Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn: Sinh 8 - Đề 02

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn: Sinh 8 - Đề 02, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
MÔN: SINH 8
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 2,0 điểm)
 Phân tích những đặc điểm của bộ xương người phù hợp với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân?
Câu 2 : (2,0 điểm)
1. Có ý kiến cho rằng “Thức ăn chỉ thực sự được tiêu hoá ở ruột non”. Em hãy nhận xét ý kiến trên và chỉ ra các đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng trên? 
2. Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học câu thành ngữ “ nhai kĩ no lâu”
Câu 3 : (2 điểm)
Tim hoạt động như thế nào và giải thích tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?
Câu 4 : (1 điểm)
 Chứng minh rằng đồng hoá và dị hoá là hai quá trình mâu thuẫn nhưng thống nhất trong cùng một cơ thể sống?
Câu 5 : (3 điểm)
 Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 80 ml máu và trong một giờ đã đẩy đi được 360 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kỳ tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hỏi:
1. Số lần mạch đập trong một phút?
2. Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim?
3. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?
--------------- HẾT ---------------
TRƯỜNG THCS HOÀNG NINH
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: SINH 8
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2đ)
Những đặc điểm phù hợp với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân:
- Cột sống đứng(thẳng) có dạng chữ S và cong ở bốn chỗ: vừa làm tăng chiều cao của cơ thể, giúp quan sát, định hướng tốt trong lao động, di chuyển, vừa chuyển toàn bộ trọng lượng các nội quan sang phần xương chậu giúp cơ thể dễ di chuyển.
- Cột sống có những đoạn hơi cong: hai đoạn cong trước (Cổ và lưng) và hai đoạn cong sau (ngực và cùng). Các đoạn này giúp phân tác lực tác dụng từ đàu xuống và từ chân lên tránh làm tổn thương cột sống và cơ thể.
- Các đốt sống đoạn cổ, ngực, lưng: các đốt này khớp với nhau theo kiểu bán động, vừa tạo tính ổn định bảo vệ các nội quan vừa giúp phần thân xoay trở trong vận chuyển và lao động. Giữa các đốt sống trên còn có đĩa sụn, tránh cho chúng bị tổn thương khi cơ thể di chuyển.
- Xương gót phát triển và lồi về phía sau, các xương bàn chân khớp với nhau tạo thành hình vòm. Có tác dụng dễ di chuyển và giảm bớt chấn động có thể gây tổn thương cơ thể khi di chuyển.
- Các xương vận động chi trên khớp động linh hoạt, đặc biệt là các xương ngón tay, để chi trên cử động theo nhiều hướng và bàn tay có thể cầm nắm, chế tạo công cụ lao động và thực hiện động tác lao động.
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
2
2đ
1.Thức ăn chỉ thực sự được tiêu hoá ở ruột non, nhận xét trên là chính xác vì ở ruột non tất cả các loại thức ăn đều được biến đổi thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ.
- Các đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng tiêu hóa thức ăn:
+ Đầu ruột non có dịch mật và dịch tụy đổ vào.
+ Trong lớp niêm mạc ruột non có nhiều tuyến ruột tiết ra dịch ruột.
+ Thành ruột non có cấu tạo bốn lớp.
+ Các enzim trong dịch tụy và dịch tụy tiết ra có đầy đủ các loại enzim tiêu hóa tất cả các loại thức ăn trên
0,5đ
0,5đ
2.
- Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim là :
( 1 phút = 60 giây) à ta có : 60 : 75 = 0,8 giây.
	Đáp số : 0,8 giây.
0,5đ
3. Thời gian của các pha :
- Thời gian của pha dãn chung là : 0,8 : 2 = 0,4 (giây)
- Gọi thời gian pha nhĩ co là x giây -> thời gian pha thất co là 3x . 
	 Ta 	 có x + 3x = 0,8 – 0,4 = 0,4 
 x = 0,1 giây. 
Vậy trong một chu kỳ co dãn của tim: 
Tâm nhĩ co hết : 0,1 giây.
Tâm thất co hết : 0,1 . 3 = 0,3 giây.
( HS giải cách khác nếu đúng cho điểm tối đa)
1,5đ
3
1đ
1. Thức ăn chỉ thực sự tiêu hoá ở ruột non vì:
- Ở ruột non có đầy đủ các loại enzim tiêu hoá các loại thức ăn.
- Tại đây các loại thức ăn được tiêu hoá các loại thức ăn : Pr, G, Li, Axit Nucleic đến sản phẩm cuối cùng mà cơ thể hấp thu được.
0,5đ
- Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ này là khi ta nhai kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn
0,5đ
4
2đ
1. 
- Hô hấp ngoài:
+ Sự thở ra và hít vào ( thông khí ở phổi)
+ Trao đổi khí ở phổi: O2 khuếch tán từ phế nang vào máu.
 CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
- Hô hấp trong
+ Trao đổi khí ở tế bào: CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
 O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
0,25
0,25đ
0,5 đ
2. Cơ sở sinh lí của tiếng khóc chào đời.
- Đứa trẻ khi chào đời bị cắt bỏ dây rốn lượng CO2 thừa ngày càng nhiều trong máu sẽ kết hợp với nước tạo thành H2CO3 => I on H+ tăng => Kích thích trung khu hô hấp hoạt động, tạo ra động tác hít vào, thở ra. Không khí đi ra tràn qua thanh quản tạo nên tiếng khóc chào đời.
1đ
5
2đ
1.
- Mâu thuẫn:
	+ Đồng hoá tổng hợp chất hữu cơ, dị hoá phân huỷ chất hữu cơ
	+ Đồng hoá tích luỹ năng lượng, dị hoá giải phóng năng lượng.
- Thống nhất: 
	+ Đồng hoá cung cấp nguyên liệu cho dị hoá, dị hoá cung cấp năng lượng cho đồng hóa.
	+ Đồng hoá và dị hoá cùng tồn tại trong một cơ thể sống, nếu thiếu một trong hai quá trình thì sự sống không tồn tại.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
TỔNG
10đ
Lưu ý:- HS trả lời đúng bản chất cho điểm tối đa.
- Bài tập làm cách khác mà đúng cho điểm tối đa.
--------------- HẾT ---------------

File đính kèm:

  • docDe thi chon hsg cap truong.doc
Đề thi liên quan