gen mẹ. Vậy cấu trúc của 2 đoạn gen mới được tạo ra như sau:
- Đoạn gen thứ nhất: (0,75 đ)
Mạch 1: 	- T - A - X - G - A - T - G - X - A –
Mạch 2:	- A - T - G - X - T - A - X - G - T –
Đoạn gen thứ hai: (0,75 đ)
Mạch 1: 	- T - A - X - G - A - T - G - X - A –
Mạch 2:	- A - T - G - X - T - A - X - G - T –
Câu 2 : (2 đ)
* Khái niệm ADN: (1 đ)
- ADN thu ộc loại axít Nuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố chính C, H, O, N và P. (0, 5đ)
- ADN là đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn, có thể dài đến hàng trăm Micrômét và khối lượng lớn đạt đến hàng triệu, hàng chục triệu đơn vị cácbon. ADN là cấu trúc đa phân mà đơn phân là các Nuclêôtít : A, T, G, X (0, 5đ)
* AND có tính đa dạng và đặc thù vì :
- Tính đặc thù : ADN của mỗi loài được đặc thù bởi số lượng thành phần và trình tự sắp xếp của các Nuclêôtít. (0, 5đ)
- Tính đa dạng : Là so sự sắp xếp khác nhau của 4 loại Nuclêôtít A, T, G, X tạo thành 2 mạch đơn của phân tử ADN. (0, 5đ)
Câu 3 : (3 đ)
a) Theo đề bài ta có: Lông xám trội hoàn toàn so với lông đen
Quy ước gen : Gọi gen A là gen quy định tính trạng lông xám kiểu hình lông xám được quy định bởi các kiểu gen : AA hoặc Aa (0, 25đ)
Gọi gen a quy định tính trạng lông đen KH lông đen do kiểu gen aa quy định (0, 25đ)
Theo đề bài tổng số hợp tử được tạo ra từ 2 phép lai là 6 
6 tổ hợp = 4 tổ hợp + 2 tổ hợp
 ( = 2 giao tử x 2 giao tử) + ( 2 giao tử x 1 giao tử ) (0, 5đ)
Mà 1 cá thể đực cùng tham gia với 2 phép lai suy ra cá thể đực phải tạo ra 2 loại giao tử. vậy, cá thể đực phải mang kiểu gen dị hợp, có kiểu hình lông xám (Aa)
Mặt khác trong 2 cá thể cái đem lai, có một cá thể cái cho 2 loại giao tử và 1 cá thể cái cho 1 giao tử. (0, 5đ)
Mà cá thể cái thứ nhất có số giao tử nhiều hơn số giao tử của cá thể thứ 2.
Suy ra : Cá thể cái thứ nhất cho 2 giao tử mang kiểu gen Aa, kiểu hình lông xám. Cá thể cái thứ hai cho 1 loại giao tử mang kiểu gen AA (lông xám) hoặc aa (lông đen). 
(0, 5đ)
b) Sơ đồ lai (1 đ)
Phép lai giữa chuột đực và chuột cái thứ nhất :
P : Chuột đực Aa (lông xám) x Chuột cái Aa (lông xám)
Gp : A,a A,a
F1 1AA : 2 Aa : 1aa 
 ( 3LX : 1LĐ)
Phép lai giữa chuột đực và chuột cái thứ hai :
Trường hợp 1 :
Nếu chuột cái thứ hai mang kiểu gen AA : 
Sơ đồ lai :
P : Chuột đực Aa (lông xám) x Chuột cái AA (lông xám)
Gp : A,a A
F1 1AA : 1Aa
 (100% xám)
Trường hợp 2:
Nếu chuột cái thứ hai mang kiểu gen aa:
Sơ đồ lai:
P : Chuột đực Aa (lông xám) x Chuột cái aa (lông đen)
Gp : A,a a
F1 1Aa : 1aa
 (1xám: 1 đen)
Câu 4: (3 đ)
Theo đề ra ta có : XD ( bình thường ) ; Xd ( teo cơ ) ( 0,5đ)
Sơ đồ lai : 	P : 	XDXd( bình thường ) 	x 	XDY ( bình thường ) ( 1đ)
 G : 	 XD, Xd 	 XD , Y 
 F1 : 	 1 XD XD : 1 XDY : 1 XDXd : 1Xd Y 
 gái 	 : trai : 	 gái : trai 
 ( 2 con gái bình thường : 1 con trai bình thường : 1 con trai teo cơ ) ( 1,5đ)
Câu 5: (3đ)
Biên luận:
Theo đề: tính trạng cao, đỏ trội so với thấp, vàng, mỗi gen quy định một tính trạng các gen nằm trên NST thường. (0,25 đ)
P: Cao, đỏ x Cao, đỏ được 3 cao, đỏ : 1 thấp, vàng = 4 tổ hợp (0,25 đ)
nếu cao, đỏ là thuần chủng thì kết quả phép lai là 100% kiểu hình khác đề cho (loại) (0,25 đ)
Nếu cao, đỏ là không thuần chủng thì kết quả phép lai là 16 tổ hợp khác đề cho (loại) (0,25 đ)
nếu một trong hai tính trạng là thuần chủng, tính trạng kia không thuần chủng thì kết quả phép lai cũng không thể 3 cao, đỏ : 1 thấp, vàng. (0,25 đ)
mặt khác tính trạng cao, đỏ luôn đi với nhau, thấp, vàng luôn đi với nhau.
Vậy phép lai trên chỉ tuân theo quy luật di truyền liên kết gen, các gen cùng nằm trên một NST liên kết với nhau. (0,75 đ)
Sơ đồ lai: (1 đ)
Sơ đồ lai : 	P : 	( Cao, đỏ ) 	X 	( Cao, đỏ )
G : 	 AB , ab 	 	 AB , ab 
F1 : ( Kg ) : 	1	 : 	2	 : 	1 
 Kiểu hình : 3 Cao, đỏ : 1 thấp, vàng 	
Câu 6: (3 đ)
Ý nghĩa sinh học của quá trình nguyên phân:
(0,25 điểm) Nguyên phân là hình thức sinh sản của hợp tử,của tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.
(0,25 điểm) Cơ thể đa bào lớn lên nhờ nguyên phân. Khi các cơ quan của cơ thể đạt khối lượng tới hạn thì ngừng sinh trưởng, lúc này nguyên phân bị ức chế 
(0,25 điểm) Nhờ sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều của NST ở kì sau của nguyên phân, bộ NST 2n của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào của một cơ thể và qua các thế hệ sinh vật của những loài sinh sản vô tính.
Ý nghĩa sinh học của quá trình giảm phân:
(0,25 điểm) Giảm phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dục (noãn bào bậc 1, tinh bào bậc 1) xảy ra ở thời kì chín của tế bào này.
(0,25 điểm) Nhờ sự phân li của NST trong cặp tương đồng xảy ra trong giảm phân, số lượng NST trong giao tử giảm xuống còn n NST.nên khi thụ tinh, bộ NST 2n của loài lại được phục hồi.
(0,25 điểm) Sự trao đổi chéo giữa 2 crômatit trong cặp NST kép tương đồng xảy ra ở kì đầu,sự phân li độc lập và tổ hợp tự do giữa những NST kép trong cặp tương đồng xảy ra ở kì sau của giảm phân 1 đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau là cơ sở cho sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
Ý nghĩa sinh học của quá trình thụ tinh
(0,25 điểm) Thụ tinh là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tửu cái, thực chất là sự kết hợp hai bộ NST đơn bội n để tạo thành bộ NST lưỡng bội 2n của hợp tử.
(0,25 điểm) Thụ tinh là cơ chế hình thành hợp tử, từ đó phát triển thành cơ thể mới.
(0,5 điểm) Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử khác nhau làm cho bộ NST của loài tuy vẫn ổn định về măt số lượng, hình dạng, kích thước nhưng lại xuất hiên dưới dạng những tổ hợp mới, tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới.
Kết luận (0,5 điểm) Sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cho mỗi loài giao phối qua các thế hệ cơ thể, đồng thời còn tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
Câu 7: (3 đ)
Số NST lưỡng bội của vịt nhà : (1 điểm) 
Số NST trong 5 tế bào mẹ(bằng số NST trong các tế bào con trừ đi số NST môi trường cung cấp)
3200 – 2800 = 400 (NST)
Số NST trong mỗi tế bào
2n = 400 : 5 = 80 (NST)
Số lần nguyên phân của mỗi tế bào: 
Gọi k là số lần nguyên phân của mõi tế bào.
Suy ra số NST trong các tế bào con:
 a . 2k .2n = 3200 (0,75 điểm)
 5. 2k.80 = 3200
2k = 3200 : (5 . 80) 
 = 8 = 23 
vậy k = 3. (0,75 điểm)
 c. (0.5 điểm Số tâm động trong các tế bào con bằng số NST trong các tế bào con và bằng 3200(tâm động)

File đính kèm:

  • docDe12.doc
Đề thi liên quan