Đề thi học kì II Môn: Vật lí 6 (thời gian 45 phút)

doc3 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II Môn: Vật lí 6 (thời gian 45 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:.
Lớp : 6..
Đề thi học kì II
Môn: Vật lí 6 (thời gian 45 phút)
Điểm
Lời phê
A/ TRẮC NGHIỆM: (6đ)
 Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng ở đầu câu mà em cho là đúng nhất ?
 1. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
A. Khối lượng của chất lỏng tăng.
B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.
C. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. 
D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm. 
2. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây thì cách sắp xếp nào là đúng:
A. Lỏng, rắn, khí. B. Rắn, khí, lỏng
C. Lỏng, khí, rắn. D. khí, lỏng, rắn.
3. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
C. Xảy ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhiệt độ.
D. Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định.
4. Lực kéo vật lên khi dùng ròng rọc động so với lực kéo vật lên trực tiếp thì:
A. Lớn hơn B. Nhỏ hơn
C. Bằng D. Nhỏ hơn hoặc bằng.
5. Khi lau bảng bằng khăn ướt thì chỉ một lát sau bảng mới khô vì:
A. Sơn trên bảng hút nước.
B. Nước trên bảng chảy xuống đất.
C. Gỗ làm bảng hút nước.
D. Nước trên bảng bay hơi vào không khí.
6. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì:
A. Vỏ bóng bàn bị nóng mền ra và bóng phồng lên.
B. Vỏ bóng bàn nóng lên, nở ra.
C. Nước nóng tràn vào trong bóng.
D. Không khí trong quả bóng nóng lên, nở ra.
7/Tại sao khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng?
A. Vì khối lượng của vật tăng B. Vì thể tích của vật tăng.
C. Vì khối lượng của vật không thay đổi còn thể tích của vật giảm.
D. Vì khối lượng của vật không thay đổi còn thể tích của vật thay đổi.
8/Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi hơ nóng không khí đựng trong một bình kín?
A. Thể tích của không khí tăng. B.Khối lượng riêng của không khí tăng.
C. Khối lượng riêng của không khí giảm
D. Cả ba hiện tượng trên đều không xảy ra
9/Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi dùng tay áp chặt vào một bình thuỷ tinh có nút chặt ?
A. Thể tích của không khí trong bình tăng. 
B. Khối lượng riêng của không khí trong bình tăng. 
C. Khối lượng riêng của không khí trong bình giảm.
D. Cả ba hiện tượng trên đều không xảy ra
10/Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy ?
A. Để một cục nước đá ra ngoài nắng. B. Đốt một ngọn nến.
C. Đúc một bức tượng. D. Đốt một ngọn đèn dầu. 
11/Rượu nóng chảy ở -1170c. Hỏi rượu đông đặc ở nhiệt độ nào sau đây ?
A. 1170c B. -1170c
C. Cao hơn -1170c D. Thấp hơn -1170c 
12/Trong nhiệt giai farenhai 200c ứng với bao nhiêu độ 0F ?
A. 6,80F B.6800F
C. 680F D. 0,680F
B/TỰ LUẬN:(4đ)
1/Tại sao khi nhúng nhiệt kế thuỷ ngân vào nước nóng thì mực thuỷ ngân mới đầu hạ xuống một ít rồi sau đó mới dâng lên cao ? 
2/ Quan sát nước đá lấy từ tủ lạnh ra người ta thấy :
Nhiệt độ ban đầu của nước đá là -50c.
Thời gian từ khi lấy ra khỏi tủ lạnh đến khi nước đá bắt đầu nóng chảy là 1 phút.
 -Thời gian nước đá nóng chảy là 7 phút.
 -Thời gian từ khi nóng chảy hết đến khi nước có nhiệt độ 100C là 4 phút.
a/ Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
b/ Đoạn nằm ngang, đoạn nằm nghiêng tương ứng với quá trình nào? 
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ II
Môn: Vật lý 6 (thời gian 45ph)
A.Trắc nghiệm(6đ).
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
Trả lời
D
D
D
B
D
D
7
8
9
10
11
12
C
D
D
D
B
C
B. TỰ LUẬN(4đ)
1/ Thuỷ tinh nóng lên và nở ra trước do đó thoạt đầu mực thuỷ ngân tụt xuống một ít sau đó thuỷ ngân cũng nóng lên nở ra nhưng thuỷ ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh nên mực thuỷ ngân dâng cao hơn mức ban đầu. (2đ)
2/
a/ Học sinh vẽ đúng đường biểu diễn (1đ)
b/ Đoạn nằm ngang ứng với quá trình nóng chảy. Đoạn nằm nghiêng của một phút đầu ứng với trình nước đá nóng lên. Đoạn nằm nghiêng sau ứng với quá trình nước nóng lên (1đ)

File đính kèm:

  • docLY_6_PD.doc
Đề thi liên quan