Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS - Môn thi: Sinh Học

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS - Môn thi: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phßng Gi¸o dôc - §µo t¹o
§Ò ChÝnh thøc
......................
 K× thi chän häc sinh giái líp 9 THCS
N¨m häc :................
M«n thi: Sinh häc
 (Thêi gian: 150 phót, kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)
C©u I. (3 điểm)
Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không? Cho ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa.
C©u II. (2,5 điểm)
 Thế nào là nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
C©u III. (2,5 điểm)
 a/ Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1? Nói rằng, người mẹ quyết định giới tính của con là đúng hay sai? Tại sao?
b/ Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Giải thích?
C©u IV. (2,0 điểm)
	Khi lai hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa, người ta thu được một số cây lai tam bội có kiểu gen AAa. Hãy giải thích cơ chế hình thành và đặc điểm của các cây lai tam bội đó
C©u V. (3,5 điểm)
 Xét một nhóm tế bào sinh giao tử, mỗi tế bào xét một cặp gen dị hợp dài 5100 A0 nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Gen trội A nằm trên nhiễm sắc thể thứ nhất có1200 Ađênin,gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thứ hai có1350 Ađênin.
Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen.
Khi tế bào ở vào kì giữa của giảm phân I, số lượng từng loại nuclêôtit của các gen trong tế bào là bao nhiêu?
Nếu có một số tế bào trong nhóm tế bào sinh giao tử xảy ra đột biến dị bội ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên thì khi nhóm tế bào kết thúc giảm phân số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử là bao nhiêu?
C©u VI. (2,0 điểm)
Ở 1 loài sinh vật, có 6 hợp tử nguyên phân với số lần bằng nhau đã tạo ra số tế bào mới chứa 9600 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra 9300NST đơn cho quá trình nguyên phân trên.
Xác định số lượng NST của 6 hợp tử khi chúng đang ở kỳ sau.
Xác định số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử.
Xác định tổng số tế bào xuất hiện trong cả quá trình nguyên phân của cả 6 hợp tử.
C©u VII. (4,5 điểm)
 Ở một loài thực vật, cho P thuần chủng khác nhau hai cặp tính trạng tương phản, lai với nhau được F1 đều có kiểu hình thân cao, quả đỏ. Cho F1 lai phân tích giả sử thu được FB với kết quả như sau: 
 - Trường hợp 1: 25% cây thân cao, quả đỏ: 25% cây thân cao, quả vàng: 25% cây thân thấp, quả đỏ: 25% cây thân thấp, quả vàng.
	 - Trường hợp 2: 50% cây thân cao, quả đỏ: 50% cây thân thấp, quả vàng.	
 - Trường hợp 3: 50% cây thân cao, quả vàng: 50% cây thân thấp, quả đỏ. 
 Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ F1 đến FB cho từng trường hợp? 
 Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các gen nằm trên NST thường, NST không thay đổi cấu trúc trong giảm phân. 
§¸p ¸n – BiÓu ®iÓm
C©u
Néi dung
§iÓm
I
(3®)
 	- Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của 1 cơ thể nào đó là TC hay không TC.
	- VD: ở đậu Hà Lan; A: hạt vàng; a: hạt xanh; B: hạt trơn; b: hạt nhăn.
	- Cho đậu vàng trơn lai với đậu xanh nhăn (lặn) mà con lai chỉ cho 1 kiểu hình chứng tỏ cây mang lai TChủng.
	- Ngược lại nếu con lai xuất hiện từ 2 kiểu hình trở lên chứng tỏ cây mang lai không TChủng.
Sơ đồ minh hoạ:
	- Nếu cây vàng trơn TC: AABB
	- P: AABB x aabb
	GP: AB	ab
	F1: 	AaBb ( 100% vàng trơn )
	- Nếu cây vàng trơn không TC: AABb, AaBB, AaBb
	- P: AABb x aabb
	GP: AB, Ab	ab
	F1: 	AaBb và A abb( vàng trơn và vàng nhăn )
	- P: AaBB x aabb
	GP: AB, aB	ab
	F1: 	AaBb và aaBb( vàng trơn và xanh trơn )
	- P: AaBb x aabb
	GP: AB,Ab aB,ab	ab
	F1: 	AaBb , A abb , aaBb , aabb( vàng trơn, vàng nhăn, xanh trơn, xanh nhăn )
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25 
II
(2,5®)
 - NST kép: gồm 2 Crômatit giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động, / hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ.
- Cặp NST tương đồng: gồm 2 NST giống nhau về hình dạng và kích thước, / 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
Sự khác nhau:
NST kép
Cặp NST tương đồng
- Chỉ là 1 NST gồm 2 crômatit dính nhau ở tâm động
 - Gồm 2 NST đồng dạng
 - Chỉ 1 nguồn gốc: hoặc từ bố hoặc từ mẹ
 - Có 2 nguồn gôc: 1 từ bố, 1 từ mẹ
 - 2 crômatit hoạt động như 1 thể thống nhất
 - 2 NST của cặp tương đồng hoạt động độc lập nhau
0.5
0,5
0,5
0,5
0,5 
III
(2,5®)
 a/ 
- Cơ chế xác định giới tính ở người:
Nam: XX, Nữ: XY
Sơ đồ lai: P: Nam ( XY) x N÷ (XX)
 GP: X, Y X
 F: 1 XX : 1 XY
-->Trên qui mô lớn, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1
(Học sinh có thể giải thích bằng lời vẫn cho điểm tối đa)
- Nói người mẹ quyết định giới tính của con là sai, vì ng­êi bè cho giao tử mang NST Y để tạo hợp tử XY (phát triển thành con trai) .
b/ 
- Nói bố mẹ truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn là sai.
- Vì: Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Kiểu gen tương tác với môi trường để hình thành kiểu hình (tính trạng).
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
IV
( 2®)
 - Cơ chế hình thành cây lai tam bội: do sự không phân ly của cặp NST mang alen A trong quá trình giảm phân nên hình thành loại giao tử không bình thường mang cả hai alen A, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang alen a hình thành hợp tử AAa (tam bội).
- S¬ ®å lai:
P: AA x aa
GP: AA a
F: Aaa ( tam béi)
- Đặc điểm của cây tam bội: Bộ NST 3n, cơ quan dinh dưỡng to, khả năng chống chịu tốt, thường bất thụ ...
 1
0,5
0,5
V
(4®)
 Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen.
 - Tổng số nu của mỗi gen là: (5100 : 3,4). 2 = 3000 (nu)
 - Số nuclêôtit mỗi loại của gen trội A là:
 A = T = 1200 (nu)
 G = X = 3000 : 2 – 1200 = 300 (nu)
 - Số nuclêôtit mỗi loại của gen lặn a là:
 A = T = 1350 (nu)
 G = X = 3000 : 2 – 1350 = 150 (nu)
Khi tế bào ở vào kì giữa của giảm phân I, số lượng từng loại nuclêôtit của các gen trong tế bào là bao nhiêu?
ở kì giữa của giảm phân I nhiễm sắc thể đã nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép, do đó gen trên nhiễm sắc thể cũng được nhân đôi.
Số lượng từng loại nuclêôtit trong tế bào tại thời điểm đó là:
 A = T = (1200 + 1350) . 2 = 5100 (nu)
 G = X = (300 + 150) . 2 = 900 (nu)
Nếu xảy ra đột biến dị bội ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên thì số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử là bao nhiêu?
 - Nếu một số tế bào xảy ra đột biến dị bội ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên thì khi kết thúc quá trình giảm phân sẽ tạo ra bốn loại giao tử, trong đó có hai loại giao tử bình thường là A, a, hai loại giao tử không bình thường là Aa và O.
 - Số nu mỗi loại trong các giao tử là:
 + Giao tử A: A = T = 1200 (nu)
 G = X = 300 (nu)
 + Giao tử a: A = T = 1350 (nu)
 G = X = 150 (nu)
 + Giao tử Aa: A = T = 1200 + 1350 = 2550 (nu)
 G = X = 300 + 150 = 450 (nu)
 + Giao tử O: A = T = 0 (nu)
 G = X = 0 (nu)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25 
VI
(2,0®)
Xác định số lượng NST:
 Theo bài ra ta có: 6.2n.2k = 9600.
 6.2n.(2k - 1) = 9300. Giải ra ta có : 2n = 50.
Số lượng NST của 6 hợp tử trong kì sau: 6 x 50 x2 = 600NST
Số đợt NP: 6 x 50 x 2k = 9600 2k = 32 k = 5. 
Vậy số đợt NP là 5 đợt.
c. Tổng số TB = (2 + 4 + 8 + 16 + 32) x 6 = 372 TB.
1
0,5
0,5 
VII
(4®)
- F1 đều có kiểu hình thân cao, quả đỏ. Vậy tính trạng thân cao, quả đỏ là tính trạng trội so với tính trạng thân thấp, quả vàng.
- Qui ước: Gen A: thân cao, gen a: thân thấp. 
 Gen B: quả đỏ, gen b: quả vàng
* Trường hợp 1:
 FB có tỉ lệ phân li kiểu hình tỉ lệ 1: 1: 1: 1. Vậy F1 cho 4 loại giao tử bằng nhau nên F1 dị hợp tử hai cặp gen phân li độc lập, F1 có kiểu gen AaBb
Sơ đồ lai: F1: AaBb x aabb 
 GF1 : AB, Ab, aB, ab ab 
 FB : 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb
 Kiểu hình: 1cây thân cao, quả đỏ: 1cây thân cao, quả vàng: 1 cây thân thấp, quả đỏ: 1 cây thân thấp, quả vàng 
* Trường hợp 2: 50% cây thân cao, quả đỏ: 50% cây thân thấp, quả vàng.
 FB có tỉ lệ phân li kiểu hình tỉ lệ 1: 1. Vậy F1 cho 2 loại giao tử bằng nhau nên F1 dị hợp tử hai cặp gen, liên kết gen, kiểu gen F1 
Sơ đồ lai: F1: x 
 GF1: AB , ab ab 
 FB: 1 : 1 
 Kiểu hình FB: 1 cây thân cao, quả đỏ : 1 cây thân thấp, quả vàng 
* Trường hợp 3: 50% cây thân cao, quả vàng: 50% cây thân thấp, quả đỏ
 FB có tỉ lệ phân li kiểu hình tỉ lệ 1: 1. Vậy F1 cho 2 loại giao tử bằng nhau nên F1 dị hợp tử hai cặp gen, liên kết gen, kiểu gen F1 
 Sơ đồ lai: F1 : x 
 GF1: Ab , aB ab 
 FB: 1 : 1 
 Kiểu hình FB: 1 cây thân cao, quả vàng : 1 cây thân thấp, quả đỏ 
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25 

File đính kèm:

  • docde thi HSG Sinh 9 Huyen.doc
Đề thi liên quan