Đê thi học kỳ I - Môn: Ngữ văn – Khối học 11

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đê thi học kỳ I - Môn: Ngữ văn – Khối học 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD- ĐT THỪA THIÊN HUẾ
 TRƯỜNG THPT ĐÊ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2013- 2014
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 11
 THỜI GIAN:90 PHÚT(không kể thời gian giao đề)
I/ Mục tiêu kiểm tra:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn khối 11, chương trình học kỳ I của học sinh.
- Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kỹ năng trọng tâm của chương trình ngữ văn 11chuẩn học kỳ I: Phần làm văn.
- Đánh giá mức độ tiếp thu, vận dụng kiến thức của HS, và năng lực tạo lập văn bản theo yêu cầu đề bài cụ thể.
II/ Hình thức kiểm tra:
 Tự luận.
III/ Thiết lập ma trận:
TT1 :Liệt kê tên các chủ đề cần kiểm tra :
 - Thực hành thành ngữ, điển cố.
 - Kiến thức cơ bản về nghị luận văn học.
 - Kỹ năng phân tích, tạo lập văn bản.
 - Thao tác lập luận phân tích, so sánh
 - Về bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.
 - Tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Chí Phèo của Nam Cao.
TT2 → TT8:Lập ma trận:
Mức độ chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
Làm văn
Kỹ năng giải thích các thành ngữ, điển cố.
1.Hiểu được các thành ngữ điển cố và giải thích đúng ý nghĩa của nó
Số câu/số điểm/Tl
1câu/2 điểm
1câu/2 điểm/20%
Nắm được các đề tài sáng tác của Nam Cao, tác phẩm tiêu biểu.
Kiểm tra kỹ năng học thuộc lòng bài thơ Thương vợ và viết đoạn văn cảm nhận về một đoạn thơ
Số câu/số điểm/Tl
2.Hiểu các đề tài chính và một số tác phẩm tiêu biểu.
Nhớ và ghi lại chính xác bài thơ Thương vợ.Viết một đoạn văn mạch lạc, chặt chẽ, đúng nội dung.
1 câu/3 điểm
1câu/3 điểm/30%
-Kỹ năng làm văn nghị luận.
- Cách tạo lập văn bản .
Viết bài .
Viết bài văn nghị luận phân tích nhân vật trong tác phẩm.
Số câu/số điểm/Tl
1câu/5 điểm
1câu/5 điểm/50%
Tổng số câu/tổng số điểm/Tl
1câu/2 điểm/20%
1 câu /3 điểm/30%
1câu/5 điểm/50%
3 câu/10
điểm/100%
IV.Biên soạn các câu hỏi theo ma trận đã lập:
Câu I: Tiếng Việt: (2 điểm)
Em hãy giải thích các thành ngữ sau: 
1/ Nước đổ đầu vịt (0,5 điiểm)
2/ Mẹ tròn con vuông (0,5 điiểm)
3/ Dĩ hòa vi quí (0,5 điiểm)
4/ Con nhà lính tính nhà quan (0,5 điiểm)
 Câu II: Đọc văn (3 điểm):
1. Trình bày các đề tài về sáng tác của Nam Cao trước năm 1945. Mỗi đề tài nêu hai tác phẩm tiêu biểu.
2. Nhớ và ghi lại chính xác bài thơ “ Thương vợ” của Trần Tế Xương 
3. Cảm nhận của về hai câu thơ đầu, viết khoảng 15 dòng 
 Câu III: Làm văn(5 điểm).
Câu: 3a ( Chương trình chuẩn).
Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù.
Câu:3b (Chương trình nâng cao)
 Quá trình hồi sinh của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
 Hết
 Phong Điền, ngày 22 tháng 11 năm 2013
TỔ CHUYÊN MÔN	 GIÁO VIÊN BỘ MÔN 
 Trần Đình Quý Nguyễn Khoa Thành
HƯỚNG DẪN CHÂM
Câu I
NỘI DUNG
ĐIỂM
1a.
Người ta đã nói với một ai đó nhiều lần nhưng họ không nghe như “nước đổ đầu vịt”. 
0,5
1b.
Đây là lời khen mừng đối với người phụ nữ vừa sinh con thuận lợi , mẹ - con đều sức khỏe .
0,5
1c.
Chỉ cách sống nể nang, sợ mất lòng không thẳng thắn muốn ôn hòa nên nói kiểu sống “dĩ hòa vi quí”.
0,5
1d.
Chỉ tính cách, kiểu sinh hoạt con nhà nghèo mà chơi sang ,đua đòi con nhà giàu.
0,5
Câu II
1
Trước năm 1945, Nam Cao viết về hai đề tài chính:
+ Người trí thức nghèo 
+ Người nông dân nghèo
Tác phẩm tiêu biểu: 
+ Đời thừa, Sống mòn...
+ Chí Phèo, Lão Hạc ... 
0,5
0,5
2
Nhớ và ghi lại chính xác, đầy đủ bài thơ.
0,5
3.
Học sinh dù diễn đạt cách nào, đoạn văn phải đảm bảo các nội dung sau:
Yêu cầu về kỹ năng:
Đoạn văn có bố cục rõ ràng
Diễn đạt trôi chảy mạch lạc.
Yêu cầu về kiến thức:
- Phát hiện đúng các chi tiết nghệ thuật của hai câu thơ : Từ ngữ giản dị, số từ...
0,25
 - Phân tích đúng các chi tiết nghệ thuật hai câu thơ.
0,25
 - Phân tích đúng, đủ nội dung hai câu thơ:
+ Sự đảm đang, tần tảo của bà Tú
0,5
+ Tình cảm yêu thương chồng con rất mực của bà Tú:
 * Thương con
 * Yêu chồng
	0,25
 0,25
Câu III
3a.
Yêu cầu về kỹ năng:
Bài văn có bố cục ba phần rõ ràng.
Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, trôi chảy
Đảm bảo các yêu cầu bài văn NLVH
Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh dù diễn đạt cách nào cũng cần đảm bảo các nội dung sau:
Phát hiện đúng các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng nhân vật Huấn Cao.
- Dùng bút pháp “ Vẽ mây , nẩy trăng ”(dùng nhân vật viên quản ngục và thầy thơ lại để tôn vinh vẻ đẹp Huấn Cao)
0,75
Dùng thủ pháp nghệ thuật miêu tả : 
+ Gián tiếp
+ Trực tiếp
+ Đặc tả
0,25
0,25
0,25
- Nghệ thuật viết văn xuôi điêu luyện, Nguyễn Tuân là cây bút bậc thầy về truyện ngắn.
0,5
Cách xây dựng nhân vật, đặc biệt là nhân vật Huấn Cao :
+ Già dặn
+ Sắc sảo
0,25
0,25
=>Từ việc phân tích các thủ pháp nghệ thuật để làm sáng tỏ nhân vật Huấn Cao.
Huấn Cao là một con người tài hoa:
+ Tài viết chữ đẹp
+ Yêu cái đẹp
+ Biết thưởng thức nghệ thuật
+ Biết truyền cái đẹp cho người khác thưởng thức
0,25
0,25
0,25
0,25
Huấn Cao một con người khí phách, kiên cường:
+ Có tài bẻ khóa vượt ngục
+ Giám chống lại triều đình
+ Không chịu khuất phục trước cường quyền bạo lực
+ Xem cái chết nhẹ tựa lông hồng
0,25
0,25
0,25
0,25
=>Huấn Cao một con người văn võ toàn tài, tâm hồn trong sáng, cao thượng.
0,50
3b.
Yêu cầu về kỹ năng:
Bài văn có có bố cục 3 phần rõ ràng.
Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, trôi chảy
Đảm bảo các yêu cầu bài văn NLVH
Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh dù diễn đạt cách nào cũng cần đảm bảo các nội dung sau:
+ Giới thiệu tác giả Nam Cao
+ Giới thiệu tác phẩm và nhân vật Chí Phèo
0,25
 0,25
- Trước khi Chí Phèo gặp Thị Nở:
 Chí Phèo là người hiền lành lương thiện
0,25
- Sau khi Chí Phèo ra tù:
Chí Phèo biến thành một tên lưu manh.Bị Bá Kiến biến thành tay sai, triền miên trong những cơn say.
0,25
 - Sau khi gặp Thị Nở :
+Thức tỉnh : tỉnh rượu và cảm nhận về không gian xung quanh.
+ Buồn khi nghĩ về cuộc đời cô độc của minh.
+ Nhớ về một mơ ước đã xa.
+ Ngạc nhiên, rơi nước mắt khi được ăn bát cháo hành của Thị Nở.
+ Khát khao được làm người lương thiện
+ Ý nghĩa những thay đổi của Chí Phèo.
+ Phẫn uất, tuyệt vọng khi bị Thị Nở từ chối, phân tích tâm trạng của Chí Phèo lúc này.
+ Xách giao đến nhà Bá Kiến, giết Bá Kiến sau đó giết mình
+ Giải thích hành động của Chí Phèo.
- Phân tích nghệ thuật:
+ Tạo tình huống.
+ Phân tích tâm lý sâu sắc.
+ Trần thuật nữa trực tiếp.
+ Xây dựng nhân vật điển hình.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,50
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
- Cảm nghĩ về nhân vật.
0,25
- Cảm nghĩ về tác giả
0,25

File đính kèm:

  • docDE THI 11 HK1 2013 - 2014.doc