Đề thi học kì I môn Toán, Tiếng việt Lớp 3

doc6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I môn Toán, Tiếng việt Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN
I. Trắc nghiệm :
Câu 1 : Một số chia cho 8 được thương là 6 và số dư là 4 . Số đó là.
	A. 51	B. 52	C. 53	D. 54
Câu 2 : Số 355 đọc là:
A. Ba năm năm.	B. Ba trăm năm lăm.
C. Ba trăm năm mươi năm.	B. Ba trăm năm mươi lăm.
Câu 3. Con lợn nặng 100 kg, con ngỗng nặng 5 kg. Hỏi con lợn nặng gấp bao nhiêu lần con ngỗng?
A. 50 lần	B. 20 lần	C. 10 lần	D. 5 lần
Câu 4 : Số gồm bảy trăm, năm đơn vị và hai chục là:
A. 752	B. 725	C. 700520	D. 7520
Câu 5 : Số bé là 9, số lớn là 81. Số bé bằng một phần mấy số lớn?
A. 9 lần	B. 	C. 	D. 81 lần
Câu 6 : Số lớn nhất trong các số 812; 799; 809; 789 là.........
	A. 812 	C. 799
	B. 809 	D. 789
Câu 7 : Số liền trước của 160 là: 
A. 161 B. 150 C. 159 D. 170
Câu 8 : Tổng của 16 và 14 rồi nhân với 4 là:
a. 30 b. 34 	c. 72 	 d. 120
Câu 9 : Giá trị của chữ số 3 trong số 132 là:
 a. 300 	b. 30	c. 3	d. Cả a, b, c đều sai
Câu 10 : Số bé nhất trong các số 145; 120; 99; 110 là........
	A. 145 	C. 120
	B. 99 	D. 110
 Câu 11: Số dư trong phép chia 46 : 6 là : 
1	B. 2	C. 3	D. 4 
Câu 12: Đồng hồ hình bên chỉ mấy giờ ? 
A. 10 giờ 9 phút	 B. 10giờ 10 phút	
C. 2 giờ kém 10 phút	D. 11 giờ 10 phút
II. Tự luận :
Bài 1/ Đặt tính rồi tính:
486 + 303 = 670 – 261 =	 168 + 105 =	 652 – 318=
321 + 83=	 634 – 307=	 526 + 147= 627– 459= 
276 + 319=	 756 – 392=	 128 + 321=	942 – 58=
214 x 3=	 373 x 2= 	 205 x 4=	170 x 5= 
72 : 3=	 96 : 4=	 78 : 6=	85 : 5=
58 : 4 =	 86 : 7=	99 : 8=	47 : 3=
369 : 3	=	 490 : 7= 	359 : 5=	428 : 6=
725 : 6	=	 845 : 7	=	905 : 5	=	230 : 6=
280 : 2=	 725 : 6= 	365 : 7=	400 : 5=
Bài 2. Tính giá trị biểu thức:
456 - 34 + 56 84 + 645 : 5 175 - (104 : 8) 123 x ( 83 – 80 )	
450 - 45 : 9 34 x (56 : 8) 471 + 83 – 71 55: 5 x 3
208 + 70 + 6	456 - 7 - 63	177 + 12 – 40	324 – 20 + 62
85 – 15 x 4	260 + 40 : 5	213 : 3 – 15	170 – 70 : 4
116 + 25 x 4	324 : ( 5 + 4)	(46 + 54) : 5	123 : 3 x 5
15 x 5 – 17	35 : 5 + 29	80 + 36 : 4	(4 61 – 345) x 7 
Bài 3: 
Câu 1. Nối biểu thức ứng với giá trị đã cho? ( 2 điểm )
375 – 10 x 3
201 + 39 : 3
100 + 11 x 6
(100 + 11) x 6
166
345
452
666
214
Câu 2. Nối phép tính và biểu thức với giá trị của nó:
59
45 + 29
74
79 - 20
21
30 x 3 : 3
30
(97 – 13) : 4
4. Bài toán :
Bài 1: Đội văn nghệ của trường có 145 học sinh gái số học sinh trai ít hơn 36 học sinh. Hỏi đội văn nghệ trường có bao nhiêu học sinh ?
Bài 2: Quãng đường từ nhà em đến trạm xe buýt là 1 km, quãng đường từ trạm xe buýt đến trường dài gấp 5 lần quãng đường từ nhà đến trạm xe buýt. Hỏi quãng đường từ nhà đến trường là bao nhiêu ?
Bài 3: Bao gạo thứ nhất nặng 36 kg, bao gạo thứ hai nặng 9 kg. Hỏi bao gạo thứ nhất nặng gấp mấy lần bao gạo thứ hai ?
Bài 4: Một đoạn dây kẽm dài 48 cm, được cắt ra thành 8 đoạn đều nhau. Hỏi mỗi đoạn dài bao nhiêu xăng-ti-mét ?
Bài 5: Thùng thứ nhất chứa 7 lít nước. thùng thứ hai chứa 56 lít nước. Hỏi thùng thứ nhất chứa bằng một phấn mấy thùng thứ hai ? 
Bài 6: Có 1 kg đường, dùng làm bánh hết 400 gam. Sau khi chia đều số đường còn lại vào 2 túi. Hỏi mỗi túi chúa bao nhiêu gam đường ?
Bài 7: Có 234 kg gạo chia đều vào 9 túi. Hỏi mỗi túi chúa bao nhiêu kg gạo ?
Bài 8: Có 360 quyển sách xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ có 3 ngăn. Biết rằng mỗi ngăn có số sách như nhau. Hỏi số sách ở mỗi ngăn là bao nhiêu quyển ?
Bài 9: Có 57 người cần qua sông. Mỗi chiếc thuyền chỉ chở được nhiều nhất là 7 người (không kể lái thuyền). Hỏi cần ít nhất bao nhiêu thuyền để chở một lượt hết số người đó?
Bài10: Khối 3 của một trường Tiểu học có 72 học sinh được phân đều thành 3 lớp. Mỗi lớp được chia đều thành 3 tổ. Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu học sinh?
Bài11: Một tấm vải dài 68m, người ta cắt lấy 4 khúc, mỗi khúc dài 6m. Hỏi tấm vải còn lại dài bao nhiêu mét?
Bài 12: Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 6 kg gạo. Ngày thứ hai bán được gấp đôi số gạo ngày thứ nhất. Hỏi cả hai ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo?
TIẾNG VIỆT :
Hũ bạc của người cha
1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng.
Một hôm, ông bảo con: 
- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây! 
2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng:
- Đây không phải tiền con làm ra .
3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vô một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành dụm được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.
4. Hôm đó, ông lo đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lo cười chảy nước mắt :
- Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.
5. Ông đào hũ bạc lên, đưa cho con và bảo :
- Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
 Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1 : Ông lão trước khi nhắm mắt muốn con trai mình trở thành người như thế nào?
a. Muốn con trai trở thành người có nhiều hũ bạc.
b. Muốn con trai trở thành người tự mình kiếm nổi bát cơm.
c. Muốn con trai trở thành người ăn nhiều bát cơm.
Câu 2 : Người con đã vất vả làm lụng và tiết kiệm như thế nào để đem tiền về cho cha?
a. Anh này cầm tiền của mẹ đưa đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha..
b. Đi buôn bán, được bao nhiêu tiền thì để dành không dám ăn uống gì.
c. Xay thóc thuê, xay một thúng thóc trả công 2 bát gạo. Anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng dành dụm chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.
Câu 3 : Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con đã làm gì ? Vì sao?
a. Người con vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra vì tiền đó do anh vất vả kiếm được.
b. Người con vẫn thản nhiên như không vì tiền đó không phải do anh làm ra.
c. Người con vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra vì đó là tiền mẹ anh cho.
Câu 4 : Ý nào dưới đây nói lên ý nghĩa của truyện?
a. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.
b. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con người.
c. Cả hai ý trên đều đúng .
Câu 5: Trong câu ‘Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền’’,từ chỉ hoạt động là :
 a.Vất vả.
 b.Đồng tiền .
 c.Làm lụng
Bồ nông có hiếu 
 Thế là chỉ còn hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát rang này. Bồ Nông hết dắt mẹ tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng dài thêm ra vì lặn lội.
 	Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ còn xăm xắp, xơ xác rong bèo. Bắt được con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ.Ngày này tiếp ngày nọ,đêm nay rồi đêm nữa, chú Bồ Nông cứ dùng miệng làm các túi đựng thức ăn nuôi mẹ qua trọn mùa hè sang mùa thu.
	Lòng hiếu thảo của chú Bồ Nông đã làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác cảm phục và noi theo.
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1 : Trên vùng đất nắng bỏng cát rang có những ai đang sinh sống?
a) Hai mẹ con Bồ Nông . 
b) Hai mẹ con Bồ Nông và cua cá. 
Một mình chú Bồ Nông bé nhỏ.
Câu 2 : Bồ Nông đã chăm sóc mẹ như thế nào ? 
a) Dắt mẹ tìm nơi mát mẻ.Đêm đêm một mình ra đồng xúc tép, xúc cá.
b) Bắt được con mồi ngậm vào miệng để phần mẹ.
Cả hai ý trên
Câu 3 : Vì sao mọi người lại cảm phục Bồ Nông? 
a) Vì Bồ Nông chăm chỉ lao động.
b) Vì Bồ Nông bắt được nhiều cua cá.
c) Vì Bồ Nông có hiếu với mẹ.
Câu 4 : Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ chỉ hoạt động? 
a) dắt, tìm, xúc, bắt, ngậm.
b) dắt, tìm, xúc, cảm phục, ngậm. 
c)dắt, lặn lội, mò mẫm, còn, ngậm.
Câu 5 : Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu Ai làm gì? 
a) Bồ Nông hết dẫn mẹ tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. 
b) Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết.
Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng dài thêm ra vì lặn lội
CÂY SỒI
Trước mặt tôi, một cây sồi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ. Bên cạnh đó, như để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rỡ của mấy cây cơm nguội. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng lửa đỏ bập bùng cháy.Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sồi. Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục.
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Đoạn văn trên nói đến loại cây gì?
a. Cây sồi b. Cây cơm nguội c. Cả a, b đều đúng	d. Cây đa
Câu 2 : Đoạn văn nói đến những màu sắc nào?
a. Xanh, vàng b. Đỏ, trắng c. Đỏ, vàng, trắng
Câu 3 : Hìnhh ảnh cây sồi được tả như thế nào?
a.Gầy guộc b. Sum suê 	c. Cao lớn toàn than phủ đầy lá đỏ
Câu 4 : Những chiếc lá rập rình lay động được so sánh với sự vật nào?
a. Những cánh bướm xinh 	b. Những chiếc lá vàng rực rỡ
c. Những đốm lửa đỏ bập bùng
Câu 5 : Hình ảnh dòng nước chảy được miêu tả như thế nào?
a. Quanh co 	b. Uốn lượn 
c. Lúc trườn lên tảng đá, lúc luồn xuống gốc cây.
Câu 6 : Câu : “Chú ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ.” thuộc mẫu câu nào sau đây:
a. Ai làm gì? b. Ai thế nào? c. Ai là gì?
Câu 7: Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
a. 1 hình ảnh b. 2 hình ảnh c. 3 hình ảnh
Đó là: 
Câu 8 : Gạch chân dưới từ chỉ sự vật trong câu sau:
“ Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục.”
Người liên lạc nhỏ.
	Sáng hôm ấy, anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. Một ông ké đã chờ sẵn ở đấy. Ông mỉm cười hiền hậu:
Nào, bác cháu ta lên đường!
Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai cửa tay.Trông ông như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước, ông ké lững thững đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đằng sau tránh vào ven đường.
Đến quãng suối, vừa qua cầu thì gặp Tây đồn đem lính đi tuần. Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo. Ông ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá. Lưng đá to lù lù, cao ngập đầu người. Nhưng lũ lính đã trông thấy. Chúng nó kêu ầm lên. Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính, như người đi đường xa, mỏi chân, gặp được tảng đá phẳng thì ngồi nghỉ chốc lát.
Nghe đằng trước có tiếng hỏi:
Bé con đi đâu sớm thế ?
Kim Đồng nói: 
Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm.
Trả lời xong, Kim Đồng quay lại, gọi: 
Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!
Mắt giặc tráo trưng mà hoá thong manh. Hai bác cháu đã ung dung đi qua trước mặt chúng. Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm. 
Theo TÔ HOÀI
A. Đọc thầm bài Người liên lạc nhỏ, trả lời câu hỏi: 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng . 
Câu 1. Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì ?
 a. Đón thầy mo về cúng cho mẹ b. Dẫn đường cho một người về bản
 c. Dẫn đường cho một cán bộ hoạt động bí mật đi công tác 
Câu 2. Vì sao người cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng ? 
a. Vì người cán bộ trông giống người Nùng.
b. Vì người cán bộ hoạt động bí mật, phải đóng vai người Nùng để địch khó phát hiện . 
c. Vì người cán bộ muốn mọi người coi mình là người Nùng. 
Câu 3.Những chi tiết nào cho thấy Kim đồng dũng cảm và nhanh trí khi gặp địch? 
a. Kim đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước, ông ké lững thững đằng sau.
b. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đằng sau tránh vào ven đường.
c. Gặp Tây đồn đem lính đi tuần, Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo .
d. Kim Đồng nói với Tây là đón thầy mo này về nhà anh để cúng cho mẹ anh khỏi ốm.
Câu 4.Ghi vào chỗ trống những câu văn trong bài nói về cách đi đường của Kim Đồng và ông ké để đảm bảo an toàn :
Câu 5. Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai (Cái gì, con gì)?
 Gạch hai gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Là gì ( làm gì , thế nào)?
 Ông ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá .
Câu 6. Câu trên được viết theo kiểu : 
a. Ai - Là gì? b. Ai -Làm gì? c. Ai - Thế nào ?	 d. Không thuộc mẫu câu nào 
Câu 7. Trong bài có mấy hình ảnh so sánh: 
a. 2 hình ảnh 	b. 3 hình ảnh 	c. 4 hình ảnh 	d. 5 hình ảnh

File đính kèm:

  • docDE THI HKI.doc