Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 THCS - Môn Sinh

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 THCS - Môn Sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 THCS năm học 2007- 2008
Đề thi chính thức
Số BD :...................
Chữ ký GT số 1:
................................
Môn thi: Sinh học
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2.5 điểm)
	a) Theo em, những giai đoạn nào của cây cần nhiều nước và muối khoáng? Vì sao?
	b) Vì sao cây mọc cố định ở một chỗ lại tìm hút được nước và muối khoáng hoà tan trong đất?
Câu 2. (2.5 điểm)
	Hãy sắp xếp các sinh vật sau đây vào các ngành động vật mà em đã học: San hô, Cua, Chuồn chuồn, Sán lá gan, Mực, Trùng biến hình, Sán lông, Sò huyết, Trùng sốt rét, Hải quỳ.
Câu 3. (2.5 điểm)
	a) Văcxin là gì? Vì sao người có khả năng miễn dịch sau khi được tiêm văcxin?
	b) Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?
Câu 4. (3.0 điểm)
	Hãy phân tích để thấy rõ quá trình tiêu hoá ở khoang miệng rất mạnh về mặt lí học nhưng rất yếu về mặt hoá học?
Câu 5. (3.5 điểm)
	a) Nêu vai trò của quá trình phần bào nguyên phân trong các trường hợp sau: hợp tử, trẻ em và người trưởng thành.
	b) ở quá trình phát sinh giao tử, hãy cho biết có bao nhiêu loại giao tử khác nhau được tạo ra qua giảm phân nếu từ 1 tế bào mẹ . Trường hợp ở người sẽ cho ra bao nhiêu loại giao tử khác nhau?
Câu 6. (2.5 điểm)
ở ngô, các gen liên kết trên NST số II phân bố theo trật tự bình thường như sau: Gen bẹ lá màu nhạt (A)- Gen lá láng bóng (B)- Gen có lông ở lá (C)- Gen xác định màu sôcôla ở lá bì (D).
Người ta phát hiện một số dòng ngô đột biến có trật tự các gen sau:
1. A- C- B- D
2. A- C- B- C- B- D
3. A- B- D- C
4. C- D
Hãy xác định các dạng đột biến và xác định kiểu hình của từng dạng đột biến ?
Câu 7 (3.5 điểm)
ở đậu Hà Lan, thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp và hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Hai cặp tính trạng về chiều cao cây và màu sắc hạt di truyền độc lập với nhau. cho các trường hợp sau đây:
a) Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ và lập sơ đồ lai khi cho mẹ thân cao, hạt xanh giao phấn với bố thân thấp, hạt vàng.
b) Khi cho mẹ dị hợp về 2 cặp gen nói trên lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào?
đáp án và hướng dẫn chấm bài thi HSG
môn sinh học 9 -năm học 2007- 2008
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
2.5 đ
a) - Cây cần nhiều nước và muối khoáng vào các giai đoạn: sinh trưởng, mọc cành, đẻ nhánh và lúc sắp ra hoa.
 - Vì ở các giai đoạn này cây phải tạo nhiều chất hữu cơ để lớn lên hoặc để tạo ra các bộ phận mới của cây.
b) - Vì cây mọc cố định ở một chỗ nên hệ rễ phát triển nhiều, đào sâu, lan rộng mới hút đủ nước và muối khoáng cần thiết để sống. Khi đầu rễ mọc dài ra, những lông hút mới xuất hiện, những lông hút cũ rụng đi nên rễ mọc đến đấu, lông hút cũng mọc đến đó đẻ hút nước và muối khoáng hoà tan.
0.5
1.0
1.0
Câu 2
2.5đ
- Ngành động vật nguyên sinh: Trùng biến hình, Trùng sốt rét.
- Ngành Ruột khoang: San hô, Hải quỳ
- Ngành Giun dẹp: Sán lá gan, Sán lông
- Ngành Thân mềm: Mực, Sò huyết
- Ngành Chân khớp: Cua, Chuồn chuồn.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 3
2.5đ
a) - Văcxin là dịch chứa độc tố của vi khuẩn gây bệnh nào đó đã được làm yếu dùng tiêm vào cơ thể người để tạo ra khả năng miễn dịch bệnh đó.
 - Tiêm văcxin tạo khả năng miễn dịch cho cơ thể vì:
 + Độc tố của vi khuẩn ( kháng nguyên) nhưng do đã được làm yếu nên vào cơ thể người không đủ khả năng gây bệnh nhưng nó có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể.
 + Kháng thể tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch được với bệnh đó.
b) - Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O.
 - Vì: Máu không có kháng nguyên sẽ không bị kháng thể có trong huyết tương của nhóm máu O gây kết dính hồng cầu.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 4
3.0đ
* Sự tiêu hoá ở khoang miệng rất mạnh về mặt lí học:
Thể hiện ở sự phối hợp của nhiều bộ phận:
- Răng: Cắn, xé, nghiền thức ăn.
- Lưỡi: Đảo trộn thức ăn thấm đều nước bọt.
- Má, môi, vòm miệng: Tham gia giữ thức ăn trong khoang miệng trong quá trình nhai, nghiền .
=> Các hoạt động lí học nói trên đã làm thức ăn biến đổi từ dạng cứng, kích thước to thành dạng nhỏ, mềm hơn rất nhiều.
* Sự tiêu hoá ở khoang miệng rất yếu về mặt hoá học:
- ở khoang miệng có tuyến nước bọt có vai trò tiết dịch nước bọt chủ yếu là hỗ trợ cho biến đổi lí học (ngấm và làm mềm thức ăn)
- Tác dụng hoá học của nước bọt rất yếu vì chỉ có một loại enzim duy nhất làm biến đổi 1 phần tinh bột chín thành đường mantô. Hầu hết gluxit và toàn bộ các chất khác không được biến đổi hoá học
0.25
0.5
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 5
3.5đ
a) - Đối với hợp tử: Nguyên phân làm cho số lượng tế bào tăng lên, sự tăng trưởng của các cơ quan đặc biệt là sự phân hoá các tế bào hình thành nên các cơ quan để tạo nên một cơ thể hoàn chỉnh
 - Đối với trẻ em: Nguyên phân giúp cơ thể lớn lên.
 - ở người trưởng thành: Giúp tế bào thường xuyên đổi mới ( thay thế các tế bào già, chết)
b) - Một tế bào mẹ ( tế bào sinh tinh) khi giảm phân cho ra 2 loại giao tử khác nhau.
 - Một tế bào mẹ ( tế bào sinh trứng) khi giảm phân cho ra 1 loại giao tử.
 - ở người, số lượng NST là 46 ( 23 cặp), vì vậy số giao tử sinh ra sẽ là: 223 (giao tử)
1.0
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 6
2.5đ
1. Đột biến đảo đoạn NST mang các gen C- B
Kiểu hình: bẹ lá màu nhạt, có lông ở lá, lá láng bóng, màu sôcôla ở lá bì.
2. Đột biến đảo đoạn NST và lặp 2 lần đoạn NST C- B và C-B
Kiểu hình: bẹ lá màu nhạt, có lông ở lá, lá láng bóng, có lông ở lá, lá láng bóng, màu sôcôla ở lá bì.
3. Đột biến đảo đoạn NST mang gen D- C
Kiểu hình: bẹ lá màu nhạt, lá láng bóng, màu sôcôla ở lá bì, có lông ở lá.
4. Đột biến mất đoạn NST mang các gen A- B
Kiểu hình: có lông ở lá, màu sôcôla ở lá bì.
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 7
3.5đ
* Quy ước gen:
- Thân cao: Gen A; thân thấp: gen a
- Hạt vàng: Gen B; hạt xanh: gen b
a) Mẹ thân cao, hạt xanh có các kiểu gen là: AAbb, Aabb.
 Bố thân thấp, hạt vàng có các kiểu gen là: aaBB, aaBb.
Có 4 trường hợp xảy ra:
1. AAbb x aaBB
2. AAbb x aaBb
3. Aabb x aaBB
4. Aabb x aaBb
* Trường hợp 1.
P Thân cao, hạt xanh x Thân thấp, hạt vàng
 AAbb x aaBB
G Ab aB
F1 AaBb ( Toàn thân cao, hạt vàng)
* Trường hợp 2.
P Thân cao, hạt xanh x Thân thấp, hạt vàng
 AAbb x aaBb
G Ab aB, ab
F1 AaBb, Aabb
Tỉ lệ kiểu gen F1: 1AaBb: 1Aabb
Tỉ lệ kiểu hình F1: 1 thân cao, hạt vàng: 1 thân cao, hạt xanh
* Trường hợp 3.
P Thân cao, hạt xanh x Thân thấp, hạt vàng
 Aabb x aaBB 
G Ab, ab aB
F1 AaBb, aaBb 
Tỉ lệ kiểu gen F1: 1AaBb: 1aaBb 
Tỉ lệ kiểu hình F1: 1 thân cao, hạt vàng: 1 thân thấp, hạt vàng
* Trường hợp 4.
P Thân cao, hạt xanh x Thân thấp, hạt vàng
 Aabb x aaBb 
G Ab, ab aB, ab 
F1 AaBb, Aabb, aaBb, aabb 
Tỉ lệ kiểu gen F1: 1AaBb: 1Aabb : 1aaBb: 1aabb 
Tỉ lệ kiểu hình F1: 1 thân cao, hạt vàng: 1 thân cao, hạt xanh: 1 thân thấp, hạt vàng: 1 thân thấp, hạt xanh.
b) - Mẹ di hợp về 2 cặp gen, tức có kiểu gen: AaBb, kiểu hình: thân cao, hạt vàng.
Cho lai phân tích, kết quả sẽ là:
P AaBb x aabb
G AB, Ab, aB, ab ab
Fb AaBb, Aabb, aaBb, aabb.
Tỉ lệ kiểu gen F1: 1AaBb: 1Aabb : 1aaBb: 1aabb 
Tỉ lệ kiểu hình F1: 1 thân cao, hạt vàng: 1 thân cao, hạt xanh: 1 thân thấp, hạt vàng: 1 thân thấp, hạt xanh.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5

File đính kèm:

  • docDe thi HSG va dap an 07 08.doc
Đề thi liên quan