Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện - Môn: Sinh Học

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện - Môn: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN NINH HÒA ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
PHÒNG GD – ĐT NINH HÒA NĂM HỌC: 2008-2009
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Số BD: . Phòng: ..
Câu 1: (2,25đ) Thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép cây ? Nêu lợi ích của việc giâm cành, chiết cành và ghép cây.
Câu 2: (3,25đ) Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc. Phân biệt các bộ thú móng guốc và lấy ví dụ minh họa cho mỗi bộ.
Câu 3: (3đ) Nêu nguồn gốc các tác nhân gây hại và ảnh hưởng của nó đến hệ hô hấp và sức khỏe của con người ?
Câu 4: (3,5đ) So sánh kết quả lai phân tích F1 trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống.
Câu 5: (4đ) Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể ? Lấy ví dụ minh họa cho mỗi vai trò của prôtêin.
Câu 6: (4đ) Ở hoa dạ lan, màu hoa đỏ là tính trạng trội so với màu hoa trắng. Giao phấn giữa hai cây P thu được F1, rồi tiếp tục cho các cây F1 giao phấn thu được F2 có 90 cây hoa đỏ, 208 cây hoa hồng và 87 cây hoa trắng.
	a) Giải thích đặc điểm di truyền của màu hoa. Xác định kiểu gen, kiểu hình của P và của F1.
	b) Viết sơ đồ lai từ P đến F2. Nếu cho F1 lai phân tích thì kết quả thế nào ?
	c) Có cần kiểm tra tính thuần chủng của cây có hoa đỏ bằng phép lai phân tích không ? Tại sao ?
--- Hết ---
 UBND HUYỆN NINH HÒA HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM 
PHÒNG GD – ĐT NINH HÒA KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN
 NĂM HỌC: 2008-2009
MÔN: SINH HỌC
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuồng đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.
- Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.
- Ghép cây là dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển.
- Ích lợi: + Tạo cây mới nhanh hơn trồng bằng hạt
 + Có thể duy trì các đặc điểm tốt ở cây mẹ
 + Có thể tạo kết hợp nhiều đặc tính mong muốn trên 1 cây (ghép) 
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2
- Đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc:
+ Có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có sừng bao bọc gọi là guốc.
+ Thú móng guốc di chuyển nhanh vì thường có chân cao; trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón gần như thẳng hàng và chỉ có những đốt cuối của ngón có guốc mới chạm đất nên diện tích tiếp xúc với đất ít.
- Phân biệt các bộ thú móng guốc:
+ Bộ guốc chẵn: Gồm thú móng vuốt có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, đa số sống thành đàn, có loài ăn tạp, có loài ăn thực vật, nhiều loài nhai lại.
 Ví dụ: Heo, bò, hươu, 
+ Bộ guốc lẻ: Gồm thú móng guốc có 1 ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vật, không nhai lại; không có sừng, sống theo đàn hoặc có sừng và sống đơn độc.
 Ví dụ: Voi, tê giác, ngựa 
0,5đ
0,75đ
0,75đ
0,25đ
0,75đ
0,25đ
3
- Bụi: Do cháy rừng, khai thác than, đá  bụi sẽ theo đường dẫn khí vào phổi gây nên bệnh bụi phổi.
- Khí nitơ oxit: Do khí thải của ô tô, xe máy  gây viêm, sưng lớp niêm mạc gây cản trở trao đổi khí và có thể gây chết ở liều cao.
- Lưu huỳnh ôxit: Do khí thải sinh hoạt và công nghiệp, làm cho các bệnh hô hấp thêm trầm trọng.
- Cacbon ôxit: Có trong khí thải công nghiệp, khói thuốc lá  chiếm chỗ của oxy trong máu làm giảm hiệu quả hô hấp và có thể gây chết.
- Các chất độc hại: Trong khói thiốc lá có nicôtin, nitzơramin  làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí, có thể gây ung thư phổi.
- Các vi sinh vật gây bệnh: Trong không khí ở bệnh viện, các môi trường thiếu vệ sinh, gây các bệnh viêm đường dẫn khí và phổi, làm tổn thương hệ hô hấp; có thể gây chết.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
4
1. So sánh kết quả lai phân tích F1:
a) Giống nhau:
F1 dị hợp hai cặp gen lai phân tích đều tạo ra sự phân tính ở con lai.
b) Khác nhau:
Di truyền độc lập
Di truyền liên kết
- F1 dị hợp 2 cặp gen tạo ra 4 loại giao tử nên kết quả lai phân tích cho 4 kiểu hình với tỷ lệ ngang nhau.
- Con xuất hiện kiểu hình mới ngoài kiểu hình giống bố mẹ; tức xuất hiện biến dị tổ hợp
- F1 dị hợp 2 cặp gen tạo ra 2 loại giao tử nên kết quả lai phân tích cho 2 kiểu hình với tỷ lệ ngang nhau.
- Con không xuất hiện kiểu hình mới so với bố mẹ; tức không xuất hiện biến dị tổ hợp
2. Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống:
Di truyền liên kết đảm báo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định hởi các gen trên một NST. Nhờ đó trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
5
Prôtêin có rất nhiều chức năng quan trọng trong tế bào và cơ thể như:
- Prôtêin là thành phần cấu tạo của tế bào, mô, các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.
 Ví dụ: Histôn là loại prôtêin tham gia vào cấu trúc của NST. Đặc biệt, prôtêin dạng sợi là nguyên liệu cấu trúc rất tốt (như côlagen và elastin là thành phần chủ yếu của da và mô liên kết, kêratin ở trong móng, sừng, tóc và lông)
- Bản chất của enzim là prôtêin đóng vai trò xúc tác các quá trình trao đổi chất.
 Ví dụ: Trong qua strình tổng hợp, phân tử ARN có sự tham gia của enzim ARN – pôlimeraza, còn khi phân giải ARN thành các nuclêôtit thì có sự xác tác của enzim ribônuclêaza
- Prôtêin là thành phần của hoocmôn, đóng vai trò điều hòa các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể
 Ví dụ: Insulin có vai trò điều hòa hàm lượng đường trong máu, tirôxin điều hòa sức lớn của cơ thể.
Ngoài ra:
+ Prôtêin còn tạo ra kháng thể, thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể.
+ Prôtêin là thành phần của cơ tham gia vận động cơ thể.
+ Prôtêin còn là nguồn dự trữ cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào
+ Prôtêin còn biểu hiện tính trạng của của thể.
Vì vậy, prôtêin có vai trò rất quan trọng đối với tế bào và cơ thể.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
6
a) Đặc điểm di truyền. Xác định P và F1:
F2 có tỷ lệ kiểu hình 90 hoa đỏ : 208 hoa hồng : 87 hoa trắng xấp xỉ 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng
F2 có tỷ lệ của định luật phân ly với hiện tượng tính trội không hoàn toàn
Suy ra:
- Màu hoa di truyền theo hiện tượng di truyền trung gian (còn gọi là tính trội không hoàn toàn)
- F1 phải có kiểu gen dị hợp và P phải thuần chủng về một cặp gen tương phản với nhau
Quy ước: Gen A: hoa đỏ trội không hoàn toàn so với gen a: hoa trắng
Kiểu gen: AA: cho hoa đỏ; Aa: cho hoa hồng; aa: cho hoa trắng
Vậy:
- Cây P thuần chủng tương phản là: AA (hoa đỏ) và cây còn lại là aa (hoa trắng)
- F1 có kiểu gen dị hợp Aa (hoa hồng)
b) Sơ đồ lai từ P đến F2:
P : AA (hoa đỏ) x aa (hoa trắng)
Gp: A a
F1: Aa
Kiểu hình: 100% hoa hồng
F1: Aa (hoa hồng) x Aa (hoa hồng)
GF1: A , a A , a
F2: 1 AA : 2 Aa : 1 aa
Kiểu hình: 1 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 hoa trắng
- Cho F1 lai phân tích:
F1: Aa (hoa hồng) x aa (hoa trắng)
GF1: A , a a
F2: 1 Aa : 1 aa
Kiểu hình: 1 hoa hồng : 1 hoa trắng
c) Không cần kiểm tra tính thuần chủng của cây hoa đỏ, vì đây là tính trội, chỉ có thể do gặp gen AA quy định, tức luôn luôn thuần chủng. 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ

File đính kèm:

  • docDe Sinh Ninh hoa 2008 2009.doc
Đề thi liên quan